Thực trạng pháp luật điều chỉnh về sửa đổi và chấm dứt hợp đồng tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng tín dụng thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPbank) (Trang 34 - 37)

CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

2.2. Thực trạng quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng

2.2.3. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về sửa đổi và chấm dứt hợp đồng tín dụng

dụng

Pháp luật về sửa đổi và chấm dứt hợp đồng là vấn đề quan trọng trong hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, quy định này mới chỉ được quy định trong Bộ luật dân sự 2015 về các trường hợp, điều kện sửa đổi và chấm dứt hợp đồng dân sự và chưa có quy định trong Luật riêng cũng như trong các Thông tư, Nghị định hướng dân thi hành luật.

Sửa đổi hợp đồng tín dụng

Hiện nay thì nguồn luật riêng của hoạt động tín dung chưa có quy định về sửa đổi HĐTD, do đó căn cứ theo Điều 421 BLDS 2015 quy định sửa đổi hợp đồng dân sự là việc các bên đã tham gia giao kết hợp đồng bằng ý chí tự nguyện của mình thoả thuận với nhau để phủ nhận (làm thay đổi) một số điều khoản trong nội dung của hợp đồng đã giao kết.

Sau khi hợp đồng đã được sửa đổi, các bên thực hiện hợp đồng theo những phần không bị sửa đổi trong nội dung của hợp đồng trước đó cùng với những nội dung mới được sửa đổi đồng thời, cùng nhau giải quyết những hậu quả khác của việc sửa đổi hợp đồng.

Hình thức ghi nhận việc sửa đổi hợp đồng phải phù hợp với hình thức của hợp đồng đã giao kết. Nghĩa là đối với các hợp đồng thơng thường thì việc sửa đổi hợp đồng được ghi nhận bằng hình thức nào là do các bên thoả thuận, quy định tại điều 421 BLDS 2015 “1. Các bên có thể thỏa thuận sửa đổi hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể được sửa đổi theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này. 3. Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu.

hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực, đăng kí hoặc cho phép thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải tn theo hình thức đó”. Như vậy sửa

đổi đổi hợp đồng phải dựa trên ý chí hoặc sự đồng ý từ các bên về nội dung hợp đồng cũng như hình thức hợp đồng.

HĐTD là loại hợp đồng mẫu, do TCTD soạn thảo sẵn theo quy định của pháp luật, khách hàng chấp nhận hợp đồng là chấp nhận các điều khoản có trong hợp đồng đó. Vì vậy, việc sửa đổi HĐTD có thể nói là bất khả kháng.

Chấm dứt hợp đồng tín dụng

Trong q trình thưc hiện một hợp đồng sẽ có thể xảy ra một số trường hợp mâu thuẫn giữa các bên, khi một trong hai bên trong quan hệ hợp đồng tín dụng vi phạm hợp đồng hoặc cố ý cung câp sai thông tin trong hợp đồng thì có thể dẫn đến mâu thuẫn và đi đến chấm dứt hợp đồng từ bên cho vay hoặc là bên đi vay. Điều đó đã được quy đinh trong luật các TCTD 2010: tại Khoản 1, Điều 95 Luật các TCTD 2010, quy định tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng: “1. Tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt việc cấp tín dụng, thu

hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm các quy định trong hợp đồng cấp tín dụng”.

...”

HĐTD là một loại hợp đồng dân sự, nằm trong quy luật vận động của các sự vật và hiện tượng nói chung, HĐTD cũng trải qua các giai đoạn phát sinh, phát triển và chấm dứt. Tuy nhiên, khác với các sự vật, hiện tượng khác, HĐTD bao giờ cũng được phát sinh từ những hành vi có ý thức của các chủ thể. Vì vậy, các sự kiện làm chấm dứt một HĐTD không phải là các sự biến sinh ra do sự vận động của tự nhiên mà đó là những sự kiện được xuất hiện từ hành vi có ý thức của các chủ thể hoặc do pháp luật quy định. Khi một trong hai bên chủ thể của HĐTD không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ cuả mỗi bên, hay cung cấp thơng tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng thì bên còn lại sẽ đơn phương chấm dứt hợp đồng.

2.2.4. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng

Hiện nay trong số các tranh chấp kinh doanh thương mại thì tỷ lệ tranh chấp hợp đồng tín dụng chiếm phần lớn. Tranh chấp tín dụng khơng giống với các loai tranh chấp kinh doanh thương mại khác, và suac ảnh hưởng từ tranh chấp hợp đồng tín dụng khơng những chỉ với các chủ thể mà cịn đối với người gửi tiên và nền kinh tế toàn xã hội. Chính bởi lẽ đó mà pháp luật ln có sự lưu tâm đến pháp luật giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng. Trong đó, pháp luật cho phép các chủ thể được giải

quyết tranh chấp theo 4 phương thức:

Thương lượng, hòa giải, Trọng tài, Tòa án, căn cứ theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại 2005. Tuy vậy, thương lượng và Tòa án là hai phương thức được sử dụng thường xuyên nhất trong giải quyết tranh chấp trong hợp đồng tín dụng.

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp ưu việt nhất nếu như hai bên có thiện chí. Nếu hai bên có thể tự thương lượng với nhau thì sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, uy tín của hai bên. Tuy nhiên thì kết quả của phương thức thương lượng khơng có giá trị bắt buộc mà lại túy thuộc vào các bên thương lượng.

Tòa án là phương thức được sử dụng phổ biến vì kết quả của phương thức này có giá trị bắt buộc với các bên tranh chấp. Tuy nhiên, lại rất tốn nhiều thời gian và chi phí cũng như ảnh hưởng đến uy tín của các bên tham gia.

Trọng tài thương mại là phương thức có khá nhiều ưu điểm như: kết quả có tính chất chung thẩm, tiết kiệm thời gian, chi phí. Tuy nhiên thì muốn sử dụng phương thức này thì phải có thỏa thuận từ trước hoặc được sự nhất trí của của hai bên xảy ra tranh chấp.

Ở Việt Nam, các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng với giá trị thường rất lớn xảy ra với số lượng khá nhiều, có những vụ án giá trị hợp đông chỉ vài chục triệu đồng nhưng có những vụ án thậm chí có giá trị hợp đồng lên đến hàng nghìn tỷ đồng cho dù ở thời kỳ nào. Theo con số thống kê trong giai đoạn 2008-2014 Tòa án các cấp đã thụ lý, giải quyết 81.214 vụ án kinh doanh thương mại trong đó số vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng chiếm tỷ lệ khá cao. Điển hình như vụ việc 7 Ngân hàng Thương mại là Techcombank, Vietinbank, Agribank, MB, VIB, Maritimebank, OCB giành nhau quyền định đoạt kho cà phê của Cơng ty Trường Ngân (Bình Dương).

Câu hỏi đặt ra là, Từ nguyên nhân nào đã dẫn đến những tranh chấp này? Nguyên nhân ở đây có thể đến từ nhiều phía, có thể là từ phía các tổ chức tín dụng, có thể từ khách hàng vay vốn tuy nhiên cũng có thể do pháp luật quy định khơng chặt chẽ, thiếu tính đồng bộ nên những bất cập xảy ra là điều hiển nhiên. Cụ thể như: các quy định của BLDS 2015 và Luật các Tổ chức Tín dụng 2010 hay Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm và nghị định số 11/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung đề căn cứ bộ luật dân sự 2005 nên sẽ khơng cịn phù hợp với Bộ Luật dân sự 2015 hiện nay. Đây cũng là hướng sửa đổi đối với pháp luật hiện hành.

2.3. Thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

2.3.1.Thực tiễn thực hiện pháp luật về giao kết hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng VPBank

ln chủ động đi tìm thêm khách hàng từ các huyện, xã và thậm chí là tỉnh lân cận.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng tín dụng thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPbank) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)