.Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng VPBank

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng tín dụng thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPbank) (Trang 37 - 40)

khách hàng. Về vấn đề chọn quy trình áp dụng đối với từng đối tượng khách hàng, những khách hàng là doanh nghiệp có số vốn vay trên mức tối thiểu theo quy định của VPbank từng thời kỳ sẽ tiến hành cho vay theo quy định của NHNN. Theo quy định của VPbank trong thời điểm hiện nay, mức tối thiểu là 10 tỷ đồng. Do đó, chỉ những khoản vay của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở lên, trách nhiệm của phòng Quản lý rủi ro mới được xác định. Số vốn 10 tỷ đồng thường áp dụng với những dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô lớn, do đó số HĐTD đối với khoản vay này tại VPbank ít và thường là dài hạn. Trong thời gian gần đây, khi đồng tiền mất giá, lãi suất cho vay đã tăng rất cao.

Trong việc xác định giới hạn cho vay, VPbank chỉ tiến hành xác định đối với những khách hàng mới vay vốn lần đầu tại ngân hàng, còn đối với những khách hàng thường xuyên, công việc này được thực hiện vào tháng 3 hàng năm và áp dụng cho cả năm đó để tiết kiệm thời gian thẩm định, tạo du lịch cho cả Ngân hàng và khách hàng.

Qua so sánh những HĐTD đã ký kết và biểu mẫu chung của hệ thống VPbank, hầu như các HĐTD được ký khơng có sự thay đổi so với mẫu, nghĩa là khách hàng đồng ý với những điều khoản cố định trong hợp đồng mẫu, điều này chứng tỏ mẫu HĐTD của VPbank đúng theo quy định của pháp luật và đảm bảo được quyền lợi của khách hàng.

2.3.2.Thực tiễn thực hiện pháp luật về hợp đồng tín dụng tại Ngân hàngVPBank VPBank

Về vấn đề đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng tại VPbank, hầu như các HĐTD ngân hàng đều áp dụng phương pháp đảm bảo tiền vay bằng tài sản, thường là quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở được dùng để thế chấp hoặc bảo lãnh. Trường hợp cho vay tín chấp chỉ áp dụng khi cho vay dưới hình thức cho vay cán bộ cơng nhân viên hoặc cho vay cán bộ quản lý điều hành.

Xét về tranh chấp hợp đồng tại VPbank, đa phần khách hàng đều tất nợ gốc và lãi vay đúng hạn, ít có vi phạm HĐTD. Nếu có vi phạm, thơng thường các bên tiến hành thương lượng để giải quyết, chẳng hạn, gia hạn nợ hay miễn, giảm lãi suất. Do đó, ln hạn chế đến mức tối đa tranh chấp mà chủ yếu giải quyết bằng thương lượng và tình cảm, đó cũng là cách để xây dựng lòng tin và “giữ chân” khách hàng.

Với thời gian thưc tập không dài, các phương thức cho vay tại VPbank lại đa dạng nên người viết tiểu luận không thể nghiên cứu được tất cả các mẫu HĐTD, chỉ chọn nghiên cứu hai mẫu hợp đồng được áp dụng nhiều tại VPbank là HĐTD từng lần và HĐTD theo hạn mức. Qua quá trình nghiên cứu, nhận thấy một số đặc điểm của hai loại hợp đồng này như sau:

Hợp đồng tín dụng từng lần

Một HĐTD từng lần được áp dụng đối với một phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc một phương án phục vụ đời sống cụ thể. Khách hàng có thể rút vốn làm nhiều lần trong phạm vi số vốn vay và thời hạn thỏa thuận trong HĐTD ngân hàng tùy theo nhu cầu của phương án vay vốn. Thời hạn thỏa thuận trong HĐTD ngân hàng được tính từ ngày rút vốn đền ngày khách hàng trả xong nợ tính cho từng lần rút vốn. Khách hàng có quyền rút khơng hết số vốn thỏa thuận vay trong HĐTD ngân hàng. Lãi suất được tính là mức lãi suất công bố của VPbank tại thời điểm khách hàng rút vốn, tính cho mỗi lần rút vốn và cố định trong thời hạn của hợp đồng. Khách hàng chỉ phải trả lãi cho số vốn mình rút kể cả trong trường hợp không rút hết số vốn đã thỏa thuận vay.

Với những đặc điểm này của HĐTD từng lần, nhận thấy hình thức hợp đồng này có thể ít nhiều mang lại rủi ro cho ngân hàng. Bởi lẽ, trong trường hợp khách hàng rút khơng hết số vốn thỏa thuận vay thì chỉ phải trả lãi đối với số vốn đã rút, trong khi đó, về bản chất, tiền cho vay tại ngân hàng là tiền huy động và ngân hàng phải trả lãi cho số tiền đó. Mặt khác, nếu chấp nhận cho khách hàng vay một số tiền nhất định thì trên nguyên tắc ngân hàng khơng được dùng số tiền đó cho khách hàng khác vay. Như vậy trong trường hợp khách hàng khơng rút hết vốn vay thì số vốn vay khơng rút đó ngân hàng khơng thu được lãi trong khi vẫn phải trả lãi huy động tiền gửi, nhất là trong tình hình hiện nay, khi lãi suất huy động tiền gửi rất cao, nếu lượng tiền này lớn rất dễ dẫn đến tình trạng thua lỗ của ngân hàng. Tuy nhiên, đây chỉ là phương diện lý thuyết, trên thực tế, ngân hàng có thể vẫn dùng số tiền này cho khách hàng khác vay, nhưng điều này lại có thể dẫn đến nguy cơ tranh chấp HĐTD ngân hàng trong trường hợp ngân hàng không đủ vốn để giải ngân khi khách hàng đã ký hợp đồng yêu cầu rút vốn.

Hợp đồng tín dụng theo hạn mức

Khác với hợp đồng tín dụng từng lần, HĐTD theo hạn mức áp dụng cho nhiều phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thường thì HĐTD theo hạn mức được ký kết giữa ngân hàng và những khách hàng thường xun, có uy tín, có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ổn định, lâu dài. Hình thức hợp đồng này tạo được sự tiện lợi cho cả ngân hàng và khách hàng không phải tốn thời gian ký kết nhiều hợp đồng như hình thức HĐTD từng lần.

Theo quy định của hình thức hợp đồng này, ngân hàng và khách hàng sẽ thỏa thuận mức dư nợ tối đa của khách hàng tại ngân hàng.Khách hàng có thể rút vốn nhiều lần và trả nợ nhiều lần trong thời hạn hợp đồng miễn sao số tiền ghi nợ trong tài khoản của khách hàng nằm trong giới hạn dư nợ hai bên đã thỏa thuận trong HĐTD.Thời hạn của hợp đồng được tính từ ngày khách hàng rút vốn đến ngày khách hàng trả hết nợ

tính cho từng lần rút vốn. Ví dụ: Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng hạn mức cho vay 3 triệu đôla Mỹ, lần thứ nhất, khách hàng rút vốn 2 triệu đơla, sau đó trả nợ cho ngân hàng 1 triệu đôla. Như vậy, tại thời điểm trả nợ 1 triệu đơla, khách hàng cịn nợ Ngân hàng 1 triệu đơla và lần tiếp theo khách hàng có thể u cầu rút vốn tối đa 2 triệu đơla nếu vẫn chưa thanh tốn cho ngân hàng 1 triệu đơla cịn lại của lần rút vốn đầu tiên với điều kiện lần rút vốn tiếp theo của khách hàng nằm trong thời hạn cho vay của lần rút vốn trước.

HĐTD theo hạn mức được áp dụng cho nhiều phương án, tuy nhiên, đối với mỗi phương án mới, khách hàng phải trình phương án cho ngân hàng thẩm định và quyết định giải ngân, trên nguyên tắc, ngân hàng vẫn có thể khơng đồng ý giải nhân cho một hoặc nhiều phương án của khách hàng nếu sau quá trình thẩm định, Ngân hàng nhận thấy có thể có rủi ro. Nếu q trình thẩm định kéo dài quá thời hạn hợp đồng, và sau đó ngân hàng quyết định cho vay thì hai bên tiến hành ký HĐTD theo hạn mức mới và hạn mức cho vay trong hợp đồng mới sẽ bao gồm cả dư nợ vay của hợp đồng trước chưa nhận nợ.

Nhìn chung, HĐTD theo hạn mức khơng chỉ mang lại lợi ích cho ngân hàng bởi việc tiết kiệm thời gian ký kết nhiều hợp đồng mà còn là cách để Ngân hàng “giữ chân” khách hàng. Đồng thời, quy định hạn mức nhưng thực tế, khách hàng có thể rút vốn nhiều lần với tổng số tiền rút vốn cao hơn rất nhiều so với hạn mức nên Ngân hàng sẽ đảm bảo thu lãi và trường hợp khách hàng rút không đủ vốn như HĐTD từng lần ít xảy ra.

Cuối cùng là về biện pháp bảo đảm tín dụng VPBank là một trong số những ngân hàng không bị nhầm lẫn giữa bảo lãnh và thế chấp.Điều này giúp ngân hàng ln có được lịng tin của khách hàng và đạt hiệu suất tốt trong những năm qua.

2.3.3.Thực trạng thực hiện pháp luật về sửa đổi và chấm dứt hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là NHTM và cũng thực hiện các hoạt động tín dụng qua hợp đồng mẫu với khách hàng có nhu cầu vay vốn, cũng như gửi vốn, nên việc sửa đổi HĐTD là rất hạn chế hoặc có thể là khơng xảy ra và bản chất riêng của HĐTD. Ngân hàng cũng thực hiện quy định của pháp luật về chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp theo pháp luật quy định. Đối với các trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng, vi phạm về quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong HĐTD. Thực hiện khơng cấp tín dụng cho những trường hợp theo quy định tại Điều 126 Luật các TCTD 2010. Điều này làm hạn chế khách hàng của Ngân hàng, nên địi hỏi pháp luật cần có những sửa đổi để mở rộng khách hàng tiềm năng cho Ngân hàng.

2.3.4.Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng VPBank

Về việc thực hiện giải quyết tranh chấp, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cũng phải thực hiện theo trình tự. Trước hết là đối với những trường hợp nợ đến hạn, Ngân hàng sẽ cho chuyên viên quản lý khách hàng thúc giục, nếu khách hàng vẫn không thực hiện chuyên viên quản lý khách hàng sẽ xếp vào danh mục nợ quá hạn. Khi đó, các cá nhân có thẩm quền sẽ gặp các khách hàng để thương lượng về việc gia hạn nợ, nếu khách hàng trả nợ, hai bên sẽ giải quyết với nhau trong sự thương lượng và điều đó tránh gây mất uy tín và ảnh hưởng đến cả hai bên. Nhưng nếu Ngân hàng khơng địi được nợ thì sẽ đưa vụ án ra giải quyết tai Tòa án. Nguyên nhân của những tranh chấp này có thể là do khách hàng sử dụng tiền vay khơng hiệu quả nên khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn. Điều đó cho thấy, một phần do cơng tác thẩm định của ngân hàng còn sơ suất, yếu kém dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng. Bên cạnh đó, do pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản còn nhiều bất cập nên cũng gây khó khăn với xử lý tài sản thế chấp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất.

2.4. Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng tín dụng thực tiễn thực hiện tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (VPbank) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)