3.3.1 .Về phía Nhà nước
3.3.3. Về phía khách hàng
Thứ nhất, ngân hàng thương mại hiện nay cần xây dựng cho mình một phịng
pháp chế riêng biệt và chuyên nghiệp. Pháp chế là một công cụ trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của ngân hàng. Bộ phận pháp chế là một bộ phận có chức năng đảm bảo về mặt pháp lý cho ngân hàng, giúp cho người quản lý và ngân hàng hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn. Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như: Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp; cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, và tư vấn, cung cấp thông tin cho lãnh đạo về việc vận dụng pháp luật trong hoạt động kinh doanh... nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra. Trong trường hợp xấu nhất, khi có các tranh chấp xảy ra, bộ phận pháp chế sẽ tham mưu giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất, ít tốn kém nhất, bảo vệ uy tín doanh nghiệp.
Thứ hai, các ngân hàng cũng cần tăng cường hoạt động phổ biến kiến thức pháp
luật cho nhân viên để đảm bảo việc tuân thủ pháp luật một cách hiệu quả, hạn chế những vi phạm pháp luật về cấp tín dụng, trong đó có hoạt động giao kết HĐTD. Đặc biệt ban lãnh đạo ngân hàng phải là những người hiểu rõ những quy định và kịp thời nắm bắt những thay đổi về pháp luật tín dụng ngân hàng để đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả.