2.4.1 .Ưu điểm
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tín dụng
Trong nền kinh tế thị trường, việc đảm bảo thống nhất, hài hồ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội là một yêu cầu khách quan. Bởi lẽ, với mục đích nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất rất có thể chủ thể sẽ xâm hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Sự thống nhất giữa phát triển kinh tế lẫn xã hội có thể đạt được thơng qua sự can thiệp của Nhà nước bằng pháp luật. Vì vậy, pháp luật phải đóng vai trị bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời đảm bảo các lợi ích chung của xã hội. Mặc dù sự điều chỉnh chưa đạt mức tối ưu, song nhìn chung, pháp luật về hợp đồng tín dụng đã tạo ra một hành lang pháp lý tương đối ổn định cho sự phát triển của quan hệ tín dụng, kịp thời cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cơng cụ để điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia và thực hiện các vấn đề xã hội.
Bên cạnh những hiệu quả đã đạt được thì thực tế pháp luật về HĐTD còn tồn tại những bất cập, hạn chế cần sửa đổi bổ sung. Hoàn thiện pháp luật về HĐTD là việc làm cần thiết, nhằm thúc đẩy việc cung ứng vốn cho phát triển kinh tế, bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ thể trong quan hệ tín dụng và tạo điều kiện để thị trường tín dụng phát triển. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, để hồn thiện các quy định của pháp luật về HĐTD có những định hướng sau:
Thứ nhất, đồng bộ hệ thống văn bản pháp luật.
Hoạt động tín dụng đóng vai trị khá quan trọng trong tổng số lợi nhuận cũng như trong quá trình vận hành của tổ chức tín dụng, đặc biệt là hoạt động cho vay (theo báo cáo tài chính của các ngân hàng). Lãi suất từ hoạt động cho vay trở thành nguồn thu chính của các tổ chức này, là chỉ tiêu của nhân viên và cũng là điều kiện để Ngân hàng phát triển. Hoạt động này được thể hiện dưới hình thức pháp lí là HĐTD. Điều này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách pháp luật Việt Nam những thách thức, địi hỏi họ phải có trách nhiệm xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, hoàn thiện để điều tiết hoạt động này trên thực tế một cách hiệu quả nhất. Như vậy, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống luật pháp quốc gia là một mục tiêu quan trọng cũng như là thách thức đối với các nhà làm luật, qua đó hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô, hội nhập kinh tế đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng.
Sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế kéo theo những thay đổi trong hoạt động tín dụng nói riêng và địi hỏi sự cập nhật và sửa đổi, tuy nhiên việc sửa dổi và bổ sung các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng cần được thưc hiện trên cơ sở kế
thừa và phát huy những quy định hiện hành về hợp đồng nói chung và họp dồng tín dụng nói riêng, tiếp thu các chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm tính thống nhất từ Hiến pháp đến các văn bản luật và các ngành luật có liên quan, tính thực tiến và tính khả thi áp dụng. Pháp luật hiện hành về hợp đồng tín dụng được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật riêng như: Luật các Tổ chức Tín dụng 2010, Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN 2014 cùng các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành cụ thể về hợp đồng tín dụng. Bên cạnh đó, cịn có một số luật chung điều chỉnh HĐTD như BLDS 2015, Luật Thương mại năm 2005, Luật Giao dịch điện tử 2005. Như vậy một lĩnh vực nhưng được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống luật sẽ dẫn đến quy định chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định trong các văn bản luật. Hoàn thiện pháp luật về họp đồng tín dụng để tạo sự đồng bộ giữa các văn bản là điều cần thiết. Và việc đồng bộ các hệ thống văn bản pháp luật này cần phải tuân thủ nguyên tắc thống nhất với các quy định chung trong hiến pháp hiện hành đồng thời cũng cần có sự đối chiếu với Bộ luật Dân sự để thống nhất trong quy định về hợp đồng, khiến cho việc thực hiện dễ dàng hơn.
Thứ hai, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia HĐTD
Đây cũng là nguyên tắc quy định trong Bộ luật Dân sự trong quan hệ hợp đồng. Đối với mỗi hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên được coi là quan trọng nhất, điều này có ý nghĩa quan trọng vì nó hạn chế tối đa các tranh chấp có thể xảy ra và được xuất phát từ sự quan tâm của các nhà làm luật. Do đó, việc hồn thiện pháp luật pháp luật phải được thực hiện thường xuyên và trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung pháp luật phải căn cứ vào quyền và lợi ích chủ thể, xuất phát từ vấn đề này để đưa ra những hướng giải quyết thích hợp tránh gây sự bất bình của các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng. Việc hồn thiện pháp luật dựa trên sự đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khiến cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng an tồn hiệu quả, hạn chế những tranh chấp khơng đáng có xảy ra, ổn định trật tự kinh tế-chính trị-xã hội.
Thứ ba, thống nhất với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế.
Việt Nam ta đang trong thời kì phát triển và không ngừng đổi mới nền kinh tế và tham gia vào các sân chơi kinh tế khu vực và thế giới. Hoàn thiện pháp luật về HĐTD nhằm tạo ra sự thống nhất trong hệ thống pháp luật quốc gia và sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật quốc tế, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng thích ứng với tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Quá trình hội nhập đòi hỏi phải thiết lập những chuẩn mực pháp lý chung trong chừng mực có thể điều chỉnh các quan hệ phát sinh ở mỗi quốc gia. Là một thành viên của WTO, thực thi
các cam kết quốc tế, hệ thống pháp luật của Việt Nam phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngồi.