6. Kết cấu khóa luận
2.2 Pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng MBHHQT
2.2.4.1 Thời điểm chuyển quyền sở hữu
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa từ người bán sang người mua có ý nghĩa pháp lý hết sức quan trọng, không những cho các bên của hợp đồng mà còn cho người thứ ba. Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa thể hiện ở chỗ, sau thời điểm chuyển quyền sở hữu, người bán hết quyền định đoạt hàng hóa, cịn người mua có được thẩm quyền của người chủ sở hữu đối với hàng hóa, tức là có thể bán lại cho người thứ ba, thế chấp ngân hàng hay trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng thì chỉ có chủ sở hữu mới có quyền yêu cầu người gây ra tổn thất hay cơng ty bảo hiểm (nếu hàng hóa có bảo hiểm) bồi thường thiệt hại. Ngồi ra, sau thời điểm đó, hàng hóa trở thành tài sản của người mua và chủ nợ của người mua có thể có quyền yêu cầu đối với tài sản đó. Cuối cùng, sau thời điểm đó, người mua phải chịu trách nhiệm trước người thứ ba về những tổn thất do hàng hóa gây ra.
Thơng thường, quy định của pháp luật về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa từ người bán sang người mua là quy phạm có tính chất lựa chọn, tức là các bên có quyền tự do thỏa thuận thời điểm quyền sở hữu đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán. Pháp luật chỉ can thiệp khi khơng có sự thỏa thuận của các bên.
sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đặc định (hàng hóa khơng thể thay thế cho nhau được) hay hàng hóa đồng loại (tất cả các loại hàng hóa có thể thay thế cho nhau).
Trong tất cả các hệ thống pháp luật, điều kiện cần thiết để quyền sở hữu đối với hàng hóa đồng loại được chuyển từ người bán sang người mua là hàng hóa đó phải được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng, tức là khi đối tượng của hợp đồng là hàng hóa khơng đặc định thì quyền sở hữu khơng thể được chuyển sang người mua trước thời điểm hàng hóa được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng. Hành vi cá thể hóa được quy định trong hợp đồng là việc xếp hàng hóa vào nơi riêng biệt, đóng gói, đánh dấu bằng ký hiệu, mã hiệu hay những hành vi khác có mục đích đưa hàng há vào một tình trạng để có thể giao cho người mua như là hàng đặc định. Công ước Viên 1980 không trực tiếp quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đồng loại được chuyển sang người mua. Tuy nhiên, xuất phát từ quy định về thời điểm chuyển rủi ro, có thể hiểu rằng đối với hàng hóa là hàng đồng loại quyền sở hữu khơng thể được chuyển sang người mua trước thời điểm hàng hóa đó được cá thể hóa cho mục đích của hợp đồng.
Đối với hàng hóa đặc định, thời điểm quyền sở hữu đối với hàng hóa được pháp luật các nước khác nhau quy định khác nhau. Ví dụ, Điều 17 Luật Bán hàng năm 1979 của Anh quy định, trong trường hợp đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa đặc định thì các bên tự thỏa thuận thời điểm quyền sở hữu được chuyển từ người bán sang người mua.
Theo điều 62 Luật Thương mại Việt Nam 2005, nếu khơng có thỏa thuận khác hay pháp luật khơng có quy định khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao. Tuy nhiên, thời điểm mà hàng hóa được chuyển giao là thời điểm nào thì Luật Thương mại khơng quy định rõ, chuyển giao về mặt pháp lý hay chuyển giao trên thực tế? Khi xem xét pháp luật của một số nước trong những trường hợp này thì thấy có sự quy định rõ ràng hơn. Ví du, Điều 459 Bộ luật Dân sự Liên ban Nga quy định rằng, trong trường hợp khơng có thỏa thuận khác thì quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm người bán được coi là hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình.
Trong trường hợp hợp đồng mua bán có thỏa thuận điều kiện bắt buộc mà thiếu điều kiện này, người bán không thể giao hàng cho người mua hoặc người mua không thể nhận hàng của người bán thì quyền sở hữu hàng hóa chỉ được chuyển từ người bán sang người mua khi điều kiện đó đã được thực hiện. Ví dụ, các bên có thể thỏa thuận rằng chỉ khi nào người mua xuất trình cho người bán bảo lãnh của ngân hàng về việc bảo đảm thanh tốn thì người bán mới giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua.
đối với hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ người bán sang người mua trước hết do các bên tự thỏa thuận, pháp luật chỉ điều chỉnh trong trường hợp khơng có sự thỏa thuận của các bên.
Trong thực tế, trong một số trường hợp, quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm giao hàng, tức là đồng thời với việc chuyển rủi ro; một số trường hợp khác quyền sở hữu đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua sau thời điểm giao hàng. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện CIF, rủi ro được chuyển sang người mua tại thời điểm người bán hồn thành nghĩa vụ giao hàng của mình ở cảng đi, cịn quyền sở hữu chỉ được chuyển giao cho người mua tại thời điểm người bán giao cho người mua các chứng từ vận chuyển hoặc tại thời điểm người vận chuyển giao hàng cho người mua ở cảng đến.