Thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực ti n áp dụng tại tổng công ty may 10 CTCP (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu khóa luận

3.1 Thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh việc giao kết và thực hiện hợp đồng

đồng MBHHQT

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định nhưng nhìn chung được coi là khá tiến bộ và phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới. Sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung các chế định về hợp đồng đã phần nào quán triệt, thể chế hố các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước, cụ thể hoá các quyền về kinh tế, dân sự của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp 2013 và đáp ứng được các yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các quy định về giao kết, thực hiện hợp đồng đã thể hiện quan điểm tăng cường quyền tự do hợp đồng thơng qua việc các bên được tồn quyền quyết định về đối tác tham gia ký kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, nội dung của hợp đồng và trách nhiệm của các bên khi có vi phạm. Việc khẳng định rõ và bảo đảm quyền tự do hoạt động của thương nhân là động lực chủ yếu khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động thương mại. Tự do ở đây được thể hiện trong nội dung của hợp đồng, tức là các bên mua bán hàng hóa có thể tự do thỏa thuận để tìm ra những điều khoản thuận lợi nhất cho các bên trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ khi thực hiện hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận bất kỳ nội dung mình mong muốn nhưng khơng trái pháp luật, đây là điều kiện rất thuận lợi cho thương nhân trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Bên cạnh đó, việc quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một các chi tiết và chặt chẽ sẽ tạo cảm giác yên tâm cho các doanh nghiệp khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế. Việc quy định như vậy thể hiện ràng buộc đối với các bên khi thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên cịn lại giúp cho các thương nhân có ý thức tơn trọng hợp đồng. Thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế ở nước ta từ khi thực thi LTM 2005 đã phát triển một cách đa dạng. Ví dụ như số hợp đồng được giao kết giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau ngày càng nhiều, trong khi đó số vụ tranh chấp trong lĩnh vực thương mại được giải quyết thuận lợi do nghĩa vụ của các bên được quy định chi tiết và cụ thể trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Tuy nhiên, bộ luật thương mại 2005 chưa có sức ảnh hưởng lớn tới mơi trường pháp lý về hoạt động mua bán hàng hố quốc tế. Vẫn cịn thiếu rất nhiều những văn bản hướng

dẫn cụ thể nên gây khó khăn trong q trình thực hiện hoạt động MBHHQT cũng như hoạt đọng giao kết và thực hiệ hợp đồng MBHHQT của các doanh nghiệp nói chung và Tổng cơng ty may 10 nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế và thực ti n áp dụng tại tổng công ty may 10 CTCP (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)