6. Kết cấu khóa luận
2.2 Pháp luật điều chỉnh vấn đề thực hiện hợp đồng MBHHQT
2.2.4.2 Thời điểm chuyển rủi ro
Hoạt động thương mại quốc tế thường gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là trong lĩnh vực trao đổi hàng hóa bởi vì hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan chặt chẽ đến Hợp đồng vận chuyển và hàng hóa thường bị mất mát, hư hỏng trong quá trình chuyên chở. Rủi ro là điều mà khơng ai muốn. Vì vậy, việc xác định thời điểm, từ thời điểm đó người bán hết phải chịu rủi ro và người mua bắt đầu phải chịu rủi ro đối với hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vừa có ý nghĩa pháp lý, vừa có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng.
Có thể nói rằng, vì tính quan trọng của nó nên thời điểm rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được xác định bởi những quy định đặc biệt. Từ thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua, người mua phải chịu mọi hậu quả của việc hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển do những tình huống bất thường. Để buộc người bán phải chịu trách nhiệm về khuyết tật của hàng hóa hay hàng hóa bị thiếu, người mua phải chứng minh được rằng, hàng hóa bị mất mát hay hư hỏng trước thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua.
Theo nguyên tắc, thời điểm chuyển rủi ro sang người mua liên quan đến hai sự kiện pháp lý hoàn toàn khác nhau: thời điểm chuyển quyền sở hữu và thời điểm giao hàng. Pháp luật của một số nước quy định rủi ro đối với khách hàng được chuyển sang người mua đồng thời với việc chuyển quyền sở hữu (Điều 1138 Bộ luật Dân sự Pháp), pháp luật của một số nước khác lại quy định rủi ro được chuyển sang người mua tại thời điểm người bán hoàn thành nghĩa vụ được giao hàng theo quy định của hợp đồng.
Pháp luật Việt Nam quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua không giống nhau trong các văn bản pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một điểm chung là không gắn thời điểm chuyển quyền sở hữu với thời điểm chuyển rủi
ro. Như vậy là phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế. Bởi việc gắn thời điểm chuyển rủi ro với thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong nhiều trường hợp là không thể được. Không phải lúc nào quyền sở hữu đối với hàng hóa cũng được chuyển từ người bán sang người mua khi người bán thực hiện xong nghĩa vụ giao hàng của mình. Ví dụ, theo hợp đồng bán CIF, người mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển, còn quyền sở hữu đối với hàng hóa chỉ được chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm người bán giao chứng từ liên quan đến hàng hóa cho người mua, bởi vì chừng nào người bán cịn giữ vận đơn chứng từ thì chứng từ đó có quyền định đoạt số phận của hàng hóa.
Điều 440 khoản 1 BLDS 2005 quy định rằng, bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu khơng có thỏa thuận khác.
Luật Thương mại Việt Nam 2005 quy định khá chi tiết việc xác định thời điểm mà rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro sẽ được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho bên mua (Điều 57); hoặc nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán khơng có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Có thể nói rằng các quy định tại Điều 57, 58 Luật Thương mại 2005 có sự tương thích với quy định của Cơng ước Viên 1980. Điều 67 khoản 1 Công ước Viên 1980 quy định rằng, nếu trong hợp đồng có thỏa thuận vận chuyển và người bán khơng có nghĩa vụ phải giao hàng cho người mua tại một địa điểm xác định, rủi ro được chuyển sang người mua khi người bán giao hàng xong cho người vận chuyển thứ nhất để giao cho người mua phù hợp với các điều kiện của hợp đồng. Nếu người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển tại một địa điểm xác định nào đó, rủi ro chưa được chuyển sang người mua khi hàng chưa được giao cho người vận chuyển tại địa điểm đỏa
Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác biệt có thể nói là hết sức cơ bản. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, Công ước Viên 1980 ngay tại Điều 67 (67.2) quy định rằng, rủi ro chưa được chuyển sang người mua chừng nào hàng hóa chưa được đặc định hóa cho mục đích của đối tượng hợp đồng bằng ký mã hiệu, thông qua chứng từ giao nhận được gửi cho người mua. Trong khi đó, quy định này lại nằm trong điều luật khác trong Luật Thương mại (Điều 61).
Luật Thương mại 2005 có một quy định liên quan đến việc chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ người bán sang người mua trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng
để giao mà không phải là người vận chuyển. Theo quy định của Điều 59, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu hàng hóa do người nhận hàng để giao nắm giữ mà khơng phải là người vận chuyển thì rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua khi: bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa; hoặc khi người nhận hàng đẻ giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua. Có thể nói rằng, rất khó có thể tìm thấy quy định tương tự trong pháp luật của các nước cũng như trong Công ước Viên 1980. Có một số điểm cần lưu ý ở đây.
Thứ nhất, người nhận hàng để giao theo quy định trên có mối quan hệ với ai, với người bán hay người mua. Nếu người nhận hàng có quan hệ với người bán thì khơng thể coi là họ đã được giao hàng cho người mua và vì vậy, việc bên mua phải chịu rủi ro khi họ được giao chứng từ sở hữu hàng hóa khó có thể chấp nhận được bởi vì hàng vẫn do họ nắm giữ. Nếu người nhận hàng để giao có mối liên hệ với người mua thì rõ ràng người bán giao hàng cho họ có nghĩa là hàng hóa đã được giao cho người mua, vì vậy, việc bên mua đã nhận được chứng từ sở hữu hàng hóa hay chưa khơng có ý nghĩa pháp lý.
Thứ hai, khó có thể xác định được rõ ràng chứng từ sở hữu hàng hóa là gì và bằng cách nào để người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa của bên mua.
hoạt động thương mại nói chung, thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng, có nhiều trường hợp người bán buộc phải ký hợp đồng mua bán hàng hóa khi hàng đã nằm trên đường vận chuyển. Trong trường hợp này thì việc xác định thời điểm rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua là một việc không đơn giản. Để giải quyết trường hợp này, Điều 60 Luật Thương mại 2005 quy định, người mua phải chịu rủi ro đối với hàng hóa trên đường vận chuyển kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Có thể nói rằng, quy định trên của Luật Thương mại cho phép xác định thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, xét dưới góc độ thực tiễn thì quy định nói trên của Luật Thương mại 2005 chưa thực sự phù hợp. Rõ ràng, rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa khơng cịn nằm trong tầm kiểm soát của người bán, tức là từ thời điểm hàng hóa được người bán giao cho người vận chuyển và rất có thể hàng hóa bị hư hỏng trước thời điểm ký kết hợp đồng. Mặt khác, thực tiễn cho thấy rằng, những trường hợp hàng hóa được bán khi đang nằm trên đường vận chuyển hầu hết là do người bán bị hoàn cảnh bắt buộc nên bao giờ giá cũng thấp hơn. Khác với quy định của Luật Thương mại 2005, Điều 68 Công ước Viên 1980 quy định rằng, trong trường hợp hàng hóa được bán trên đường vận chuyển, người mua sẽ chịu rủi ro từ thời điểm hàng hóa được giao cho người chuyên chở là người đã phát hành chứng từ xác nhận hợp đồng vận chuyển. Trừ trường hợp, nếu vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán đã biết hoặc khơng thể biết rằng hàng hóa đã bị mất mát hay hư hỏng nhưng không thông báo cho người mua. Một
vấn đề có thể được đặt ra khi nói đến thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được chuyển sang người mua, đó là sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp người mua chậm tiếp nhận hàng? Điều 61 khoản 1 Luật Thương mại 2005 quy định: Trong trường hợp người mua chậm tiếp nhận hàng theo quy định của hợp đồng thì rủi ro sẽ đượcc huyển sang cho người mua từ thời điểm mà theo quy định của hợp đồng hàng hóa phải được đặt dưới sự định đoạt của người mua. Ví dụ, hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện giao hàng EXW (giao tại xưởng) quy định thời hạn giao hàng ngày 03.05.2015, đến trước thời điểm đó, bên bán đã chuẩn bị sẵn hàng để giao cho bên mua bằng cách để riêng hàng đúng bằng khối lượng được hợp đồng quy định và đã thông báo cho bên mua về sự chuẩn bị này một cách hợp lý. Tuy nhiên, ngày 03.05.2015, bên mua không thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng và đến ngày 05.05.2015, xảy ra hỏa hoạn, hàng bị cháy. Trong trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa từ bên bán sang bên mua được coi là ngày 03.05.2015.
Có thể nói rằng, quy định trên của Luật Thương mại 2005, thể hiện được sự tương thích với pháp luật quốc tế về thương mại, cụ thể điều 69 khoản 1, điều 69 khoản 2 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Như vậy, có thể kết luận rằng, trong trường hợp người mua chậm tiếp nhận nghĩa vụ nhận hàng, thời điểm chuyển rủi ro đối với hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua được coi là thời điểm người mua phải thực hiện nghĩa vụ nhận hàng được quy định trong hợp đồng mà không phải là thời điểm người mua thực hiện hành vi nhận hàng thực tế.
Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thường áp dụng các điều kiện giao hàng INCOTERMS và thời điểm rủi ro được chuyển từ người bán sang người mua đã được quy định rõ ràng trong mỗi điều kiện giao hàng.