Thực trạng pháp luật điều chỉnh ĐHĐCĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tư và phát triển trung tâm vận tải taxi (Trang 27)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý

2.2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh ĐHĐCĐ

2.2.1.1. Về thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ

Điều 136 LDN 2014 phân loại ĐHĐCĐ thành hai loại là ĐHĐCĐ thường niên và ĐHĐCĐ bất thường. ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính, thảo luận và thơng qua các vấn đề: (i)Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; (ii) Báo cáo tài chính hằng năm; (iii) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị; (iv)Báo cáo của Ban kiểm sốt về kết quả kinh doanh cảu cơng ty, về kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; (v) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và của từng kiểm soát viên; (vi) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại; (vii) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền. ĐHĐCĐ họp bất thường do HĐQT triệu tập trong các trường hợp: (i) HĐQT xét thấy cần thiết vì lợi ích của cơng ty; (ii) Số thành viên HĐQT cịn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; (iii) Theo u cầu của cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nắm trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; (iv) Theo yêu cầu của BKS;

(v) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty. Nếu HĐQT khơng triệu tập họp ĐHĐCĐ như quy định thì Chủ tịch HĐQT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh đối với công ty. Nếu HĐQT khơng triệu tập họp bất thường thì trong vịng 30 ngày tiếp theo, BKS thay thế HĐQT triệu tập. Nếu BKS khơng làm thì cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nắm trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng (hoặc 1 tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ cơng ty) đã u cầu có quyền thay thế HĐQT, BKS triệu tập họp ĐHĐCĐ và có thể đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh giám sát việc triệu tập và tiến hành họp nếu thấy cần thiết. Quy định này là một cách bảo vệ triệt để cổ đơng ít vốn.

Như vậy, nói tóm lại, thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ theo LDN 2014 được xếp theo thứ tự như sau: HĐQT, BKS, Cổ đông. Cụ thể, trong trường hợp HĐQT khơng triệu tập họp thì BKS có quyền triệu tập họp và cổ đơng có quyền yêu cầu BKS triệu tập họp; trường hợp BKS lại khơng triệu tập họp thì những cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng đáp ứng đủ điều kiện có quyền triệu tập họp. Theo điều tra thực tế về quản trị CTCP do TS. Nguyễn Đình Cung thực hiện cho thấy ĐHĐCĐ của đại bộ phận các CTCP (khoảng 96%) tại Việt Nam hiện nay thường họp thường niên mỗi năm một lần. Một số khá lớn (khoảng từ 30 đến 40% số CTCP) tổ chức họp ĐHĐCĐ mỗi quý một lần.

2.2.1.2. Về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ

Khoản 1 điều 139 LDN 2014 quy định “Người triệu tập họp ĐHĐCĐ phải gửi thơng báo mời họp đến tất cả cổ đơng có quyền dự họp chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày khai mạc…”. Khoảng thời gian 7 ngày này có vẻ quá ngắn bởi các cổ đông cần nhiều thời gian để xem xét chương trình họp, nghiên cứu những vấn đề sẽ đưa ra thảo luận và biểu quyết tại cuộc họp, suy nghĩ và chuẩn bị đề án để đưa vào chương trình họp. Theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, chỉ có khoảng 60% các CTCP ở Việt Nam hiện nay là tuân thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ; khoảng 40% các CTCP cịn lại vẫn chưa tn thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập ĐHĐCĐ. Nguyên nhân khá phổ biến của thực trạng nói trên là do HĐQT đã lúng túng, chưa hiểu rõ phải “làm gì”, “làm như thế nào” và “khi nào làm” để triệu tập họp ĐHĐCĐ theo đúng quy định pháp luật. Và phần lớn các tranh chấp trong nội bộ cổ đông CTCP xuất phát từ việc khơng thực hiện đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ.

2.2.1.3. Về chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ

Về chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ, khoản 1 điều 138 LDN 2014 quy định “người triệu tập họp Đại hội đồng cổ đơng phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp”. Qua điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung thực hiện, các cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên thường thảo luận và quyết định về ba vấn đề:

(i) báo cáo hàng năm tổng kết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh; (ii) báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo; và (iii) mức cổ tức được chia. Ngoài ra, một số cơng ty cịn bầu HĐQT và BKS tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên.

Như vậy trong thực tế, ĐHĐCĐ rất ít hoặc không bàn thảo và quyết định về định hướng chiến lược phát triển công ty. Trong phần lớn các CTCP (khoảng 85%), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám Đốc chuẩn bị chương trình, nội dung họp và tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên; và ở các cơng ty cịn lại, Chủ tịch HĐQT, hoặc thành viên thường trực hoặc GĐ/TGĐ chuẩn bị. Các cuộc họp thường niên của ĐHĐCĐ thường kéo dài nửa ngày (hơn 52%), hoặc một ngày (khoảng 47%), số còn lại kéo dài hơn 1 ngày. Diễn biến cuộc họp thường theo công thức định sẵn là: (1) Chủ tịch HĐQT hoặc GĐ trình bày báo cáo đã chuẩn bị sẵn; (2) BKS đọc báo cáo đánh giá “thẩm tra” đã chuẩn bị sẵn từ trước; (3) thảo luận và chất vấn. Tại hầu hết các cuộc họp thường niên đều có chất vấn của cổ đơng đối với HĐQT. Tuy vậy, cũng tại các cuộc họp đó, chỉ có tại một số CTCP (gần 8%), quyết định của ĐHĐCĐ có bổ sung thêm nội dung mới, số cịn lại, thơng qua đúng những gì do HĐQT và BKS báo cáo. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số, là không đáng kể đối với những quyết định đã chuẩn bị trước của HĐQT. Đa số các tranh chấp xảy ra trong thực tế hiện nay về quản lý CTCP là do khơng tn thủ đúng trình tự và thủ tục triệu tập họp ĐHĐCĐ.

2.2.1.4. Về điều kiện tiến hành họp

Điều 141 LDN 2014 quy định ĐHĐCĐ được tiến hành khi có: (i) số cổ đơng đại diện ít nhất 51% cổ phần có quyền biểu quyết đối với Triệu tập lần 1; (ii) số cổ đơng đại diện ít nhất 33% cổ phần có quyền biểu quyết đối với Triệu tập lần 2; hoặc (iii) các cổ đơng có mặt tại cuộc họp (tức là cuộc họp sẽ được tiến hành không phụ thuộc số cổ đông dự họp và tỷ lệ cổ phần biểu quyết của họ) đối với Triệu tập lần 3. Nếu cuộc họp lần thứ nhất khơng thành thì cơng ty sẽ triệu tập cuộc họp lần hai trong vòng 30 ngày, kể từ ngày họp lần thứ nhất. Nếu cuộc họp lần hai lại khơng thành thì cơng ty được triệu tập lần thứ ba trong vòng 20 ngày, kể từ ngày họp thứ hai. Tuy nhiên quy định trên lại có phần khơng nhất qn với quy định trong Nghị Quyết 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 về việc phê chuẩn nghị định thư gia nhập hiệp định thành lập WTO của Việt Nam (Nghị quyết 71). Nghị quyết 71 quy định cho phép các CTCP được quyền quy định trong Điều lệ số đại diện cần thiết để tiến hành họp ĐHĐCĐ. Trong thực tế, rất nhiều công ty niêm yết triệu tập ĐHĐCĐ lần đầu thường khơng đạt tỷ lệ tối thiểu 65% số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định của LDN và Điều lệ mẫu để tiến hành Đại hội cổ đông, nên buộc phải triệu tập Đại hội cổ đơng lần 2. Chính điều này đã gây lãng phí của cải xã hội và một lần nữa khẳng định sự cần thiết

và hợp lý của việc cho phép các CTCP được quyền quy định trong Điều lệ số đại diện cần thiết để tiến hành họp ĐHĐCĐ như quy định tại Nghị Quyết 71.

2.2.1.5. Về việc thơng qua quyết định của ĐHĐCĐ

Về hình thức thơng qua quyết định: ĐHĐCĐ thông qua các quyết định bằng

cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Trường hợp điều lệ công ty khơng quy định thì quyết định của ĐHĐCĐ về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp: (i) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (ii) Thông qua định hướng phát triển công ty; (iii) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (iv) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (vi) Thơng qua báo cáo tài chính hàng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty.

Về điều kiện thông qua quyết định:

Trường hợp 1: Quyết định của ĐHĐCĐ sẽ được thông qua tại cuộc họp nếu: (a)

Được số cổ đơng đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận đối với các quyết định – về: (i) loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (ii) sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (iii) tổ chức lại hoặc giải thể công ty; (iv) đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty (trừ khi Điều lệ cơng ty có quy định một tỷ lệ khác). (b) Được số cổ đơng đại ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp nhận đối với các quyết định ngoài quyết định nêu tại điểm (a) nêu trên. Khi biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu.

Trường hợp 2: Thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản: Quyết

định của ĐHĐCĐ được thông qua qua nếu được số cổ đơng đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định. Theo thống kê từ thực tiễn thi hành LDN 2014, có khá nhiều vụ tranh chấp phát sinh từ quyết định của ĐHĐCĐ đã xảy ra chủ yếu vì những lý do sau: (i) Sự tranh chấp về tư cách cổ đông dẫn tới hệ quả là tất cả các quyết định của ĐHĐCĐ sẽ trở thành đối tượng tranh chấp; (ii) Quyết định không công bằng: Quyết định ưu đãi cho thành viên HĐQT trong việc mua cổ phần mới phát hành (số lượng, giá); Quyết định ưu đãi cho cổ đông lớn dưới danh nghĩa là cổ đông chiến lược; Quyết định ưu đãi cho “người lao động”; (iii) Quyết định không hợp pháp (cổ đông nắm đa số vốn tự ý quyết định); (iv) Không chấp nhận quyết định của ĐHĐCĐ, vì: Quyền lợi của mình khơng được như mong đợi; Cơ quan chủ quản không đồng ý với biểu quyết tán thành của người đại diện mình nắm

phần vốn nhà nước1 . Những nguyên nhân này cho thấy LDN 2014 điều chỉnh về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.

2.2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về HĐQT

2.2.2.1. Sự xác lập địa vị trung tâm của HĐQT trong cơ cấu tổ chức quản lý củaCTCP CTCP

Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường nói chung và sự phát triển của CTCP nói riêng, HĐQT có quyền lực ngày càng to lớn với vai trị trọng yếu và giữ vị trí trung tâm, then chốt trong cơ cấu tổ chức quản lý CTCP. Đi đôi với sự xác lập địa vị trung tâm của HĐQT trong cơ cấu quản lý là sự bành trướng quyền lực của nó, tăng nguy cơ ảnh hưởng khơng nhỏ tới quyền lợi của ĐHĐCĐ. Trước thực trạng này, pháp luật của các nước đã khơng ngừng tìm kiếm cách thức tăng cường cơ chế giám sát đối với HĐQT. Tại Việt Nam, cụ thể trong điều 149 LDN 2014, đã quy định rất kỹ và chi tiết vai trò, quyền và nghĩa vụ của HĐQT, trong khi ở các nước khác pháp luật quy định vấn đề này tương đối khái quát. Theo đó, HĐQT trong các CTCP ở Việt Nam là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên trong thực tế, cơng việc thường nhật của CTCP khơng hồn toàn do HĐQT gánh chịu và giải quyết theo tập thể. Thông qua cách ủy quyền, HĐQT đã bàn giao quyền lực không nhỏ xuống cho ban giám đốc. Tổng kết thực tiễn thi hành LDN 2014 cho thấy HĐQT trong các CTCP ở Việt Nam hiện nay tập trung quyền lực vào những vai trò chưa tương xứng. Chức năng và quyền hạn của HĐQT theo LDN là tập trung vào các vấn đề chiến lược và định hướng chiến lược, vốn và cơ cấu vốn, nhân sự chủ chốt, giám sát quản lý điều hành và đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động. Tuy vậy, hiệu lực của HĐQT trên thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Ở Việt Nam hiện nay, HĐQT đang ở giai đoạn tập quyền chứ chưa tiến tới đến “phân quyền”, các CTCP thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một nhân vật là Chủ tịch HĐQT hoặc TGĐ.

2.2.2.2. Tiêu chuẩn, số lượng thành viên HĐQT

Về tiêu chuẩn thành viên HĐQT: Khác với LDN 1999 không quy định tiêu chuẩn của thành viên HĐQT, LDN năm 2014 đã quy định tiêu chuẩn của các thành viên HĐQT áp dụng thống nhất cho bốn loại hình cơ bản của doanh nghiệp gồm CTTNHH, CTCP, Cơng ty hợp danh và DNTN. Theo đó, tiêu chuẩn của thành viên HĐQT bao gồm: (i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp nào theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này; (ii) Có trình độ chun mơn, kinh nghiệm trong quản lý inh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác; (iii) Thành viên Hội đồng quản trị cơng ty có thể đồng thời là thanh viên Hội đồng quản trị

của công ty khác; (iv) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị khơng được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi… khơng được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ (Điều 151 LDN 2014). Về số lượng thành viên HĐQT: Khoản 1 điều 150 LDN 2014 quy định HĐQT có khơng ít hơn ba thành viên và khơng quá mười một thành viên. Trong thực tế, số lượng thành viên HĐQT ở nước ta phụ thuộc nhiều vào quy mô của công ty, thường gồm ba (chiếm 21% số doanh nghiệp điều tra) hay năm thành viên (khoảng 62%), và bảy người (khoảng 12%); số cịn lại có số thành viên từ chín đến mười người. Như vậy, số thành viên HĐQT trung bình là năm người. Đại đa số thành viên HĐQT trực tiếp làm việc tại công ty và đồng thời kiêm một hoặc một số chức danh quản lý tại cơng ty. Do đó, trong phần lớn các trường hợp, Chủ tịch HĐQT kiêm cả GĐ/TGĐ. Đa số thành viên HĐQT ở nước ta là các cổ đông lớn, hoặc đại diện các cổ đông lớn; và người “lớn nhất” trong số họ thường kiêm luôn chức TGĐ điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày tại công ty.

2.2.2.3. Về quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT2.2.2.3.1. Về quyền của các thành viên HĐQT 2.2.2.3.1. Về quyền của các thành viên HĐQT

a. Quyền của chủ tịch HĐQT Khoản 3 điều 152 LDN 2014 quy định Chủ tịch HĐQT có các quyền và nhiệm vụ sau đây: (i) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của HĐQT; (ii) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp HĐQT; (iii) Tổ chức việc thơng qua quyết định của HĐQT; (iv) Giám sát q trình tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT; (v) Chủ tọa họp ĐHĐCĐ, cuộc họp HDQT; (vi) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ cơng ty. Với những quyền trên đây thì thực sự quyền của Chủ tịch HĐQT khơng mạnh, vì HĐQT biểu quyết theo số người hiện diện, trong đó Chủ tịch cũng chỉ là một người, trừ khi số phiếu (chấp thuận hay bác bỏ) của hai bên ngang nhau thì Chủ tịch sẽ quyết định và việc này phải có ghi trong Điều lệ cơng ty. Nói đúng ra, quyền hạn của HĐQT thì mạnh, nhưng quyền của Chủ tịch HĐQT thì khơng mạnh. Chủ tịch chỉ mạnh khi nắm đa số thành viên trong hội đồng. Đấy là nói theo luật, cịn trong thực

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tư và phát triển trung tâm vận tải taxi (Trang 27)