Về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tư và phát triển trung tâm vận tải taxi (Trang 30 - 31)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý

2.2.1.5. Về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ

Về hình thức thơng qua quyết định: ĐHĐCĐ thơng qua các quyết định bằng

cách biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản. Trường hợp điều lệ cơng ty khơng quy định thì quyết định của ĐHĐCĐ về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp: (i) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (ii) Thông qua định hướng phát triển công ty; (iii) Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (iv) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và BKS; (v) Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác; (vi) Thơng qua báo cáo tài chính hàng năm; (vii) Tổ chức lại, giải thể công ty.

Về điều kiện thông qua quyết định:

Trường hợp 1: Quyết định của ĐHĐCĐ sẽ được thông qua tại cuộc họp nếu: (a)

Được số cổ đơng đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận đối với các quyết định – về: (i) loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; (ii) sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (iii) tổ chức lại hoặc giải thể cơng ty; (iv) đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty (trừ khi Điều lệ cơng ty có quy định một tỷ lệ khác). (b) Được số cổ đông đại ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp nhận đối với các quyết định ngoài quyết định nêu tại điểm (a) nêu trên. Khi biểu quyết bầu thành viên HĐQT và BKS phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu.

Trường hợp 2: Thơng qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản: Quyết

định của ĐHĐCĐ được thông qua qua nếu được số cổ đơng đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định. Theo thống kê từ thực tiễn thi hành LDN 2014, có khá nhiều vụ tranh chấp phát sinh từ quyết định của ĐHĐCĐ đã xảy ra chủ yếu vì những lý do sau: (i) Sự tranh chấp về tư cách cổ đông dẫn tới hệ quả là tất cả các quyết định của ĐHĐCĐ sẽ trở thành đối tượng tranh chấp; (ii) Quyết định không công bằng: Quyết định ưu đãi cho thành viên HĐQT trong việc mua cổ phần mới phát hành (số lượng, giá); Quyết định ưu đãi cho cổ đông lớn dưới danh nghĩa là cổ đông chiến lược; Quyết định ưu đãi cho “người lao động”; (iii) Quyết định không hợp pháp (cổ đông nắm đa số vốn tự ý quyết định); (iv) Không chấp nhận quyết định của ĐHĐCĐ, vì: Quyền lợi của mình khơng được như mong đợi; Cơ quan chủ quản không đồng ý với biểu quyết tán thành của người đại diện mình nắm

phần vốn nhà nước1 . Những nguyên nhân này cho thấy LDN 2014 điều chỉnh về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tư và phát triển trung tâm vận tải taxi (Trang 30 - 31)