Quyền và nhiệm vụ của BKS

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tư và phát triển trung tâm vận tải taxi (Trang 40 - 43)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý

2.2.4.3. Quyền và nhiệm vụ của BKS

Điều 165 LDN 2014 quy định cụ thể quyền và nhiệm vụ của BKS. Theo đó, ngồi quyền và nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, xem xét các công việc quản lý, điều hành;

các báo cáo, BKS có nhiệm vụ phải báo cáo giải trình về những vấn đề được yêu cầu kiểm tra đến HĐQT, đồng thời việc BKS tiến hành kiểm tra khơng được cản trở hoạt động bình thường của HĐQT, khơng gây gián đoạn điều hành hoạt động kinh doanh của cơng ty; khi phát hiện có thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ vi phạm nghĩa vụ của người quản lý công ty phải thơng báo ngay bằng văn bản với HĐQT; có thể tham khảo ý kiến của HĐQT trước khi trình bày báo cáo, kết luận và kiến nghị lên ĐHĐCĐ. Như vậy, xem xét các quy định trên có thể thấy, ở Việt Nam, BKS khơng có quyền lực thực chất, mà chỉ có nghĩa vụ “báo cáo giải trình” và “tham khảo ý kiến” của HĐQT. Thêm vào đó, nếu một kiểm sốt viên thực hiện nhiệm vụ thật nghiêm, rất có thể họ sẽ bị quy trách nhiệm do “cản trở hoạt động bình thường” hoặc “gây gián đoạn” điều hành hoạt động kinh doanh của cơng ty. Cách quy định như trên có khuynh hướng làm cho BKS giữ vị trí trợ giúp thậm chí có vẻ phụ thuộc vào HĐQT. BKS khơng có quyền lực thiết thực để kiềm chế HĐQT và bắt buộc họ phải hoạt động hợp pháp và hợp lý. Với quan niệm lập pháp như vậy, LDN 2014 cũng khó có thể quy định trách nhiệm của các thành viên BKS khi họ khơng làm trịn nhiệm vụ của mình. Theo Điều tra thực tế do TS Nguyễn Đình Cung thực hiện, BKS làm việc chủ yếu theo sáng kiến của các thành viên, theo các nghĩa vụ thường xuyên của họ, rất ít trường hợp BKS kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý theo yêu cầu của các cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số. Thông tin mà BKS nhận được chủ yếu bao gồm: (i) các báo cáo tài chính thường kỳ hàng năm; (ii) báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm; (iii) biên bản họp và quyết định của ĐHĐC báo cáo tài chính thường kỳ hàng năm; (ii) báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm; (iii) biên bản họp và quyết định của ĐHĐCĐ; (iv) biên bản họp và quyết định của HĐQT; và (v) quyết định của GĐ. Như vậy, thành viên BKS nhận được các thông tin tương tự như các cổ đơng bình thường. Với các đặc điểm nói trên, BKS trên thực tế khó có thể hồn thành được chức năng, nhiệm vụ như luật định và trở nên hình thức, chỉ đóng vai trị là “người giám sát bị kiểm duyệt” chứ chưa phải là một thể chế giám sát nội bộ, độc lập, chuyên môn và chuyên nghiệp để cân bằng lại quyền lực của HĐQT và BGĐ, phục vụ cho lợi ích tối đa của cơng ty và cổ đông của công ty.

2.3.Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty cổ phần quản lý đầu tư và phát triển - trung tâm vận tải taxi

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại trong nền kinh tế thị trường đều phải có một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với môi trường. Công ty cổ phần quản lý đầu tư và phát triển – trung tâm vận tải taxi là một đơn vị kinh doanh trực thuộc tập đồn Group có cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, người lãnh đạo tối cao chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức, các chức năng quản lý được giao cho những người lãnh đạo chức năng, họ có quyền ra lệnh về phần của mình.

 Đại hội đồng cổ đơng: Bao gồm tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

 Hội đồng quản trị gồm có 2 người trong đó có 1 giám đốc phụ trách các phịng ban, 1 phó giám đốc.

 Các phịng ban.

- Phịng hành chính – nhân sự - Phịng kỹ thuật – cơng nghệ - Phịng kế tốn

Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty đã bao gồm đầy đủ các phòng ban theo quy định của LDN 2014. Các phòng ban được tổ chức, phân định quyền hạn và nhiệm vụ rõ ràng như đã trình bày ở phần trên. Với cơ cấu tổ chức quản lý như trên đã mang lại những ưu điểm và hạn chế cho Cơng ty như sau:

Về ưu điểm, Cơng ty có cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp với hình thức và cơ cấu tổ chức kinh doanh của Công ty. Mang lại hiệu quả cao với các nghiệp vụ tác nghiệp lặp đi lặp lại hàng ngày, phát huy được ưu thế của chun mơn hố ngành nghề, thơng tin nhanh, các quyết định nhanh chóng, kịp thời chớp được thời cơ.

Bên cạnh những ưu điểm vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, cụ thể:

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vận tải vì vậy việc có một ban thanh tra, giám sát là rất cần thiết. Tuy nhiên, trong cơ cấu tổ chức quản của Công ty cổ phần quản lý đầu tư và phát triển – trung tâm vận tải taxi lại khơng có phịng ban này điều này cho thấy vẫn còn những lỗ hổng trong cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. Việc thiếu bộ phận thanh tra của công ty sẽ ảnh hưởng đến hoạt kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các bộ phận. Việc đảm bảo duy trì đường lối, quy chế của Công ty, xử lý vi phạm quy chế cũng như tiếp nhận những phản ánh, ý kiến đóng góp của khách hàng để từ đó tìm ra hướng giải quyết là điều rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh của Cơng ty nói riêng và của mỗi doanh nghiệp nói chung. Khơng có bộ phận thanh tra nên việc nắm bắt pháp luật của Công ty cũng phần nào bị hạn chế, khi có khiếu nại hay xảy ra vấn đề tranh chấp với khách hàng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này địi hỏi Cơng ty phải tìm ra cách khắc phục giải quyết.

Chun mơn hố chưa sâu, sự phân cơng và bố trí sắp xếp lao động trong các phòng ban chưa hợp lý, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc, dẫn đến sự chồng chéo trong cơng việc khơng khuyến khích được người lao động phát huy tối đa, hạn chế việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, do đó hiệu quả sản xuất khơng cao.

Chất lượng quản lý chưa cao, vì vậy Cơng ty phải chú ý hơn nữa trong vấn đề đào tạo các cán bộ quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kế cận.

Bộ máy quản lý chưa linh hoạt và thích ứng kịp thời với sự thay đổ cảu mơi trường do tính tập quyển trong Cơng ty cịn cao, các quyết định nhiều khi khơng chính xác và phù hợp với hồn cảnh của Cơng ty.

Như vậy, Cơng ty cần phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty cổ phần sao cho gọn nhẹ, phù hợp với quy mô kinh doanh của Công ty nhưng vẫn tuân thủ các quy định của pháp luật về Công ty cổ phần.

2.4.Các kết luận và phát hiện về cơ cấu tổ chức, quản lý của Công ty cổ phần quản lý đầu tư và phát triển - trung tâm vận tải taxi

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tư và phát triển trung tâm vận tải taxi (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)