Quyền và nhiệm vụ của GĐ/TGĐ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tư và phát triển trung tâm vận tải taxi (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu khoá luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh chỉnh cơ cấu tổ chức, quản lý

2.2.3.2. Quyền và nhiệm vụ của GĐ/TGĐ

Quyền hạn của GĐ/TGĐ xuất phát từ sự ủy quyền của HĐQT, cho nên bản chất pháp lý của quyền hạn GĐ/TGĐ là quyền đại diện. Tuy nhiên, không nên đồng nhất sự ủy quyền này với quyền đại diện theo pháp luật của công ty. LDN 2014 quy định trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật thì GĐ/TGĐ là người đại diện theo pháp luật của công ty (khoản 1 điều 157). Quy định này cho thấy luật pháp Việt Nam có xu hướng thiên về cho TGĐ làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Quan niệm như vậy nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho TGĐ thực hiện quyền điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày và xử lý các vấn đề đối ngoại kịp thời. Tuy nhiên, nếu TGĐ vừa là người đại diện theo pháp luật của công ty vừa là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty sẽ dẫn đến thực trạng là TGĐ có địa vị pháp lý cao hơn so với HĐQT. Điều này có phần mâu thuẫn với chính quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 157 là “HĐQT bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm GĐ/TGĐ” và “GĐ/TGĐ chịu sự giám sát của HĐQT và chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao”. Nếu TGĐ đã là chức danh do HĐQT bổ nhiệm thì quyền hạn và nhiệm vụ của TGĐ cần phải do Điều lệ công ty và HĐQT xác định chứ không nên do pháp luật quy định một cách trực tiếp. GĐ/TGĐ không phải là một cơ quan của công ty, mối quan hệ giữa họ với công ty là mối quan hệ ủy thác đại diện. Việc GĐ/TGĐ thực hiện các công việc giữa cơng ty với bên ngồi là căn cứ vào

quyền đại diện của họ. Mọi quyền hạn của GĐ/TGĐ là xuất phát từ quyền hạn của HĐQT, là phụ thuộc vào HĐQT chứ không phải độc lập với HĐQT.

Khoản 3 điều 157 LDN 2014 quy định quyền hạn và nhiệm vụ của GĐ/TGĐ bao gồm: (i) Quyền kiến nghị: kiến nghị lên HĐQT về phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh và phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty; (ii) Quyền quyết định: quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hàng ngày của cơng ty mà khơng cần phải có quyết định của HĐQT, tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT, kế hoạch kinh doanh, phương án đầu tư của công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của HĐQT, quyết định mức lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong cơng ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của GĐ/TGĐ, tuyển dụng lao động. Không thể phủ nhận rằng các quyền nêu trên đáng lẽ thuộc về thẩm quyền của HĐQT vì HĐQT là cơ quan quản lý cơng ty, có tồn quyền nhân danh cơng ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (khoản 1 điều 149). Tuy nhiên, việc LDN Việt Nam 2014 phân định các quyền nêu trên đó cho GĐ/TGĐ sẽ khơng tránh khỏi tình trạng GĐ/TGĐ lấn chiếm thẩm quyền của HĐQT xảy ra trong thực tế. Ngoài ra, theo quy định ở khoản 1 điều 157 như đã phân tích ở trên có thể thấy rằng LDN Việt Nam có xu hướng coi trọng GĐ/TGĐ, có thể chính là một phần ngun nhân của tình trạng tranh chấp quyền lực thường xuyên xảy ra giữa Chủ tịch HĐQT và TGĐ hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phẩn quản lý đầu tư và phát triển trung tâm vận tải taxi (Trang 37 - 38)