Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH kinh doanh chế biến nông lâm sản xuất k (Trang 51 - 55)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.4. Một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Bài viết của em đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ. Tuy nhiên kiến thức của em còn hạn hẹp, đây chỉ là những kiến nghị dựa trên nghiên cứu lý thuyết, chưa có những khảo sát chuyên sâu từ thực tế do vậy rất có thể giải pháp chưa tốt, chưa khả thi và đủ chi tiết để áp dụng. Thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật giao kết và thực hiện HĐLĐ và thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH kinh doanh chế biến nông lâm sản xuất khẩu Chiến Thắng, em xin đề xuất một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu:

Thứ nhất, là vấn đề giải quyết tranh chấp vi phạm HĐLĐ.

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển, hoạt động kinh doanh, thương mại tăng trưởng một cách mạnh mẽ vì vậy nguồn nhân lực làm việc tại các doanh nghiệp cũng ngày một lớn mạnh. Nhưng bên cạnh đó, các vụ tranh chấp về HĐLĐ cũng gia tăng. Điều này đã đưa ra một vấn đề cần được nghiên cứu một cách cụ thể nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc và giảm thiểu rủi ro khi tranh chấp xảy ra.

Thứ hai, là vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Trong thực tế hiện nay, cả doanh nghiệp và NLĐ đều chưa có những nhận thức đúng đắn về việc chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật. Do vậy ảnh hưởng rất lớn tới quyền lợi của bản thân họ và của cả xã hội. Việc tìm hiểu những quy định về chấm dứt hợp đồng là vô cùng quan trọng. Nắm rõ và tuân thủ những quy định này sẽ bảo vệ NLĐ và NSDLĐ; tạo lập quan hệ lao động cơng bằng, bình đẳng, đảm bảo sự phát triển của thị trường lao động.

KẾT LUẬN

Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động hiện nay đã đem lại nhiều kết quả rất khả quan trong việc sử dụng lao động, nâng cao năng suất lao động, kết hợp hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của các bên. Bên cạnh việc giao kết hợp đồng lao động, các nội dung chính của hợp đồng lao động như: việc làm, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được thực hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên, còn một số vấn đề về điều kiện chủ thể, chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, thời gian thử việc,...trong giao kết và thực hiện hợp đồng lao động chưa thật sự đúng theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng chưa đủ, chưa đúng pháp luật về hợp đồng vào thực tế đã và đang đem lại những hậu quả pháp lý bất lợi cho các bên trong quan hệ lao động.

Qua việc nghiên cứu lý luận về hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại Công TNHH kinh doanh chế biến nông lâm sản xuất khẩu Chiến Thắng đã cho thấy vai trò quan trọng của hợp đồng lao động ngay từ khâu giao kết hợp đồng để làm thế nào có thể lường trước những rủi ro có thể xảy ra và giảm thiểu rủi ro đó ngay khi soạn thảo, đàm phán hợp đồng. Từ thực tiễn tại công ty người viết đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Và việc cần thiết ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hợp đồng lao động một cách thống nhất và phù hợp, ổn định có lợi cho người sử dụng lao động và người lao động, tạo điều kiện thuận lợi dể giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra đáp ứng nhu cầu hộp nhập quốc tế. Riêng đối với cơng ty nên có một bộ phận pháp lý chuyên về pháp luật am hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn hoạt động của công ty và chuyên soạn thảo hợp đồng, các văn bản pháp luật khác đảm bảo hợp đồng dược soạn thảo chặt chẽ, đúng theo quy định của pháp luật nhằm hạn chế những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Giáo trình và sách tham khảo:

1. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2016), Giáo trình luật Lao động Việt

Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình Luật lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Hoàng Xuân Trường, PGS Nguyễn Hữu Viện (chủ biên 2015), Giáo trình

Luật lao động, khoa luật trường Đại học Kinh tế quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế quốc

dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Cơng Bảy (2005), Soạn thảo kí kết hợp đồng lao động và giải quyết

tranh chấp về hợp đồng lao động, Nxb Chính trị quốc gia.

5. Phan Đức Bình (2000), Hướng dẫn kí kết, thực hiện hợp đồng lao động và

thỏa ước lao động tập thể, Nxb Chính trị quốc gia.

II.Luận án, Luận văn:

1. Trần Thị Kim Ngân (2006), “Giao kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận văn, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 2006.

2. Nguyễn Văn Minh (2015), “Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện trong các doanh nghiệp ở Đà Nẵng”, Luận văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Hồ Thị Hồng Lam (2015), “Pháp luật về giao kết hợp đồng lao động. Thực trạng và một số kiến nghị”, Luận văn, Viện Đại học Mở Hà Nội.

4. Trần Ngọc Phương (2016), “Pháp luật về hợp đồng lao động và thực tiễn thi hành tại công ty cổ phần than Núi Béo – Vinacomin”, Luận văn, Đại học Luật Hà Nội.

5. Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013), “Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Hữu Chí (2002), “Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường ở Việt Nam”, Luận án, Đại học Luật Hà Nội.

III. Báo, tạp chí tham khảo:

1. Nhật Tân (2018), “Một số bất cập về giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động năm 2012”, Trang thông tin điện tử - Sở tư pháp tỉnh Quảng Bình, ngày đăng 13/02/2018<https://stp.quangbinh.gov.vn/3cms/mot-so-bat-cap-ve-giao-ket-hop-dong- lao-dong-theo-bo-luat-lao-dong-nam-2012.htm>

2. Nguyễn Bá Lực (2016), “ Giao kết và thực hiện hợp đồng lao động và một số lưu ý đối với doanh nghiệp”, Báo điện tử - Phịng chính sách lao động việc làm lao

động thương binh và xã hội Hà Nội, ngày đăng 08/10/2016 <https://baomoi.com/giao-

ket-va-thuc-hien-hop-dong-lao-dong-va-mot-so-luu-y-doi-voi-doanh-nghiep/c/ 20516842.epi>

3. Hồng Mạnh (2016), “Sửa luật lao động: “Nóng” kiến nghị về giao kết hợp đồng”, Báo dân trí, ngày đăng 23/09/2016 <http://dantri.com.vn/viec-lam/sua-luat-lao- dong-nong-kien-nghi-ve-giao-ket-hop-dong-lao-dong-20160923005001082.htm>

4. Bùi Sỹ Lợi (2016), “ Một số định hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật lao động – việc làm và an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí lao động và xã hội, ngày đăng 21/10/2016 <http://laodongxahoi.net/mot-so-dinh-huong-sua-doi-bo-sung-phap-luat- lao-dong-viec-lam-va-an-sinh-xa-hoi-o-viet-nam-1304669.html>

5. Phạm Minh Huân (2016), “ Chính sách đối với người lao động: thực trạng và giải pháp hồn thiện”, Tạp chí cộng sản, ngày đăng 01/05/2016

<http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-Traodoi/2016/38163/Day- manh-cai-cach-hanh-chinh-nha-nuoc-va-thuc-hien-dan.aspx>

6. Phạm Thị Hồng Đào (2016), “Bộ luật lao động năm 2012 và những vấn đề cần hoàn thiện”, Bộ tư pháp, ngày đăng 9/12/2016

<http://www.moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?

UrlListProcess=/qt/tintuc/Lists/NghienCuuTraoDoi&ListId=75a8df79-a725-4fd5- 9592-517f443c27b6&SiteId=b11f9e79-d495-439f-98e6-

4bd81e36adc9&ItemID=2072&SiteRootID=b71e67e4-9250-47a7-96d6- 64e9cb69ccf3>

7. Nguyễn Hữu Chí (2013), “Giao kết hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2012 từ quy định đến nhận thức và thực tiễn”, tạp chí Luật, số 3/2013.

8. Nguyễn Thị Bích (2013), “Bàn về một số quy định về ký kết hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động”, Tạp chí Tịa án nhân dân, Tịa án nhân dân tối cao, số 13/2013.

9. Nguyễn Thúy Hà (2011), “Hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Viện nghiện cứu Lập pháp, 2011.

10. Phạm Thúy Nga (2007), “Nguyên tắc thiện chí trong thương lượng giao kết hợp đồng lao động”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện hàn lâm khoa học xã hội

Việt Nam, số 02/2007.

11. Phạm Hoàng Giang(2006), “ Sự phát triển của pháp luật hợp đồng: Từ nguyên tắc tự do giao kết đến nguyên tắc công bằng”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2006.

13. Nguyễn Hữu Chí (2002), “Bàn về khái niệm hợp đồng lao động”, Luật học, tr.3-8.

14. Nguyễn Hữu Chí (1999), “Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động”, Luật

học, tr14-17.

IV. Văn bản pháp luật

1. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH2013, Quốc hội ban hành ngày 02/07/2012.

2. Bộ luật Dân sự 2015 số 91/2015/QH13, Quốc hội ban hành ngày 24/11/2015.

3. Luật bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13, Quốc hội ban hành ngày

20/11/2014.

4. Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động, Chính phủ ban hành ngày 05/10/2013.

5. Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động, Chính phủ ban hành ngày 12/01/2015.

6. Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động,

Chính phủ ban hành ngày 10/05/2013.

7. Nghị định số 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương, Chính phủ ban hành ngày 14/05/2013.

8. Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH quy định về cơng tác huấn luyện an tồn

lao động, vệ sinh lao động, Chính phủ ban hành ngày 18/10/2013.

9. Nghị định số 95/2013/NĐ-CP quy định vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi theo hợp đồng, Chính phủ ban hành ngày 22/08/2013.

II.Website:

1. www.ilo.org

2. www.molisa.gov.vn

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH kinh doanh chế biến nông lâm sản xuất k (Trang 51 - 55)