Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH kinh doanh chế biến nông lâm sản xuất k (Trang 42 - 44)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

NƠNG LÂM SẢN XUẤT KHẨU CHIẾN THẮNG

3.1. Định hướng hồn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động lao động

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự thay đổi để hồn thiện pháp luật là địi hỏi tất yếu trong hoàn cảnh hiện nay. Một trong những mục tiêu quan trọng của công cuộc cải cách pháp luật ở Việt Nam được xác định tại Nghị quyết số 48 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 là “xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công

khai, minh bạch”. Nhằm thực hiện việc cơng khai, minh bạch hóa hệ thống pháp luật,

đảm bảo để mọi cơ quan, tổ chức, cơng dân đều có thể tiếp cận hệ thống pháp luật một cách dễ dàng, giảm bớt thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật cũng như xác định hiệu lực của văn bản, thì một số giải pháp đặt ra là pháp điển hóa hệ thống quy phạm pháp luật. Việc hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) cần phải đảm bảo những định hướng sau:

3.1.1. Hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động phải dựa trên quan điểm của Đảng, hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và chuẩn mực của nền kinh tế thị trường, hệ thống xã hội chủ nghĩa

Xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật ln là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm đặc biệt, nhất là là tại thời điểm như hiện nay chúng ta đang tiến hành xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI (02/2011) của Đảng đã chỉ rõ: “Tiếp tục

đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm Nhà nước ta thật sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo; thực hiện tốt chức năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội... Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để vận hành có hiệu quả nền kinh tế và thực hiện tốt các cam kết quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc”. Do đó, hồn thiện hệ thống

pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ phải đảm bảo đúng theo chủ trương, chính sách của Đảng.

kinh tế. Nhà nước chỉ có thể sử dụng pháp luật tác động vào quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó và lợi ích chung của tồn xã hội. Khi tình hình kinh tế xã hội có thay đổi thì hệ thống pháp luật về HĐLĐ nói chung và pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ nói riêng cũng cần phải có những thay đổi sao cho phù hợp với thực tiễn để đạt được hiệu quả cao nhất.

3.1.2. Đảm bảo các nguyên tắc chung của pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động

Những nguyên tắc đó được quy định cụ thể tại Điều 17, chương III Bộ luật lao động năm 2012 (BLLĐ năm 2012), đó là: nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, khơng trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. Những nguyên tắc này đều đã được phân tích tại chương 1 của đề tài. Khi đảm bảo được các nguyên tắc chung của pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ thì các giải pháp đưa ra để hoàn thiện pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ sẽ cho thấy hiệu quả cao hơn và cũng đảm bảo cho việc áp dụng vào thực tiễn.

3.1.3. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và hội nhập với nền kinh tế thế giới trong lĩnh vực lao động

Là một nước thành viên của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), trong điều kiện hội nhập kinh tế và tồn cầu hố trong nhiều lĩnh vực hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam nói chung, cơng ty TNHH kinh doanh sản xuất nơng lâm sản xuất khẩu Chiến Thắng nói riêng cần tiếp cận rộng rãi hơn nữa với các tiêu chuẩn lao động quốc tế. Việc tiếp cận các tiêu chuẩn lao động quốc tế khơng chỉ bó hẹp trong các Cơng ước của ILO mà Việt Nam đã phê chuẩn mà cịn phải tính đến các ngun tắc cơ bản của ILO. Trong thực tế, Việt Nam đã và đang tham khảo, vận dụng các Công ước trên để làm cơ sở cho việc ban hành nhiều văn bản pháp luật lao động có liên quan hoặc được lựa chọn áp dụng với mức độ tương thích với đặc điểm nước ta.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi của các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động

Có thể nói, pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ hiện hành về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Tuy nhiên, trải qua thời gian dài thực hiện, mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều lần, pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ vẫn còn một số điểm khơng phù hợp và ảnh hướng đến tính khả thi của các quy định này. Tính khả thi là yêu cầu tất yếu của bất kỳ quy phạm pháp luật nào. Nếu khơng có tính khả thi thì những quy định của pháp luật đơn thuần chỉ là những quy định hình thức, khơng thể đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, không bảo đảm được chức năng của pháp luật. Do đó, bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật là một yêu

cầu rất quan trọng trong việc hồn thiện pháp luật lao động nói chung, pháp luật về giao kết và thực hiện HĐLĐ nói riêng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng lao động – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH kinh doanh chế biến nông lâm sản xuất k (Trang 42 - 44)