6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo những chính sách của Nhà nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cũng phải thay đổi theo để phù hợp với sự thay đổi này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhà nước cần thay đổi pháp luật cho phù hợp với thực tế cuộc sống, giúp cho pháp luật có thể được thực thi một cách có hiệu quả cao trong cuộc sống. Trong một vài năm trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới cơ chế kinh tế với sự thừa nhận đa hình thức sở hữu, đa hình thức kinh doanh. Để hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động mua bán doanh nghiệp nói riêng đi vào chiều sâu, địi hỏi mỗi thành phần kinh tế, mỗi cá nhân cần phải tìm hiểu, tiếp cận và nhận thức đúng đắn các hoạt động thương mại theo đúng luật, nhằm hạn chế những tổn hại kinh tế khơng đáng có, để các quy định của luật thương mại thực sự có ích trong cuộc sống, tạo thuận lợi cho mọi chủ thể của hoạt động kinh tế.
Thông qua việc đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại và sản xuất Tân Huy Hoàng, nhưng do hạn chế về thời gian, về kiến thức giới hạn trong khóa luận, đề tài mới chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lý trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều vấn đề liên quan đến mua bán doanh nghiệp ngoài các quy định về hợp đồng cần tiếp tục nghiên cứu mà chưa được tác giả luận giải sâu sắc. Do đó, tác giả xin đề xuất một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu liên quan đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp như sau:
- Các hình thức mua bán doanh nghiệp. - Thủ tục mua bán doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp vì thế đang diễn ra ngày càng sơi động. Tuy nhiên, thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán doanh nghiệp và nhất là pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp còn tồn tại rất nhiều bất cập và thiếu sót. Chính những bất cập và thiếu sót của pháp luật là nguyên nhân gây nhiều trở ngại, vướng mắc cho các bên trong quá trình thực hiện hoạt động mua bán doanh nghiệp. Vì vậy pháp luật cần có những quy định sửa đổi, bổ sung đầy đủ, chặt chẽ và đồng bộ cùng với đó cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng cơ chế quản lý, kiểm soát hợp lý và chặt chẽ để tạo khung pháp lý và tạo đà cho hoạt động mua bán doanh nghiệp phát triển ổn định, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư, đặc biệt thu hút ngày càng đông số lượng các nhà đầu tư trong và ngồi nước, góp phần thúc đẩy sự phát triền nền kinh tế trong nước.
Hoạt động mua bán doanh nghiệp đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và quốc tế. Trong phạm vi Luận văn, tác giả đã chú ý phân tích những đặc điểm pháp lý cơ bản hoạt động mua bán doanh nghiệp để từ đó đưa ra những vấn đề lý luận đặc trưng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp, đem đến một cái nhìn tổng thể và chuyên sâu về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Trong sự đối chiếu so sánh với những vấn đề lý luận đặc trưng, tác giả đã đi sâu nghiên cứu và phân tích các điểm hạn chế, thiếu sót của pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị, đề xuất cụ thể nhằm góp phần hồn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Tác giả hi vọng rằng với hành lang pháp lý ngày càng được hoàn chỉnh, chặt chẽ sẽ thúc đẩy sự gia tăng của hoạt động mua bán doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay.
Vấn đề hợp đồng mua bán doanh nghiệp trong kinh doanh thương mại rất rộng lớn và còn nhiều vấn đề. Với khoảng thời gian nghiên cứu hạn hẹp, bài khóa luận tốt nghiệp này khơng thể đề cập được chi tiết mọi khía cạnh và khơng thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ bảo cũng như ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo Bộ môn Luật căn bản và Luật chuyên ngành.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A.Sách tham khảo và giáo trình
1. TS.Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) (2009), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư - Những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Phạm Trí Hùng và Đặng Thế Đức (2011)M&A- Sáp nhập và mua lại doanh
nghiệp ở Việt Nam- Hướng dẫn cơ bản dành cho bên bán ,Nxb Lao động xã hội.
3. PGS. TS. Đinh Văn Thanh và ThS. Nguyễn Minh Tuấn (đồng chủ biên) (2005), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân
B.Các bài nghiên cứu
4. Mai Vân Anh (2009), Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt
Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
5. Đồng Ngọc Ba (2005), Cơ sở lý luận và thực tiễn việc hoàn thiện pháp luật về
doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
6. Vũ Phương Đông (2010), Pháp luật về mua bán công ty ở Việt Nam - thực
trạng và giải pháp, Luận văn thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội
7. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2009), Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật – ĐHQGHN, Hà Nội.
C.Báo, tạp chí từ nguồn internet
8. Ths Trần Quỳnh Anh (2012), "Khái quát pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức
về hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp- bài học kinh nghiệm cho Việt Nam",
Tạp chí Luật học, (số 9), Đại học Luật Hà Nội
9. Đặc san của Báo Đầu tư, Bộ Kế hoạch Đầu tư (2012), M&A: Toàn cảnh thị
trường Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2012
10. Lưu Quý Phương (2007), "Sáp nhập và mua lại: đi tìm một định nghĩa", Báo Đầu tư Chứng khoán, ngày 05 tháng 06 năm 2007.
11. Trần Thủy (2012), "Âm mưu bí ẩn vụ mua doanh nghiệp 1 USD", http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/98843/am-muu-bi-an-vu-mua-doanhnghiep-1-usd.html
12. Văn phòng luật sư Dương Gia (2015), Vấn đề pháp lý liên quan đến mua lại doanh nghiệp, http://luatduonggia.vn/van-de-phap-ly-lien-quan-den-mua-lai-doanh-
nghiep
13. LS. Nguyễn Hưng Quang – Văn phòng Luật NHQuang và cộng sự (2016), Pháp luật điều chỉnh hoạt động M&A, http://vnvc.com.vn/PHAP-LUAT-DIEU- CHINH-HOAT-DONG-MA-610.html
14. Công ty luật PLF(2015), Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A,
http://plf.vn/vn/plf-va-doanh-nghiep/mua-ban-va-sap-nhap/Khung-phap-ly-dieu-chinh- hoat-dong-m-a-246
D. Văn bản quy phạm pháp luật
15. Bộ luật dân sự 2005. 16. Luật Doanh nghiệp 2014 17. Luật Thương mại 2005 18. Luật Cạnh tranh 2014 19. Luật Đầu tư 2014
20. Nghị định số 128/2014/NĐ- CP ngày 31/12/2014 về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước