Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả về thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất tân huy hoàng (Trang 48 - 52)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả về thực thi pháp luật

pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam.

3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bándoanh nghiệp. doanh nghiệp.

Để hoạt động mua bán doanh nghiệp được diễn ra sôi động và hạn chế những trường hợp vô hiệu khi xác lập quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần được xây dựng và hồn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế. Hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp của Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và hồn thiện. Các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quản lý về mua bán doanh nghiệp vẫn lúng túng trong việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Các định chế tư nhân tham gia vào thị trường mua bán doanh nghiệp chưa chuyên nghiệp. Do vậy, các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải giải quyết được cơ bản các tồn tại trong tất cả các khâu của quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp là những giải pháp để định hướng cho các nhà đầu tư, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro, thiệt hại cho nhà đầu tư và nền kinh tế xã hội.

3.2.1.1. Xây dựng quan niệm thống nhất về “Mua bán doanh nghiệp”

Đưa ra một quan niệm thống nhất về "Mua bán doanh nghiệp" là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình xây dựng khung pháp lý về hoạt động mua bán doanh nghiệp và hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Quan niệm về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay được quy định tại nhiều văn bản khác nhau và cách hiểu về hoạt động này cũng khác nhau điều này gây khơng ít những nhầm lẫn trong việc xác định như thế nào là hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Vì vậy, muốn phát triển hoạt

động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam , trước hết cần đưa ra định nghĩa về những hoạt động như thế nào được xem là mua bán doanh nghiệp.

3.2.1.2. Về chủ thể giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

Về chủ thể bán doanh nghiệp: Cùng với việc xác định rõ chủ thể của bên bán

doanh nghiệp là chủ sở hữu của doanh nghiệp đó thì pháp luật Việt Nam cần đưa ra điều luật quy định về chủ thể đại diện bên bán là bộ phận cụ thể nào trong hệ thống cơ quan nhà nước trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp nhà nước.

Đối với chủ thể bên mua doanh nghiệp cần ban hành các nội dung điều chỉnh cụ

thể về các đối tượng không được phép mua bán doanh nghịêp. Cá nhân tác giả đề nghị nên ban hành quy định cấm hoàn toàn hoạt động mua bán doanh nghiệp của các chủ thể không được phép thành lập, điều hành doanh nghiệp tại điều 18 luật Doanh nghiệp 2014 bất kể mục đích của họ khơng nhằm thành lập hay quản lý doanh nghiệp. Nếu vấn đề này không được xem xét điều chỉnh kịp thời đây có thể là một lỗ hổng pháp luật để một số đối tượng lợi dụng nhằm trục lợi cá nhân.

3.2.1.3. Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Mặc dù đã được quy định gián tiếp tại các văn bản luật và dưới luật, tuy nhiên để tránh sự khó khăn trong việc tìm hiểu pháp luật của các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán doanh nghiệp, nhà nước nên xây dựng quy định pháp luật hướng dẫn cụ thể về hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Trong đó cũng quy định rõ về việc cơng nhận tính hợp pháp của các hình thức hợp đồng tương tự với văn bản hay không.

3.2.1.4. Nội dung của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Pháp luật Việt Nam khơng có quy định về những nội dung cốt yếu của hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Đây có thể coi là một trong những bất cập của pháp luật Việt Nam và phần nào chưa đáp ứng được đời sống giao dịch thực tiễn. Như đã phân tích tại chương II, hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một hợp đồng phức hợp, có đối tượng mua bán đặc thù là doanh nghiệp. Do đó, pháp luật cần có quy định hướng dẫn về những nội dung cốt yếu mà hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần đạt được. Nói cách khác, nếu hợp đồng mua bán doanh nghiệp không thỏa thuận về một trong những nội dung cốt yếu đó, hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể bị tun vơ hiệu một phần hoặc vơ hiệu tồn bộ, tùy trường hợp cụ thể. Một số khuyến nghị cụ thể cho một số vấn đề trong nội dung hợp đồng mua bán doanh nghiệp như sau :

Về đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp: doanh nghiệp là đối tượng

của hợp đồng mua bán doanh nghiệp, tuy nhiên để xác định những loại tài sản nào được coi tài sản của doanh nghiệp lại là vấn đề rất khó để xác định hiện nay. Chính vì vậy, việc xác định đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp còn nhiều mơ hồ. Các nhà làm luật cần tìm được một quan điểm thống nhất về nguyên tắc phân loại tài

sản của doanh nghiệp cho toàn bộ hệ thống pháp luật, đặc biệt là quan tâm đến việc phát hiện các loại tài sản hữu hình , tiêu sản… của doanh nghiệp và trên cơ sở đó, xây dựng các quy định pháp lý đi kèm cho phù hợp với từng loại tài sản.

Về vấn đề chuyển giao quyền và nghĩa vụ của các bên khi tiến hành giao dịch mua bán doanh nghiệp. Bên cạnh việc thiết lập các quy định cụ thể về việc chuyển

giao các quyền và nghĩa vụ tài sản, pháp luật cần ban hành các quy định về nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với bên thứ ba như nghĩa vụ với lao động, chủ nợ…Nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia và các bên liên quan trong hợp .

Về giá mua bán doanh nghiệp: Việt Nam cần có văn bản hướng dẫn thống nhất

việc định giá doanh nghiệp phục vụ cho quá trình mua bán doanh nghiệp, tránh tình trạng tự thỏa thuận về giá trị doanh nghiệp như thời điểm hiện nay. Quy định về định giá doanh nghiệp phải đảm bảo xác định được đúng giá trị doanh nghiệp trên cơ sở tài sản nợ và tài sản có, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Làm được như vậy sẽ đảm bảo được tính minh bạch của thị trường mua bán doanh nghiệp, tránh sự làm quyền của các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp tham gia hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợpđồng mua bán hàng hóa đồng mua bán hàng hóa

3.2.2.1. Về phía Nhà nước

Nâng cao hiệu lực của pháp luật về hợp đồng mua bán ngay từ khâu lập pháp Pháp luật được hình thành để làm cơng cụ quản lý điều tiết thúc đẩy nền kinh tế với mục tiêu cuối cùng là đảm bảo quyền lợi của nhân dân. Do đó, để hồn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa thì ngay từ khâu lập pháp, Nhà nước cần có biện pháp đúng đắn để thu hút sự tham gia đóng góp ý kiến của mọi người, đặc biệt là cá nhân kinh doanh và pháp nhân. Để làm được điều này, Nhà nước ta phải chú trọng tới việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh.

Cơ quan lập pháp có vai trị vơ cùng to lớn trong việc xây dựng những vấn đề pháp lý mang tính bắt buộc chung. Hoạt động lập pháp là hoạt động rất quan trọng, nó tạo nền tảng pháp lý cho các hoạt động kinh tế giữa các cá nhân, thương nhân và pháp nhân. Các cá nhân, thương nhân và pháp nhân dựa vào pháp luật mà thoả thuận các điều khoản, giao kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng cũng như giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Hiện nay, Quốc hội là cơ quan có quyền lập pháp duy nhất, tuy nhiên hệ thống pháp luật Việt Nam cho đến nay chưa thực sự hồn chỉnh, q trình hội nhập sâu rộng cùng các biến động của nền kinh tế thế giới đã gây rất nhiều khó khăn cho việc lập pháp, cùng với đó là việc nghiên cứu pháp luật chưa tồn diện , chưa có

tính áp dụng thực thi cao vì thế đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong việc tìm hiểu , áp dụng và thực thi pháp luật. Chính vì vậy , hệ thống pháp luật Việt Nam cần có sự thay đổi cho phù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế, xã hội, bên cạnh việc nghiên cứu pháp luật của các nhà lập pháp kiêm nghiệm nhà nước cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia pháp lý trong và ngoài nước cùng với các nhà hoạt động kinh tế đầu ngành , và nghiên cứu tình hình quốc tế để có được cái nhìn tổng quan và sự đánh giá cặn kẽ hơn, từ đó nâng cao được chất lượng của các quy định pháp luật , hạn chế tối đa việc ban hành các quy phạm pháp luật không phù hợp với thự tiễn, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho nền kinh tế nói chung và hoạt động mua bán doanh nghiệp nói riêng.

Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp . Để có thể thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp, Nhà nước cần có các quy hoạch về chính sách, hồn thiện khung khổ pháp lý có cho các định chế tài chính (ngân hàng đầu tư, cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, cơng ty bảo hiểm, tái bảo hiểm, cơng ty chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư quốc gia, công ty quản lý và đầu tư vốn nhà nước); các định chế tư vấn (công ty định giá, công ty tư vấn kiểm toán, tư vấn quản lý, tư vấn luật, công ty nghiên cứu và điều tra thị trường) và các tổ chức cung cấp thông tin về hoạt động mua bán doanh nghiệp (các tạp chí, chun san thơng tin về mua bán doanh nghiệp, các hiệp hội, câu lạc bộ) đóng vai trị trung gian trong q trình mua bán doanh nghiệp.

Để các thương vụ mua bán doanh nghiệp thành công, cần phải thành lập, khuyến khích phát triển các tổ chức tư vấn về mua bán doanh nghiệp chun nghiệp, có trình độ chun mơn về kinh tế, pháp lý, tài chính.

3.2.2.2. Về phía doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tự trang bị cho mình kiến thức về hoạt động mua bán doanh nghiệp (các thủ tục, nguyên tắc, phương pháp định giá, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, giải quyết tranh chấp phát sinh, …), cần bổ sung và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng việc thực hiện các thương vụ mua bán doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần xây dựng một quy trình thực hiện hoạt động mua bán doanh nghiệp một cách hiệu quả. Trong đó các nhiệm vụ cần thực hiện là phải xây dựng một chiến lược rõ ràng cụ thể, xác định mục tiêu khi thực hiện hoạt động mua bán doanh nghiệp và có kế hoạch xử lý các vấn đề hậu hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần thận trọng trong tiến trình định giá tài sản doanh nghiệp. Cần đánh giá một cách đúng đắn tổng thể tình hình, tìm hiểu điểm yếu, điểm mạnh, phát

hiện ra những giả định khơng đáng tin cậy và tìm kiếm những thiếu sót khác của lập luận.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất tân huy hoàng (Trang 48 - 52)