6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh
2.2.4. Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình mà trong đó bên bán và bên mua bày tỏ ý chí với nhau bằng cách trao đổi ý kiến để đi đến thỏa thuận cùng nhau xác lập quyền và nghĩa vụ mỗi bên. Pháp luật Việt Nam khơng có quy định cụ thể về trình tự thủ tục giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp, vì thế thủ tục giao kết hợp đồng sẽ áp dụng theo những quy định chung về giao kết hợp đồng dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005.
Thứ nhất là về đề nghị giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Theo quy định
trong khoản 1 điều 390 BLDS 2005 đề nghị giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng mua bán và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị với bên đã được xác định cụ thể. Đề nghị hợp đồng mua bán có thể do bên bán hoặc bên mua thực hiện.
Thứ hai về thời điểm để một chấp nhận chào hàng có hiệu lực. Pháp luật Việt
Nam quy định trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn được bên đề nghị ấn định. Theo khoản 1 Điều 397 BLDS 2005 thì nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn đó thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời.
Thứ ba về thời điểm giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng mua
bán doanh nghiệp được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Điều 404 BLDS cụ thể hóa các trường hợp như : “hợp đồng dân sự được giao kết vào thời
điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết ; hoặc nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết thì hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết
thời hạn trả lời mà bên được đề nghị vẫn im lặng ; hoặc thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng ; hoặc thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản”.