Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất tân huy hoàng (Trang 46 - 48)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp

3.1.1. Căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Đường lối chính sách là cơ sở nền tảng để chế định nên pháp luật, hay nói cách khác, pháp luật là kết quả của sự thể chế hóa chính sách, đường lối. Ở Việt Nam, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là nội dung cịn pháp luật là hình thức chính vì thế nên chính sách có vai trị chi phối, quyết định đối với pháp luật. Khi tư tưởng chính sách thay đổi, pháp luật phải thay đổi theo. Ngược lại, pháp luật là công cụ hiện thực hóa chính sách, chính sách mà khơng được thể chế hóa thành pháp luật thì rất khó có thể đi vào và phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống.

Chính vì vậy, việc xây dựng và hồn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải được thể chế hố theo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện đất nước theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Các quan điểm của Đảng được ghi nhận trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và lần thứ XI. Đặc biệt là yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bổ trợ tư pháp tại Nghị quyết 48 – NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 cụ thể là : “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, cơng khai, minh bạch, trọng tâm là hồn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị,phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của cơng dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”

3.1.2. Căn cứ trên định hướng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Trong đó, một số vấn đề quan trọng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần được xây dựng như: Xác định rõ trách nhiệm của các bên trong việc bảo mật thông tin; Định hướng cho các bên tham gia quan hệ hợp đồng mua bán doanh nghiệp xác định được những rủi ro pháp lý sẽ phát sinh sau khi mua lại doanh nghiệp; Việc xây dựng các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên phải đảm bảo tiêu chí tạo mơi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi cho các thuộc mọi

thành phần kinh tế được bình đẳng tham gia vào giao dịch mua bán doanh nghiệp và cạnh tranh lành mạnh, cơng khai, minh bạch, có trật tự, kỷ cương.

3.1.3. Căn cứ trên việc đảm bảo tính minh bạch, thống nhất.

Tính minh bạch của pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp đòi hỏi việc

ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải theo một trình tự rõ ràng, tạo cơ hội cho tất cả các thương nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được tham gia đóng góp ý kiến. Các văn bản pháp luật chỉ được công bố công khai, rộng rãi trước khi văn bản đó có hiệu lực thi hành. Xây dựng và hồn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải đảm bảo tính minh bạch cũng chính là yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về thương mại mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập

Tính thống nhất trong việc hồn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh

nghiệp thể hiện giữa các quy phạm pháp luật và trong mỗi chế định pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp trong các văn bản pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh không mâu thuẫn, không trùng lặp, khơng chồng chéo. Để đảm bảo tính thống nhất này cần phải áp dụng nguyên lý giữa mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật, hạn chế xung đột luật. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp dựa trên định hướng đảm bảo sự thống nhất của pháp luật có ý nghĩa pháp lý quan trọng nhằm tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư về chính sách, pháp luật của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi pháp luật về mua bán doanh nghiệp.

3.1.4. Căn cứ vào xu thế hội nhập quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương lớn của Đảng ta, là nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng, xuyên suốt của công cuộc đổi mới. Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế không thể đảo ngược đối với bất kỳ quốc gia nào không muốn bị gạt ra bên lề con đường phát triển.Bên cạnh những cơ hội lớn để phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế cịn đem đến khơng ít những khó khăn mà mọi nước tham gia đều phải đối mặt. Thế nhưng, ở mỗi quốc gia này các tiền trình và những khó khăn vấp phải sẽ là khơng giống nhau. Chính vì vậy, khi tham gia vào con đường hội nhập, mỗi quốc gia cần có chiến lược thích ứng và phương hướng phát triển riêng, cần nhanh chóng khơn ngoan bắt lấy thời cơ, vượt qua thách thức tuy nhiên phải có ý thức giữ gìn chủ quyền quốc gia, bảo vệ tồn vẹn lanh thổ. Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập , phát triển hoạt động M&A và đặc biệt là đã có sự quan tâm nhiều hơn đến hợp đồng mua bán doanh nghiệp, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục có những chính sách theo những hướng cơ bản sau :

Trước hết cần tiếp tục hồn thiện về thể chế hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng thơng qua việc tiếp tục hồn thiện các các quy định

pháp luật chung về hợp đồng , bên cạnh đó cần xây dựng , nghiên cứu và thiết lập các quy phạm pháp luật cụ thể hơn trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp, góp phần tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động mua bán doanh nghiệp phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của thị trường và nâng cao hiệu quả cạnh tranh, tạo môi trương kinh doanh tự do , lành mạnh công bằng và phát triển.

Ngoài ra Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia để từng bước được phù hợp với thông lệ, tập quán quốc tế. Các quy định của hệ thống pháp luật quốc gia cần phải được hoàn thiện để phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế của Việt Nam, góp phần tạo mơi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch, bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất tân huy hoàng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)