Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất tân huy hoàng (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh

2.2.6. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Tranh chấp trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện (hoặc không thực hiện) các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng thiết lập. Tranh chấp trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của cơng dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm hợp đồng. Tranh chấp hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau. Tuy nhiên có một nguyên tắc giải quyết chung khi xảy ra tranh chấp thương mại là ưu tiên hàng đầu cho việc hoà giải, thương lượng giữa các bên, chỉ khi các bên không thương lượng được với nhau do mâu thuẫn về lợi ích thì khi đó các bên mới lựa chọn con đường giải quyết khác theo quy định của pháp luật hiện hành của Việt Nam. Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hố khơng quy định hình thức bắt buộc phải áp dụng khi có tranh chấp xảy ra trong thực hiện hợp đồng thì các bên có thể lựa chọn con đường giải quyết theo cơ chế giải quyết tranh chấp thong qua trọng tài hoặc tịa án.

2.2.6.1. Giải quyết tranh chấp thơng qua cơ chế thương lượng

Khi xảy ra tranh chấp, phương thức đầu tiên mà các bên thường hay lựa chọn nhất là thương lượng. Phương thức này thể hiện được bản chất của giao kết hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên. Đây cũng là phương thức nhanh gọn và đảm bảo lợi ích của các bên nhất. Có hai loại hình thức thương lượng là thương lượng được tiến hành độc lập và thương lượng tiến hành cùng với quá trình tố tụng tại Trung tâm trọng tài hoặc Tòa án.

Đối với thương lượng độc lập: Nghĩa vụ của các bên phải tiến hành trong quá

trình thương lượng được quy định trong điều khoản về giải quyết tranh chấp. Do đó các bên phải tiến hành như là một điều khoản trong hợp đồng. Kết quả thương lượng được coi như một thỏa thuận mới về vấn đề tranh chấp, các bên phải đảm bảo được sự tự nguyện trong thỏa thuận theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên đối với phương thức này thì kết quả thỏa thuận khó được thi hành trong thực tế nên khơng có lợi cho bên thắng kiện.

Đối với thương lượng được tiến hành theo thủ tục trọng tài hoặc Tòa án thì theo

yêu cầu của các bên, trọng tài viên, thẩm phán có thể ra văn bản cơng nhận kết quả thỏa thuận của các bên sau quá trình thương lượng. Văn bản này có giá trị như một quyết định của Trọng tài hay Tòa án.

2.2.6.2. Giải quyết tranh chấp thơng qua cơ chế hịa giải

Hịa giải là q trình giải quyết tranh chấp mang tính chất riêng tư, trong đó có hịa giải viên là người thứ ba làm trung gian giúp các bên đạt được sự thỏa thuận. Với phương thức này, các bên có thể giải quyết tranh chấp một cách thân thiện và có thể tiếp tục giữ vững mối quan hệ trong kinh doanh; hạn chế tối đa sự hao phí thời gian và tiền của vào việc giải quyết tranh chấp nếu nó được tiến hành theo thủ tục tố tụng trọng tài hoặc tịa án. Ngồi ra, nó khơng phải là q trình tố tụng cơng khai nên đảm bảo giữ vững được các bí mật trong thương mại mà các bên khơng muốn cho người ngồi biết. Mặt khác, nó là phương thức giải quyết giúp giữ vững uy tín và danh dự cho các bên. Do bản chất của hòa giải là sự tự nguyện thỏa thuận nên kết quả thỏa thuận khơng có tính chất bắt buộc thi hành cao như giải quyết tại Trung tâm trọng tài hay Tòa án.

2.2.6.3. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp ngồi Tịa án, trong đó các bên tham gia tranh chấp thống nhất tranh chấp phát sinh nếu có sẽ do một hoặc một số người (trọng tài viên, ủy ban trọng tài) giải quyết và quyết định của một hoặc một số người đó có tính chất bắt buộc thực hiện. Ngày nay, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được xem như phương thức phổ biến, đặc biệt đối với tranh chấp phát sinh trong thương mại. Khi giải quyết tranh chấp bằng hình thức này, các bên sẽ sử dụng văn bản áp dụng là luật trọng tài thương mại 2010. Khi sử dụng phương pháp hòa giải này mang lại những lợi ích như: phương thức giải quyết nhanh gọn, tiết kiệm thời gian; đảm bảo tính khách quan, trung lập của trọng tài, phán quyết của trọng tài có hiệu lực thi hành cao bởi nó được Tịa án cơng nhận và cho thi hành qua một thủ tục tư pháp; các trọng tài viên thường là những chuyên gia hàng đầu của hầu hết các ngành trọng yếu , có trình độ học thức cao vì vậy sẽ mang đến phương án giải quyết tối ưu

nhất.Ngoài ra phương thức này cũng đảm bảo bí quyết kinh doanh của các bên vì nó khơng phải là phương thức giải quyết cơng khai như giải quyết tại Tòa án.

Tuy nhiên đây lại là phương thức chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, có thể do trình độ hiểu biết pháp luật chưa cao nên khi giao kết hợp đồng không thoả thuận điều khoản trọng tài hay tâm lý e ngại và lo sợ phải tiếp cận với phương thức giải quyết mới mà chỉ giữ thói quen đưa tranh chấp ra tồ án.

2.2.6.4. Giải quyết tranh chấp bằng tòa án

Tòa án là cơ quan chủ yếu giải quyết các tranh chấp, bất đồng không những chỉ trong hoạt động kinh doanh thương mại mà còn các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Tuy nhiên đối với từng lĩnh vực thì có một tịa chun trách cho lĩnh vực đó giải quyết. Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại thì tịa kinh tế sẽ chịu trách nhiệm giải quyết. Những tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định tại Điều 29, Bộ Luật tố tụng dân sự 2004. Để được giải quyết theo phương thức này thì khơng nhất thiết các bên phải thỏa thuận trước đó sẽ giải quyết tại Tịa án. Khi có tranh chấp xảy ra, ngun đơn có quyền khởi kiện ra Tịa án nếu các bên khơng có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Với phương thức giải quyết này ta có thể thấy được ưu điểm đó là phán quyết của Tịa án có tính cưỡng chế thi hành cao. Tuy nhiên phương pháp này lại là phương pháp giải quyết công khai nên bất lợi cho các bên, đặc biệt là những lĩnh vực kinh doanh cần phải giữ bí mật cho bí quyết kinh doanh của mình. Ngồi ra, khi đã giải quyết được tranh chấp thì các bên khó có thể giữ được mối quan hệ trong kinh doanh như trước đây đã từng có.

Nói tóm lại, mỗi phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp được nêu trên đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy khi ký hợp đồng các bên nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có lợi nhất cho các bên và đảm bảo sự cơng bằng, bình đẳng sau khi giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất tân huy hoàng (Trang 37 - 39)