Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất tân huy hoàng (Trang 26 - 27)

6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán doanh

2.2.2. Hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Pháp luật Việt Nam hiện hành không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Do đó, về mặt nguyên tắc, hợp đồng mua bán doanh nghiệp có thể được xác lập theo một trong các hình thức của hợp đồng dân sự như quy định tại Điều 410, Bộ luật Dân sự 2005, như bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, xuất phát từ các các quy định gián tiếp của pháp luật và đặc trưng về đối tượng của hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần được xác lập bằng văn bản. Cụ thể là:

Tại khoản 3, điều 15 Nghị định 128/2014/NĐ-CP điều chỉnh về việc bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước quy định trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ khi có quyết định kết quả bán doanh nghiệp, đại diện người bán và người mua phải ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp;

Tại khoản 1, điều 46 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp quy định trường hợp chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân hoặc một tổ chức thì trong hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu cơng ty phải có hợp đồng chuyển nhượng vốn;

Tại khoản 3, điều 47 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng quy định trong hồ sơ đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân khi chủ doanh nghiệp tư nhân bán doanh nghiệp của mình cho người khác phải có hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

Do đó, một cách gián tiếp pháp luật Việt Nam đã quy định hợp đồng mua bán doanh nghiệp phải được xác lập bằng văn bản.

Việc xác lập hợp đồng dưới hình thức bằng văn bản pháp luật Việt Nam có quy định: Giao dịch dân sự thơng qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ

liệu được coi là giao dịch bằng văn bản (Khoản 1, Điều 124, Bộ luật Dân sự 2005);

Như vậy từ quy định này có thể đương nhiên hiểu rằng: hợp đồng mua bán doanh nghiệp qua các hình thức điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu cũng được cơng nhận là hình thức hợp đồng bằng văn bản và hồn tồn khơng trái với quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hợp đồng mua bán doanh nghiệp là loại hợp đồng phức tạp với giá trị hợp đồng rất lớn so với các loại hợp đồng mua bán thơng thường khác. Q trình thiết

lập và thực hiện loại hợp đồng này thường được cân nhắc và tìm hiểu một cách kỹ càng, quá trình ký kết thường cần xác minh rất nhiều thông tin liên quan đến doanh nghiệp mục tiêu và các chứng minh xác thực về chủ sở hữu doanh nghiệp cũng như xác minh giá trị tài sản của doanh nghiệp, quá trình chuyển giao doanh nghiệp cũng tương đối phức tạp, đồng thời sau khi tiến hành ký kết các bên còn rất nhiều nghĩa vụ ràng buộc sau hợp đồng. Chính vì vậy, việc thực hiện hợp đồng qua fax, telex, điện báo, thông điệp dữ liệu sẽ không thật sự đảm bảo quyền lợi cho các bên. Nếu khơng có quy định riêng biệt về hình thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp tách riêng ra khỏi các quy định về hình thức của hợp đồng nói chung thì có thể dẫn đến sự thiếu tính minh bạch và thực tế trong q trình ký kết hợp hợp đồng. Đây cũng sẽ có thể trở thành một quy định làm giảm tính hiệu quả điều chỉnh của luật.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng mua bán doanh nghiệp thực ti n thực hiện tại công ty TNHH thƣơng mại và sản xuất tân huy hoàng (Trang 26 - 27)