Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thu ngân (Trang 25 - 26)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

1.1. Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến pháp luật điều chỉnh về

chỉnh về Công ty TNHH một thành viên

2.1.1. Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh về cơng ty TNHH một thành viên

Việt Nam bắt đầu thực hiện đổi mới từ nửa cuối thập niên 1980, với mong muốn xóa bỏ dần cơ cấu bao cấp quan liêu của nền kinh tế kế hoạch hóa, phát triển nền kinh tế năng động và hiện đại hơn. Một chủ trương lớn của chính phủ Việt Nam là hướng tới tự do hóa thương mại và thúc đẩy kinh tế tư nhân. Với nhiều biện pháp xé rào, giải tỏa bớt các rịa cản cho kinh tế tự do lưu thơng, nền kinh tế Việt nam nói chung, trong đó chủ yếu là nền kinh tế tư nhân cá thể bắt đầu phát triển mạnh. Nhưng những thành phần kinh tế tư nhân này cịn rất manh mún. Việc thành lập cơng ty doanh nghiệp phải trải qua các thủ tục giấy tờ rườm rà phức tạp. Dù gặp nhiều khó khăn nhưng sức phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vơ cùng mạnh mẽ. Tìm cách đáp ứng những nhu cầu quản lý sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân. Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 (cùng được Quốc hội Khóa VIII thơng qua ngày 21/12/1990) là các văn bản pháp lý đầu tiên cho phép thành lập các tổ chức kinh tế thuộc tư hữu, bao gồm các loại hình là: cơng ty TNHH và cơng ty cổ phần (thành lập theo Luật Công ty) và doanh nghiệp tư nhân (thành lập theo Luật Doanh nghiệp tư nhân).

Sau gần 9 năm thi hành Luật Công ty năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 thì Luật Doanh nghiệp 1999 được Quốc hội khóa X thơng qua ngày 12 tháng 06 năm 1999, thay thế Luật Công ty 1990, quy định chi tiết hơn các laoij hình tổ chức kinh tế tư hữa đã có trước đó (cơng ty TNHH, cơng ty cổ phần, và doanh nghiệp tư nhân) và bổ sung thêm một loại hình mới là cơng ty hợp danh. Luật Doanh nghiệp 1999 cũng lần đầu tiên quy định về hình thức cơng ty TNHH một thành viên, nhưng quy định chủ sở hữu của cơng ty TNHH một thành viên chỉ có thể là tổ chức.

Từ năm 2005 đến nay là giai đoạn mà nước ta có nhiều thay đổi, đặc biệt là mở cửa hội nhập mạng mẽ của nền kinh tế. Trong giai đoạn này, để hội nhập với quốc tế , chúng ta gần như thay đổi và hồn thiện tồn bộ pháp luật của mình, trong đó có sự

thay đổi hai văn bản pháp luật đáng chú ý là Bộ Luật dân sự và Luật Doanh nghiệp. Để đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội Khóa XI đã thơng qua Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Luật Doanh nghiệp 2005 đã thống nhất các quy định về thành lập và quản lý các doanh nghiệp, gần như khơng có sự phân biệt là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân về phương diện tổ chức quản trị. Luật Doanh nghiệp 2005 đã thay thế Luật Doanh nghiệp 1999. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, công ty TNHH một thành viên có thể thuộc sở hữu của tổ chức hoặc của cá nhân. Như vậy, ta thấy Luật Doanh nghiệp 2005 đã đánh dấu một bước qua trọng vì xét về đối tượng điều chỉnh, phạm vi áp dụng đến nội dung cũng như kỹ thuật lập pháp, có thể nói Luật Doanh nghiệp đã góp phần vào việc thực hiện chính sách đổi mới và nhất là việc quy định rõ ràng và mở rộng về loại hình cơng ty TNHH một thành viên.

Dù Luật Doanh nghiệp 2005 đã cải cách một cách rõ nét phù hợp với nhu cầu đổi mới và hội nhập của đất nước nhưng qua quá trình áp dụng vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Đó chính là cơ sở cho việc ra đời của Luật Doanh nghiệp 2014 thay thế cho Luật Doanh nghiệp 2005. Luật Doanh nghiệp 2014 quy định chi tiết và sửa đổi những nội dung về vốn điều lệ, quyền hạn trách nhiệm các chủ thể chủ sở hữu công ty, Chủ tịch công ty, Giám đốc, Tổng giám đốc … đối với công ty TNHH một thành viên.

Tuy nhiên, từ thực trạng của nền kinh tế thị trường đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay thì khơng ít những trường hợp các cơng ty TNHH một thành viên lợi dụng những sơ hở của luật pháp để làm trái quy định pháp luật. Điều này làm cho Nhà nước thiệt hại về kinh tế, các doanh nghiệp cạch tranh không lành mạnh hay dẫn đến việc quản lý yếu kém hay những công ty ma được thành lập. Do đó, cần có sự quan tâm sâu rộng từ phía Nhà nước để tình trạng này khơng diễn ra và làm ảnh hưởng tới tình hình kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thu ngân (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)