6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về Công ty TNHH một
quốc tế, phù hợp với cam kết từ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập. Bằng việc tiếp thu một cách có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài để hoàn thiện pháp luật sẽ giúp cho pháp luật Việt Nam ngày càng tiệm cận để rồi tiến tới sự hòa nhập với pháp luật thế giới. Có như vậy mới cải thiện được mơi trường đầu tư, đáp ứng yêu cầu đổi mới nền kinh tế.
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về Công ty TNHHmột thành viên một thành viên
3.2.1. Một số kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơng ty nói chung vàpháp luật điều chỉnh về cơng ty TNHH một thành viên pháp luật điều chỉnh về công ty TNHH một thành viên
Quyền tự do kinh doanh là một trong những quyền cơ bản vềkinh tế của con người. Một xã hộiđượccho là tiến bộ nếu nó thừa nhận quyền tất cả mọi người có cơ hội kiếm sống bằng công việc do họ tự lựa chọn, Nhà Nước có nghĩa vụ thi hành các biện pháp để bảo vệ quyền này, trong đó bao gồm việc thực hiện các chính sách các biện pháp kinh tế nhằm phát triển vững chắc nền kinh tế xã hội bảo đảm các quyền tự do cơ bản về kinh tế của từng cá nhân cơng dân. Xuất phát từ những cơ sở đó việc hồn thiện những quy định Pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong q trình hồn thiện pháp luật về cơng ty ở Nước ta. Đó chính là sự triệt để tơn trọng và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân, tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi và hổ trợ cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.
Việc pháp luật bổ sung thêm loại hình cơng ty trách nhiệm một thành viên vào hệ thống các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam là một bước phát triển mới trong quá trình từng bước hồn thiện Pháp luật về cơng ty. Để loại hình doanh nghiệp này ngày càng phát triển, phát huy được những ưu điểm vốn có của nó trong việc thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư vào hoạt động kinh doanh, chế định này cần phải được hoàn thiện:
Thứ nhất, Trong nền kinh tế thị trường với nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng
gặp khơng ít khó khăn và rủi ro.Việc quy định loại hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với những ưu điểm của nó và đã đang đáp ứng được nhu cầu thiết thực, đáp ứng dược nguyện vọng của giới kinh doanh. Tuy nhiên muốn loại hình Cơng ty này hoạt động có hiệu quả hơn thì Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan cần ban hành những Nghị định và Thông tư hướng dẫn chi tiết hơn về quyền sở hữu tài sản của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng như quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu cơng ty phù hợp với mục đích và yêu cầu đặt ra. Ban hành, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các văn bản Pháp luật về doanh nghiệp trong việc thực hiện về trình tự thủ tục, ngành nghề kinh doanh. Đảm bảo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch định hướng phát triển kinh tế -xã hội.
Ngoài việc đổi mới cơ chế quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính pháp luật, cần tạo ra mơi trường kinh doanh thật sự bình đẳng, mỡ rộng hơn nữa các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trườngở Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát huy được khả năng trình độ sự năng động sáng tạo của các nhà doanh nghiệp.Có như vậy nền kinh tế của Nước ta mới ổn định, phát triển nhanh, mạnh và vững chắc.
Bên cạnh việc tạo lập mơi trường kinh doanh an tồn, Nhà Nước phải tăng cường giáo dục, phổ biến và giải thích pháp luật trong nhân dân nói chung và cả các nhà kinh doanh nói riêng đã góp phần cho loại hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ra đời và kinh doanh thuận lợi theo quy định của pháp luật.
Thứ hai: Phải xây dựng hệ thống pháp luật nước ta ngày càng hoàn thiện hơn,
thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật nhằm trách những quy định chưa đầy đủ của luật pháp đã tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp đó hoạt động phi pháp, thi lợi bất chính trong kinh doanh ảnh hưởng đến mơi trường kinh doanh và lợi ích của Nhà Nước. Bên cạnh đó càng làm tăng thêm lịng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm bỏ vốn để đầu tư làm ăn. Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sau đó đi vào hoạt động thì Nhà Nước các cơ quan chức năng cần thường xuyên giám sát theo dõi hoạt động kinh doanh của họ nhằm tránh xuất hiện những doanh nghiệp “ma” khi đăng ký kinh doanh và sau đó biến mất trên thị trường nhằm mục đích trốn thuế, trong khi
đó hàng hóa của họ lại tràn ngập trên thị trường làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh gây nên thất thu cho Nhà Nước.
Thứ ba: Nhà Nước cần đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với các doanh
nghiệp, một khi có các chính sách ưu đãi của Nhà Nước được dưa ra thì các nhà đầu tư sẽ mạnh dạng đầu tư vào loại hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhiều hơn. Nhà Nước cần tăng cường các biện pháp cưỡng chế đối với cơng ty mang tính chất kinh doanh khơng hợp pháp, lừa dối khách hàng, cạnh tranh không lành mạnh làm ảnh hưởng đến thị trường, nói xấu mặt hàng của người khác lợi dụng khách hàng để trục lợi.
Bên cạnh đó Nhà Nước cần phải có chính sách thuế ưu đãi hơn, vì khi có chính sách đó các nhà đầu tư sẽ mạnh dạn đầu tư vào loại hình Cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ngày càng nhiều hơn.
3.2.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về công tyTNHH một thành viên TNHH một thành viên
Về phía Nhà nước:
Với việc đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý điều chỉnh công ty TNHH một thành viên theo thông lệ quốc tế, vấn đề quan trọng hiện nay là phải làm cho các chủ thể kinh tế trong nước đồng thuận và tuân thủ. Để làm được điều này, điều quan trọng đầu tiên là tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp luật. Nhà nước cần tổ chức các cuộc hội thảo nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác thi hành luật, thu thập các ý kiến đóng góp của các luật sư và doanh nghiệp để hoàn thiện những bất cập của pháp luật hiện hành. Thứ hai là tuyên truyền, giáo dục để xây dựng và nâng cao nhận thức về hợp đồng đại lý thương mại đối với quá trình phát triển của nền kinh tế. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Nhà nước cần làm tốt công tác truyền thông về những thay đổi của pháp luật để đảm bảo những quy định mới đến được tất cả cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế.
Về phía doanh nghiệp:
Doanh nghiệp nói riêng cần nâng cao hiểu biết và ý thức tuân thủ pháp luật. Pháp luật thường xuyên thay đổi để đáp ứng với những biến đổi của nền kinh tế, do đó các nhà quản trị trong cơng ty luôn phải theo dõi và cập nhật những thay đổi về pháp luật trong tất cả lĩnh vực liên quan tới quá trình kinh doanh, đồng thời nghiên cứu và
nắm bắt đúng nội dung tư tưởng của các quy định đó để đảm bảo quá trình thực hiện ln đúng pháp luật. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức pháp luật không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với pháp luật mà còn là một biện pháp hữu hiệu để doanh nghiệp hoàn thiện, phát triển kinh doanh và mở rộng thị trường.