Quy định về tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thu ngân (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Phân tích thực trạng quy phạm pháp luật điều chỉnh về công ty TNHH một

2.2.2. Quy định về tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên

Bộ máy quản lý trong công ty TNHH một thành viên tồn tại như một tất yếu khách quan, là một bộ phận cấu thành của công ty. Một yêu cầu đặt ra là pháp luật phải quy định địa vị pháp lý cho từng bộ phận trong bộ máy tổ chức đó cũng như mối quan hệ giữa các bộ phận ấy với nhau để cho bộ máy ấy hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả, không chồng chéo. Vấn đề tổ chức quản lý cơng ty TNHH nhìn chung đơn giản hơn loại hình công ty cổ phần. Về cơ bản, mọi vấn đề về tổ chức quản lý công ty do chủ sở hữu công ty quyết định. Xuất phát từ đặc điểm công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp 2014 chia ra làm hai loại cơ cấu tổ chức quản lý công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một tổ chức

Theo Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mơ hình sau đây: (1) Chủ tịch cơng ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; (1) Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên. Như vậy, cơng ty TNHH một thành viên có hai mơ hình tổ chức. Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.Các quyền, nghĩa vụ, chế độ làm việc cụ thể của Hội đồng thành viên đối với chủ sở hữu công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật có liên quan. Chủ tịch cơng ty do chủ sở hữu bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy địnhcủa Luật này, pháp luật có liên quan và Điều lệ cơng ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty TNHH một thành viên là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu công ty về việc thực hiện

các quyền và nghĩa vụ của mình. Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốcvới nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch cơng ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, Điều lệ cơng ty có quy định khác.Chủ sở hữu công ty quyết định số lượng Kiểm soát viên, bổ nhiệm Kiểm soát viên với nhiệm kỳ khơng q 05 năm và việc thành lập Ban kiểm sốt. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Địa vị pháp lý này của kiểm soát viên khác với địa vị pháp lý của các thành viên Ban Kiểm sốt trong cơng ty cổ phần. Thành viên Ban Kiểm sốt trong cơng ty cổ phần thực hiện việc kiểm sốt thơng qua tổ chức của họ là Ban Kiểm soát. So với điều kiện để trở thành thành viên Ban Kiểm sốt của cơng ty cổ phần, kiểm sốt viên trong cơng ty TNHH một thành viên là tổ chức có những đặc thù nhất định. Thành viên Ban Kiểm sốt của cơng ty cổ phần phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và từ 21 tuổi trở lên trong khi đó kiểm sốt viên của cơng ty TNHH một thành viên khơng bắt buộc phải ít nhất 21 tuổi mà chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (tức đủ 18 tuổi trở lên). Một khác biệt nữa là thành viên Ban Kiểm sốt trong cơng ty cổ phần không được giữ các chức vụ quản lý cơng ty nhưng kiểm sốt viên trong công ty TNHH một thành viên là tổ chức có thể kiêm nhiệm các chức vụ quản lý điều hành cơng ty vì quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty TNHH một thành viên là tổ chức không cấm việc kiêm nhiệm này. Một quyền quan trọng khác của Kiểm sốt viên trong cơng ty TNHH một thành viên là tổ chức là có quyền tham gia biểu quyết thơng qua các giao dịch tư lợi (thành viên Ban Kiểm sốt trong cơng ty cổ phần khơng có quyền này).

Cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một cá nhân

Đây là loại hình cơng ty TNHH đặc thù, cơ cấu quản lý công ty mang những nét đặc thù riêng biệt. Cơ cấu tổ chức quản lý công ty gồm Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Chủ sở hữu công ty đồng thời là Chủ tịch công ty. Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người đại diện theo pháp luật của

công ty, được quy định tại Điều lệ của cơng ty. Chủ tịch cơng ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều lệ công ty hoặc tại hợp đồng lao động mà chủ tịch công ty ký với họ. Giám đốc, Tổng giám đốc có các quyền như tổ chức thực hiện quyết định của Chủ tịch công ty; tự quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Chủ tịch công ty; ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch cơng ty; kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức cơng ty; trình báo cáo quyết tốn tài chính hằng năm lên Chủ tịch cơng ty; kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; tuyển dụng lao động. Ngoài ra, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch Cơng ty. Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp cịn quy định nghĩa vụ của thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm sốt viên của cơng ty TNHH một thành viên phải tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, quyết định của chủ sở hữu công ty trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao; thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp tối đa của cơng ty và chủ sở hữu cơng ty. Ngồi ra, họ cịn có các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ cơng ty. Như vậy, xét ở khía cạnh cơ cấu tổ chức quản lý cơng ty TNHH một thành viên theo Luật Doanh nghiệp 2014 có sự mở rộng và toàn diện hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh đầu tư, thành lập công ty để tham gia vào nền kinh tế thị trường một cách tự tin hơn, thoải mái hơn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về công ty TNHH một thành viên – thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thu ngân (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)