6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Phân tích thực trạng quy phạm pháp luật điều chỉnh về công ty TNHH một
2.2.1. Quy chế thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức lại, giải thể công ty TNHH một
Các chính sách bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, hay các quy định đối với hình thức cơng ty…tạo ra một hành lang cho các chủ sở hữu doanh nghiệp nhìn vào đó, theo quy chuẩn đó để thực hiện, mọi hoạt động liên quan đến doanh nghiệp đều phải dựa vào các quy định của pháp luật.Công ty TNHH một thành viên phải chấp hành các quy định của pháp luật, phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với Nhà nước, với xã hội, với các thành viên trong công ty như thế nào là do pháp luật quy định (nghĩa vụ nộp thế, nghĩa vụ đảm bảo vốn điều lệ, trách nhiệm bảo vệ môi trường, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, tuân thủ các điều kiện khi thành lập doanh nghiệp.
2.2. Phân tích thực trạng quy phạm pháp luật điều chỉnh về công ty TNHHmột thành viên một thành viên
2.2.1. Quy chế thành lập, đăng ký kinh doanh, tổ chức lại, giải thể công tyTNHH một thành viên TNHH một thành viên
Quy chế thành lập
Mọi cá nhân, tổ chức, không phân biệt quốc tịch, nếu không thuộc đối tượng bị cấm thành lập cơng ty đều có quyền thành lập cơng ty tại Việt Nam. Công ty TNHH một thành viên được thành lập theo hai con đường: thành lập mới và chuyển đổi loại hình cơng ty. Thành lập mới là việc một cá nhân hoặc một tổ chức đứng ra tiến hành thành lập theo trình tự thủ tục luật định. Pháp luật nói chung và Luật Doanh nghiệp 2014 nói riêng đều thừa nhận quyền tự do thành lập cơng ty. Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền lựa chọn ngành nghề lĩnh vực kinh doanh để thành lập công ty TNHH một thành viên theo quy định của pháp luật. Thành lập công ty TNHH một thành viên của một tổ chức hay cá nhân đều gắn với mục đích lợi nhuận, làm tăng tài sản của các nhà đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Quyền được thành lập công ty xuất phát từ quyền tự do kinh doanh của mỗi người mà pháp luật cần thiết phải ghi nhận và bảo vệ. Việc thừa nhận quyền này và sự điều chỉnh kịp thời của Nhà nước có ý nghĩa rất quan
trọng đối với cuộc sống của các thương nhân cũng như với sự phát triển toàn diện của đất nước.
Quyền tự do kinh doanh của cá nhân được tôn trọng và được xem như một quyền tất yếu của con người, bao gồm quyền được bảo đảm sở hữu với tài sản, quyền tự do thành lập doanh nghiệp, quyền tự cạnh tranh theo luật định. Quyền thành lập công ty bao giờ cũng gắn liền với việc đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, việc thành lập công ty bị hạn chế ở một số đối tượng theo quy định tại Khoản 2, Điều 18, Luật Doanh nghiệp 2014.
Bên cạnh con đường thành lập mới, cơng ty TNHH một thành viên cịn được thành lập thông qua con đường chuyển đổi doanh nghiệp: chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty TNHH một thành viên. Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày của Chính phủ đã quy định cụ thể về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Đối tượng chuyển đổi phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
Đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là thủ tục luật định nhằm khai sinh về mặt pháp lý cho công ty, tức là thừa nhận tư cách pháp lý của công ty và công ty sẽ được đảm bảo về mặt pháp lý kể từ khi hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh. Theo pháp luật Việt Nam, việc đăng ký kinh doanh cho công ty TNHH một thành viên được thực hiện tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi cơng ty đặt trụ sở chính (sau đây gọi là phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh). Người thành lập công ty phải lập và nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty TNHH một thành viên bao gồm giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định, dự thảo điều lệ công ty, các giấy tờ kèm theo. Các giấy tờ kèm theo có thể là: nếu cơng ty TNHH một thành viên là cá nhân thì cần phải có bản sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền; xác nhận vốn pháp định của cơ quan; tổ chức có thẩm quyền đối với cơng ty kinh doanh các ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định;
chứng chỉ hành nghề đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề. Khi tiếp nhận hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp nếu xét thấy doanh nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định về đăng ký kinh doanh tại Khoản 1, Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2014. “Cơng ty phải có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, tên công ty được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp, có trụ sở chính và cơng ty đăng ký kinh doanh những ngành nghề không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh”. Đồng thời, cơng ty phải nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh. Lệ phí đăng ký kinh doanh được xác định căn cứ vào số lượng ngành nghề đăng ký kinh doanh, mức lệ phí cụ thể do Chính phủ quy định. Trường hợp hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp đặt không đúng theo quy định thì phịng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi bổ sung (nếu có). Trường hợp hồ sơ hợp lệ, sau ba ngày kể từ ngày nộp hồ sơ doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cơng ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân, có quyền hoạt động kinh doanh theo luật định. Trừ trường hợp công ty đăng ký kinh doanh kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do phịng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty TNHH một thành viên phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và trả phí theo quy định. Đây là thủ tục luật định nhằm cơng khai hóa hoạt động của cơng ty TNHH một thành viên, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về công ty cho công chúng. Thực tế cho thấy những cải cách đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2005 và 2014 đã tạo ra bước đột phá trong cải thiện môi trường kinh doanh, huy động vốn, phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng đóng góp cho ngân sách. Tuy vậy, xét theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế, mức độ thuận lợi trong thành lập doanh nghiệp và khởi sự kinh doanh vẫn thấp hơn chuẩn mực trung bình của quốc tế. Sau khi cấp Giấy chứng nhận, công ty TNHH một thành viên vẫn phải tiến hành thủ tục tại cơ quan công an để lấy con dấu
và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Do đó, thời gian hồn thành việc thành lập vẫn khơng nhanh chóng.
Tổ chức lại cơng ty TNHH một thành viên
Việc tổ chức lại doanh nghiệp một cách linh hoạt được quy định khá cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014. Mục đích và ý nghĩa của Luật Doanh nghiệp khi quy định về các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp là nhằm tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bởi vì, cùng là một loại hình kinh doanh, nhưng tại giai đoạn này thì phù hợp nhưng sang giai đoạn khác khơng cịn phù hợp nữa. Do đó, quy định các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp đã tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư thay đổi hình thức kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, tránh tình trạng phải giải thể hay phá sản một cách không cần thiết. Hơn nữa việc đưa ra một khung pháp lý để tổ chức lại doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, bảo vệ lợi ích của các bên liên quan như chủ nợ, người lao động, lợi ích Nhà nước... là vấn đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa thiết thực trong việc tạo lập và ổn định môi trường kinh doanh. Các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp cũng phong phú và đa dạng, gồm: sáp nhập, hợp nhất, chia, tách và chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp.
Thứ nhất, về vấn đề chia doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên được
chia thành một số công ty cùng loại. Việc chia công ty được thông qua quyết định của chủ sở hữu công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Quyết định chia cơng ty phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở công ty bị chia, tên các công ty sẽ thành lập, nguyên tắc và thủ tục chia tài sản công ty, phương án sử dụng lao động, thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp, nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của công ty bị chia, thời hạn thực hiện chia công ty. Quyết định chia công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động. Khi chia công ty TNHH một thành viên, chủ sở hữu công ty bị chia vẫn là chủ sở hữu công ty mới được thành lập. Chủ sở hữu công ty mới được thành lập thông qua Điều lệ, bầu hoặc bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, giám đốc hoặc Tổng giám đốc và tiến hành đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo quyết định chia theo công ty. Sau khi đăng ký kinh doanh các công ty mới, công ty bị chia chấm dứt tồn tại. Quyết định phân chia tách nhiệm của các công ty mới thành lập đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của cơng ty bị
chia khơng có hiệu lực pháp lý đối với chủ nợ, đối với người có quyền và lợi ích liên quan, trừ trường hợp cơng ty mới thành lập và chủ nợ có liên quan có thỏa thuận khác. Tất cả các công ty mới được thành lập từ công ty bị chia đều phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, trừ trường hợp chủ nợ và công ty mới thành lập từ cơng ty bị chia có thỏa thuận khác. Khi các khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả thì chủ nợ có quyền u cầu một trong các công ty mới được thành lập từ cơng ty bị chia thanh tốn khoản nợ đến hạn đó, đồng thời có quyền u cầu các cơng ty cịn lại hồn trả lại phần tương ứng mà họ phải gánh chịu.
Thứ hai, về vấn đề tách doanh nghiệp Cơng ty TNHH một thành viên có thể
tách bằng cách chuyển một phần tài sản cơng ty hiện có (gọi là cơng ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (công ty được tách) chuyển một phần quyền hoặc nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Thủ tục tách công ty TNHH một thành viên được quy định như sau: Chủ sở hữu công ty thông qua quyết định tách công ty theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ cơng ty. Quyết định tách cơng ty phải có các nội dung chủ yếu sau: tên, trụ sở công ty bị tách, tên công ty được tách, phương án sử dụng lao động, giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ công ty bị tách sang công ty được tách, thời hạn thực hiện tách công ty. Quyết định tách công ty phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua quyết định. Chủ sở hữu công ty bị tách đồng thời là chủ sở hữu công ty được tách hoặc công ty bị tách làm chủ sở hữu công ty được tách. Sau khi tách, công ty được tách phải tiến hành đăng ký kinh doanh theo luật định. Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty được tách và công ty bị tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của cơng ty bị tách có thỏa thuận khác. Trường hợp công ty bị tách trở thành chủ sở hữu của cơng ty được tách thì cơng ty bị tách vẫn hồn toàn chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh tốn, cơng ty được tách khơng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách.
Thứ ba, vấn đề hợp nhất doanh nghiệp Hợp nhất cơng ty TNHH một thành viên
là hình thức tổ chức lại cơng ty trong đó có một hoặc một số cơng ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một cơng ty mới (cơng ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty hợp nhất. Thủ tục hợp nhất công ty TNHH một thành viên được quy định như sau: Các công ty bị hợp nhất chuẩn bị hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của các cơng ty bị hợp nhất; tên, địa chỉ trụ sở chính của cơng ty hợp nhất; thủ tục và điều kiện hợp nhất; phương án sử dụng lao động; thời hạn, thủ tục và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị hợp nhất thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của cơng ty hợp nhất; thời hạn thực hiện hợp nhất; dự thảo Điều lệ công ty hợp nhất. Chủ sở hữu công ty bị hợp nhất thông qua hợp đồng hợp nhất, Điều lệ công ty hợp nhất, bầu bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty hợp nhất và tiến hành đang ký kinh doanh công ty hợp nhất theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký kinh doanh phải kèm theo hợp đồng hợp nhất. Hợp đồng hợp nhất phải được gửi đến các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thông qua. Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất nhất dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Thứ tư, vấn đề sáp nhập doanh nghiệp, sáp nhập công ty TNHH một thành viên
là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp trong đó có một hoặc một số cơng ty TNHH một thành viên (gọi là cơng ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một cơng ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Các công ty TNHH một thành viên chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều