6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2. Phân tích thực trạng quy phạm pháp luật điều chỉnh về công ty TNHH một
2.2.4. Quyền và nghĩa vụ của công ty, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên với tư cách là một pháp nhân do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty và chủ sở hữu cơng ty có quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm độc lập với nhau. Bởi vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định chặt chẽ quyền và nghĩa vụ của công ty và chủ sở hữu công ty.
Quyền của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Cơng ty TNHH một thành viên có quyền tự chủ kinh doanh, chủ động ngành nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; được Nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi tham gia sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích. Quyền này thể hiện ở chỗ, Nhà nước cơng nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài loại hình cơng ty TNHH một thành viên, bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của doanh nghiệp, thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh. Công ty TNHH một thành viên có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Việc pháp luật quy định quyền này của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền sử dụng số vốn của chính cơng ty để kinh doanh sinh lợi. Nhà nước không can thiệp hay bắt buộc cơng ty phải có một hình thức cố định cứng nhắc nào trong việc sử dụng vốn hay tham gia vào thị trường thương mại nào, kế cả trường hợp công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước.Sau khi công ty TNHH một thành viên đăng ký thành lập, họ được phép tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động phù hợp theo yêu cầu kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những vấn đề về tuyển dụng và sử dụng lao động của doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định của pháp luật lao động. Khi cơng ty đã đăng ký vốn điều lệ có thể bằng tiền, hiện vật hoặc cơng nghệ thì cơng ty có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số tài sản đó và tự chủ quyết định các công việc kinh doanh cũng như các quan hệ nội
bộ trong công ty. Công ty chủ động ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh đối với các đối tác trong và ngồi nước, khơng phân biệt loại hình doanh nghiệp nào. Đồng thời cơng ty TNHH một thành viên có quyền từ chối mọi yêu cầu cung cấp nguồn lực không được pháp luật quy định. Bên cạnh đó, việc xuất, nhập khẩu là quyền năng cơ bản mà doanh nghiệp đương nhiên được phép hoạt động. Công ty chỉ cần đăng ký mã số thuế, khi có hoạt động xuất, nhập khẩu thì mã số thuế đương nhiên được xem là mã số xuất, nhập khẩu. Việc quy định quyền kinh doanh này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn về mặt thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, đồng thời thể hiện được xu hướng tồn cầu hóa trong hoạt động thương mại. Ngoài ra, cơng ty TNHH một thành viên cịn có một số quyền được pháp luật thừa nhận như quyền khiếu nại, tố cáo; trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng và một số quyền khác theo quy định của pháp luật.
Nghĩa vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Bên cạnh các quyền cơ bản mà Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, cơng ty TNHH một thành viên có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ty, hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện. Đối với những ngành, nghề đã đăng ký chất lượng thì phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ đó. Sau khi đã đăng ký kinh doanh và khắc dấu, công ty TNHH một thành viên phải tiến hành đăng ký mã số thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước. Trong quá trình hoạt động, cơng ty có trách nhiệm tổ chức cơng tác kế tốn, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật về kế toán. Đồng thời, doanh nghiệp phải thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê, định kỳ báo cáo đầy đủ các thơng tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định, khi phát hiện có thơng báo về các thơng tin kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác thì doanh nghiệp phải kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, chính xác. Mặt khác, để bảo vệ người lao động, Luật Doanh nghiệp cịn quy định, cơng ty TNHH một thành viên phải đảm bảo quyền, lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo
quy định của pháp luật về bảo hiểm. Cơng ty TNHH một thành viên cịn phải tn thủ một số quy định nghiêm ngặt về vấn đề tài chính của cơng ty như công ty không được phát hành cổ phần. Ngồi ra, cơng ty TNHH một thành viên còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên mơi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh khác và thực hiện một số nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
Quyền của chủ sở hữu cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Điều 75, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các quyền cụ thể của chủ sở hữu công ty. Thứ nhất, đối với chủ sở hữu cơng ty là một tổ chức có các quyền sau: Trước hết, chủ sở hữu cơng ty có quyền quyết định những vấn đề cơ bản nhất của công ty như quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty, quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và cơng nghệ. Bên cạnh các quyền đó, Luật Doanh nghiệp đặc biệt chú ý đến các quyền liên quan đến vấn đề tài chính của cơng ty. Chủ sở hữu cơng ty có quyền quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ cơng ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của cơng ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp 2014 còn quy định vấn đề tổ chức giám sát, theo dõi, đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty cũng như việc tăng vốn điều lệ của công ty, chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn điều lệ của cơng ty cho tổ chức, cá nhân khác thuộc quyền của chủ sở hữu cơng ty. Trong q trình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH một thành viên là tổ chức, chủ sở hữu xem xét, chủ sở hữu cân nhắc để quyết định thành lập cơng ty con, góp vốn vào cơng ty khác, sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của cơng ty. Khi thấy hoạt động cơng ty khơng có hiệu quả, chủ sở hữu cơng ty có quyền tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty, thu hồi tồn bộ giá trị tài sản của cơng ty sau khi cơng ty hồn thành giải thể hoặc phá sản. Ngồi ra, chủ sở hữu cơng ty cịn có các quyền khác
quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty. Thứ hai, đối với công ty TNHH một thành viên là một cá nhân, chủ sở hữu có quyền quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác. Về vấn đề vốn và tài chính, chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc tồn bộ vốn Điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, quyết định sử dụng lợi nhuận sau khi đã hồn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính của cơng ty, thu hồi giá trị toàn bộ tài sản của cơng ty sau khi cơng ty hồn thành giải thể hoặc phá sản. Ngoài ra, chủ sở hữu là một cá nhân có quyền quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản cơng ty và có một số các quyền khác quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên được quy định khái quát tại Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2014. Chủ sở hữu có nghĩa vụ góp vốn đầy đủ và đúng hạn như đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh, trường hợp khơng góp đủ số vốn đã cam kết thì chủ sở hữu cơng ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Đồng thời, chủ sở hữu công ty phải tuân thủ Điều lệ công ty, phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty. Riêng đối với chủ sở hữu công ty là một cá nhân phải tách biệt các chỉ tiêu của cá nhân và gia đình mình với chỉ tiêu trên cương vị là Chủ tịch và Giám đốc công ty. Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua bán, vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu cơng ty. Ngồi ra, chủ sở hữu cơng ty cịn phải thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, pháp luật nói chung và Luật Doanh nghiệp (2005) nói riêng đã có những quy định phù hợp để tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế thị trường và ngày càng phát huy được thế mạnh của mình. Tuy nhiên, chủ sở hữu cơng ty cũng phải chịu những hạn chế nhất định đối với quyền của họ, đặc biệt là các quyền quản lý, sử dụng vốn điều lệ. Chủ sở hữu công ty chỉ được rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác. Trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn đã góp ra khỏi cơng ty dưới hình thức khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công ty khơng thanh tốn đầy đủ các
khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả. Sở dĩ chủ sở hữu công ty bị hạn chế một số quyền như trên là do xuất phát từ đặc điểm của công ty TNHH một thành viên. Pháp luật quy định như vậy để hạn chế sự lạm quyền hoặc vi phạm pháp luật của chủ sở hữu thành viên duy nhất của công ty, đồng thời nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ với công ty TNHH một thành viên.