Một số đánh giá, nhận xét về thực trạng thực hiện pháp luật hợp đồng laođộng tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần sản xuất vạn xuân (Trang 36 - 40)

2 .Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

4. Kết cấu khóa luận

2.3 Một số đánh giá, nhận xét về thực trạng thực hiện pháp luật hợp đồng laođộng tạ

2.3.1 Tích cực

Trong 7 năm hoạt động kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Vạn Xuân đã đạt được những thành tựu đáng nói trong việc thực hiện pháp luật về hợp đồng lao động.

Thứ nhất, Công ty đã nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng lao động, các chủ thể khi giao kết hợp đồng lao động đều đáp ứng được các điều kiện theo quy định; đồng thời đảm bảo được các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động.

Thứ hai: Hợp đồng lao động tại Công ty đã khá đầy đủ các nội dung bắt buộc phải có đối với một hợp đồng lao động.

Thứ ba: Trình độ chun mơn và hiểu biết pháp luật của NSDLĐ tại công ty đạt mức cao, điều này góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về lao động nói chung và hợp đồng lao động nói riêng.

Thứ tư: Cơng ty đã có Phịng pháp chế, trong đó có đội ngũ nhân sự chun ngành luật, có trình độ chun mơn về pháp luật lao động, đảm bảo việc thực hiện các quy định về lao động nói chung của cơng ty.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1 Hạn chế

Tồn tại song song với những điểm tích cực, cơng ty vẫn cịn vướng mắc một số hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về hợp đồng lao động.

Thứ nhất, nội dung của hợp đồng lao động tuy đã đủ các nội dung bắt buộc nhưng cịn khá sơ sài, và có một số điều chưa đúng như pháp luật quy định. Một số trường hợp hợp đồng được lập một cách sơ sài, qua loa và một số thỏa thuận trong hợp đồng không tuân thủ theo quy định của pháp luật : thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chế độ bảo hiểm cho người

Thứ hai, Công ty vẫn để xảy ra trường hợp không đảm bảo các quyền cũng như lợi ích cho người lao động, cịn chậm trễ trong việc trả trợ cấp thơi việc, mất việc, chậm thanh toán các khoản lương…

2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế

a, Nguyên nhân xuất phát từ phía người sử dụng lao động

Bất kỳ người sử dụng lao động nào cũng mong muốn thu được nhiều lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đó là quy luật tất yếu đối với những người kinh doanh trên thương trường. Tuy nhiên, điều này vơ hình chung đẩy người sử dụng lao động vào sự tìm kiếm lợi nhuận từ các hành vi không hợp pháp. Để thực hiện việc tối đa hóa lợi nhận, người sử dụng lao động có thể thơng qua nhiều cách và một trong số đố là hạn chế bớt quyền lợi của người lao động. Chẳng hạn như: người sử dụng lao động không trả trợ cấp thôi việc hay trả không đầu đủ cho đối tượng được hưởng theo quy định của pháp luật để giảm bớt chi phí; thử việc người lao động quá thời hạn để chỉ phải trả một khoản lương thấp hơn cơng việc đó khi người lao động bắt tay vào làm việc chính thức,…Các hành vi này đều khơng ngồi mục đích lợi nhuận của người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động là người trực tiếp thuê mướn và sử dụng lao động nhưng không phải người sử dụng lao động nào cũng nắm được các quy định về pháp luật lao động. Nhiều chủ sủ dụng lao động khi thực hiện các quyền và lợi ích của người lao động vẫn dựa trên thói quen, thường lệ của doanh nghiệp mà không biết pháp luật hợp đồng lao động quy định vấn đề đó như thế nào. Thực trạng này xảy ra khá phổ biến bởi lẽ người sử dụng lao động chưa thực sự tìm hiểu và có cái nhìn đúng đắn về vai trò của pháp luật.

Một nguyên nhân khác có lẽ xuất phát từ vị thế của các bên trong quan hệ lao động. Trong thực tế, người sử dụng lao động thường được coi là “kẻ mạnh”. Họ có thể tuyển dụng lao động một cách dễ dàng khi mà thị trường lao động đang dồi dào trong khi đó người lao động để có được một cơng việc phù hợp phải cạnh tranh rất nhiều. Chính vì vậy, người sử dụng lao động thường không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người lao động theo pháp luật mà khơng lo ngại.

b, Ngun nhân xuất phát từ phía người lao động

Phần lớn người lao động khơng có kiến thức về pháp luật lao động. Chính vì vậy, khi tham gia hợp đồng lao động, người lao động chỉ thỏa thuận theo những nội dung cụ thể mà người sử dụng lao động đã soạn thảo sẵn. Điều này khiến người lao động khơng biết mình thực sự có những quyền và lợi ích gì theo pháp luật. từ đó, người lao động khơng yêu cầu người sử dụng lao động phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đó để đảm bảo lợi ích cho mình. Bên cạnh đó, cũng bởi ngun nhân này mà đơi khi người lao động có những hành vi vi phạm pháp luật lao động.

Người lao động khơng tự rèn luyện nâng cao trình độ, tay nghề nên cơ hội tìm việc làm của họ khơng nhiều. Cho nên đơi khi họ chấp nhận một công việc với những

điều kiện lao động khơng đầy đủ hay có thể bỏ qua những hành vi vi phạm của người sử dụng lao động chỉ để giữ được công việc đang làm và tiếp tục hợp đồng lao động với người sử dụng lao động.

c, Nguyên nhân xuất phát từ tổ chức công đồn

Tổ chức cơng đồn giữ vị trí quan trọng đối với người lao động tại doanh nghiệp. Tổ chức cơng đồn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể lao động. Tuy nhiên, trong thực tế cơng đồn chưa phát huy được một cách tích cực vai trị của mình.

Cơng đồn cơ sở của cơng ty chưa thường xun quan tâm đầy đủ đến hoạt động của tổ chức. các thành viên ban chấp hành công đàon chưa được đào tạo một cách hệ thống, năng lực hạn chế, hiểu biết về công đàon cũng như Bộ luật Lao đọng và các lĩnh vực pháp luật khác còn chưa nhiều do vậy chưa thể bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các bên trong mối quan hệ lao động.

d, Nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan chức năng trong việc ban hành, áp dụng pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật

Từ thực trạng phán tích ở trên, có thể thấy một số quy định của pháp luật còn bộc lộ hạn chế và chưa thực sự phù hợp với hành vi của các bên trong quan hệ lao động. Nguyên nhân này xuất phát từ các nhà làm luạt, các cơ quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.Trên thực tế, có khơng ít những quy định của các văn bản pháp luật mâu thuẫn và chống chéo. Nhiều quy định chưa có tính khả thi hay nói một cách khác cịn tồn tại “ một khoảng cách khá xa giữa các quyền được quy định và việc thực hiện các quyền ấy trong thực tế ”. Hơn nữa, các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động xảy ra từng ngày, từng giờ song các văn bản pháp luật còn chưa kịp thời điều chỉnh các hành vi này.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luạt về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên và đầy đủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như : số lượng và chất lượng thanh tra viên khơng đảm bảo, năng lực cịn hạn chế. Thêm vào đó, một số cán bộ, thanh tra viên chưa làm đúg chức trách của mình trong khi thi hành cơng vụ. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp có vi phạm về pháp luật hợp đồng lao động cũng như cưỡng chế đối với các doanh nghiệp không chấp hành quyết định xử phạt chưa được các cơ quan có thẩm quyền chú trọng thực hiện.

Sự phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực lao động như Bộ lao đông- Thương binh xã hội, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, liên đàon lao động,.. chưa thực sự kịp thời, chính xác và thể hiện tính trách nhiệm chưa cao. Sự đùn đẩy, thiếu nhiệt tình trong cơng việc của nhiều cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cịn chưa được cải thiện.

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT

VẠN XUÂN

3.1 Một số kiến nghị cho việc hoàn thiện pháp luật về vấnđề hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng lao động và thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần sản xuất vạn xuân (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)