Định hướng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thực tiễn tại hợp tác xã công nông nghiệp xuân thủy (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1. Định hướng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao

3.1. Định hướng nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về đơn phương chấmdứt hợp đồng lao động. dứt hợp đồng lao động.

Việc hoàn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải đảm bảo phù hợp với định hướng sau :

Thứ nhất, đảm bảo lợi ích của NLĐ và NSDLĐ khi chấm dứt QHLĐ NLĐ có

quyền lựa chọn việc làm thì NSDLĐ cũng có quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, quyền tuyển chọn, sử dụng lao động, quyền tăng giảm lao động theo nhu cầu hoạt động và phù hợp quy định pháp luật. Về nguyên tắc, luật lao động bảo vệ NLĐ, song cũng cần xem xét và đặt trong tương quan với quyền lợi hợp pháp của NSDLĐ, không thể quy định quá nhiều quyền cho NLĐ và đặt quá nhiều trách nhiệm cho NSDLĐ. Pháp luật cần phải điều chỉnh hợp lý, hài hòa quyền lợi, cũng như trách nhiệm của các bên khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Do đó, một trong các yêu cầu phải đạt được khi hoàn thiện pháp luật lao động nước ta hiện nay về đơn phương chấm dứt HĐLĐ là bảo vệ NLĐ, đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NSDLĐ, tạo lập mối QHLĐ hài hịa, góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, vững vàng trong hội nhập và phát triển.

Thứ hai, bình ổn các QHLĐ trong doanh nghiệp sau khi chấm dứt một số QHLĐ

cá nhân. Bên cạnh lợi ích trực tiếp của các chủ thể trong quan hệ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, khơng thể khơng tính đến lợi ích của những người tham gia QHLĐ khác trong DN. Nếu vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ không được pháp luật điều chỉnh cụ thể, đúng đắn, phù hợp, thì ngồi việc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích các bên trong quan hệ HĐLĐ đó, thậm chí cịn có thể gây ra những hậu quả ngồi QHLĐ.

Thứ ba, đảm bảo tính khả thi của các quy định về đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Thực tiễn cho thấy, các tranh chấp về đơn phương chấm dứt HĐLĐ chiếm một tỷ lệ khá lớn, có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Những năm trước, tuyệt đại đa số các vụ án lao động là do NLĐ khởi kiện, thì nay xuất hiện càng nhiều vụ án do NSDLĐ khởi kiện do bị NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, hoặc kiện đòi bồi thường thiệt hại do NLĐ gây ra…Các quy định của pháp luật đơn phương chấm dứt HĐLĐ nếu khơng khả thi thì khơng chỉ gây vướng mắc cho việc áp dụng, dẫn đến nhiều quan điểm, nhiều hướng giải quyết khác nhau, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của các bên. Từ đó, khó có thể xây dựng môi trường làm việc ổn định, phát triển QHLĐ hài hịa, tiên tiến.

Ngồi ra, việc hồn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ không chỉ là việc sửa đổi các quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn, mà còn bao gồm việc xây dựng những quy định mới về đơn phương chấm dứt HĐLĐ để kịp thời điều chỉnh những QHLĐ ngày càng đa dạng.

Thứ tư, đảm bảo tính thống nhất của các quy định pháp luật về đơn phương chấm

dứt HĐLĐ trong mối tương quan với các vấn đề khác có liên quan. Một trong những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta là hình thành một hệ thống pháp luật thống nhất, khoa học, có tính khả thi cao để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống. Do đó, khi hồn thiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, phải đặt trong chỉnh thể hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan. Hơn nữa, pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ chỉ là một nội dung trong chế định chấm dứt HĐLĐ của pháp luật lao động, vì vậy, điều chỉnh các QHLĐ bằng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ chỉ đạt hiệu quả khi có mối tương quan với các quy định về chấm dứt HĐLĐ. Đây cũng là điều kiện để bảo đảm tính khả thi của pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ, bởi lẽ tính khả thi của một quy phạm pháp luật không chỉ phụ thuộc vào nội dung của quy định đó có phù hợp với thực tiễn hay khơng, mà cịn phụ thuộc vào sự tương hỗ giữa các quy định có liên quan.

Thứ năm, đảm bảo tính tương thích của các quy định pháp luật về đơn phương

chấm dứt HĐLĐ nước ta với pháp luật lao động quốc tế và tôn trọng tiêu chuẩn lao động quốc tế . Việt Nam là thành viên của ILO nên việc đảm bảo pháp luật lao động trong nước phù hợp với pháp luật lao động quốc tế là nguyên tắc cơ bản. Về nội dung liên quan đến chấm dứt HĐLĐ, ILO có các Cơng ước như: Cơng ước 158 về chấm dứt việc sử dụng lao động do NSDLĐ chủ động; Cơng ước 140 về nghỉ việc để học tập có lương; Cơng ước 128 về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất; Cơng ước 105 Xóa bỏ lao động cưỡng bức…Trong thực tế, Việt Nam đã và đang tham khảo, vận dụng các Công ước trên để làm cơ sở cho việc ban hành nhiều văn bản pháp luật lao động có liên quan hoặc được lựa chọn áp dụng với mức độ tương thích với đặc điểm nước ta. Chẳng hạn, các quy định về điều kiện để NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với NLĐ tại Điều 4, 5, 6 Mục A Phần II Cơng ước 158 có sự tương đồng với các quy định tại Điều 37, 38, 39 BLLĐ 2012; quy định về sự báo trước (Điều 11), trợ cấp thôi việc (Điều 12) hay các quy định phải thông báo cho nhà chức trách có thẩm quyền khi NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với NLĐ…trong Phần II, Phần III Công ước 158 đã được lấy làm tiêu chuẩn cho các quy định tương tự trong BLLĐ hiện hành (Điều 38 đến Điều 49).

Bên cạnh đó, các Cơng ước, Khuyến nghị của ILO cịn làm phong phú, sâu sắc hơn hệ thống khái niệm khoa học, thuật ngữ pháp lý về chấm dứt HĐLĐ cũng như góp

phần đưa pháp luật lao động nước ta đến với thị trường lao động uốc tế, tăng cường hơn nữa quá trình hợp tác quốc tế về lao động. Nội luật hóa các Cơng ước, Hiệp định, thỏa thuận mà nước ta đã ký kết hoặc tham gia về QHLĐ nói chung và chấm dứt HĐLĐ nói riêng là u cầu mang tính cấp thiết. Trong điều kiện Việt Nam hội nhập ngà càng sâu rộng về mọi mặt với khu vực và thế giới, việc tôn trọng những tiêu chuẩn, chuẩn mực lao động quốc tế, tham gia ngày càng nhiều các Điều ước quốc tế về lao động phù hợp điều kiện kinh tế, xã hội nước ta để tận dụng và phát huy tối đa các thuận lợi khách quan cho sự phát triển toàn diện của đất nước, hoàn thiện các QHLĐ và xây dựng thị trường lao động lành mạnh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thực tiễn tại hợp tác xã công nông nghiệp xuân thủy (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)