Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đến thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH TEP (Trang 30 - 39)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.1. Khái quát hệ thống pháp luật điều chỉnh hoàn thuế GTGT

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đến thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT

quy định của Luật thuế GTGT và ngày 12/08/2014, Tổng Cục thuế đã ban hành công văn số 3228/TCT-KK sửa đổi bổ sung một số điểm tại quy trình hồn thuế 905; Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 về quản lý rủi ro trong hồn thuế GTGT; Thơng tư 127/2015/TT-BTC ngày 21/8/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp; Công văn số 10492/BTC-TCT ngày 30/7/2015 của Bộ Tài chính về việc tăng cường cơng tác quản lý hồn thuế GTGT (trừ nội dung đã được sửa đổi tại điểm 3 của công văn số 18832/BTC-TCT ngày 17/12/2015); Công văn số 11797/BTC-TCT ngày 22/8/2014 về việc hướng dẫn và bổ sung nội dung công văn số 1752/BTC-TCT; Công văn 12485/BTC-TCT ngày 18/9/2013 về việc tăng cường công tác quản lý thuế, hải quan liên quan đến hoàn thuế GTGT hàng hố xuất khẩu qua biên giới đất liền; Cơng văn số 10024/BTC-TCT ngày 22/7/2014 về một số biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế, hải quan đối với hàng hố xuất khẩu qua biên giới đất liền; Cơng văn số 1752/BTC-TCT ngày 10/2/2014 về việc tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế; Công văn số 875/BTC-TCT ngày 17/01/2014 về việc hướng dẫn hồn thuế GTGT hàng hố xuất khẩu qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đất liền và các cơng văn của Bộ Tài chính về tăng cường quản lý hồn thuế GTGT đã ban hành năm 2013 trở về trước.

Như vậy có thể thấy, qua thời gian, vấn đề hoàn thuế GTGT ngày càng được quan tâm và đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc áp dụng các quy định trong việc thực hiện cơng tác hồn thuế GTGT.

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc đến thực thi pháp luật hoàn thuếGTGT GTGT

2.1.2.1. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, Đường lối chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà

nước.

Bản chất của hoàn thuế GTGT là một khoản chi của NSNN. Vì vậy, hồn thuế GTGT là một trong những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, được quy định nhằm phục vụ chính sách phát triển kinh tế và chính sách thuế ở Việt Nam. Xuất phát từ mục đích này mà việc thực thi pháp luật hồn thuế GTGT chịu sự ảnh hưởng khơng nhỏ bởi đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của nước ta: “Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ

vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau”.

Để thực hiện được mục tiêu trên thì Nhà nước ta phải có một chính sách thuế hợp lý chặt chẽ, đặc biệt là chính sách hồn thuế GTGT. Bởi chính sách hồn thuế có tác động trực tiếp đến NSNN nên trong q trình luật hóa cũng như thực tiễn cần phải nghiêm túc thực hiện để đảm bảo sự ổn định NSNN cũng như sự công bằng đối với chủ thể được hoàn thuế. Hiện nay quy định của Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung 2013 cùng với những văn bản hướng dẫn đã thể hiện khá tốt việc thể chế hóa chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.

Về nguyên tắc, khi phát sinh số thuế GTGT được khấu trừ, Nhà nước phải khấu trừ đầy dủ, kịp thời cho đối tượng nộp thuế. Nếu khấu trừ khơng hết thì phải hồn lại cho chủ thể nộp thuế. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng nộp thuế, đơn giản trong quá trình quản lý thu nộp thuế, quản lý NSNN, Nhà nước quy định các điều kiện nhất định để hoàn lại số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết cho các đối tượng nộp thuế. Nếu như khơng có những quy định chặt chẽ về điều kiện hồn thuế như thế này thì sẽ gây rối loạn cơng tác hồn thuế GTGT cũng như gây bất bình đẳng cho các đối tượng nộp thuế. Vì vậy, có thể nhận thấy rằng đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có tác động trực tiếp tới việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT.

Thứ hai, Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bên cạnh những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay.

Trước khi tìm hiểu xem tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có tác động như thế nào tới thực thi pháp luật hồn thuế GTGT thì cần phải xem xét pháp luật hồn thuế GTGT có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế - xã hội.

Thuế GTGT là một trong những sắc thuế có vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh nền kinh tế. Vì vậy, hồn thuế GTGT ra đời cũng mang trong mình sứ mệnh đảm bảo sự cơng bằng, ổn định của nền kinh tế. Thuế có tác động trực tiếp đến giá cả và thu nhập. Vì vậy, Nhà nước có thể sử dụng thuế như một cơng cụ điều chỉnh nền kinh tế tùy thuộc vào mục tiêu phát triển của từng giai đoạn. Khi đó, hồn thuế GTGT cũng trở thành một cơng cụ hữu dụng để Nhà nước có thể tạo sự bình ổn cho nền kinh tế cũng như tạo sự bình đẳng trong xã hội. Các quy định về đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT; điều kiện hồn thuế GTGT;... tuy mang tính cưỡng chế nhưng về bản chất đều nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế nhất định, khuyến khích hay hạn chế việc đầu tư ngành nghề, hàng hóa, dịch vụ nào đó.

Như vậy, thơng qua hồn thuế GTGT, Nhà nước đã gián tiếp tác động đến việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên cơ sở tận dụng và sử dụng hợp lý nguồn lực của đất nước trong việc điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, xã hội đặc biệt là hoạt động xuất khẩu.

Sự phát triển của kinh tế - xã hội sẽ có tác động nhất định đến việc thực thi pháp luật về hoàn thuế GTGT. Nước ta đã và đang bước trên con đường kinh tế thị trường với nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của VN năm 2015 tăng 6,68% so với năm trước, cao hơn mục tiêu 6,2% mà Quốc hội đề ra và cao nhất trong vòng 5 năm qua. Tăng trưởng kinh tế năm nay được đóng góp chủ yếu bởi khu vực cơng nghiệp và xây dựng với mức tăng 9,64%, cao hơn nhiều mức tăng 6,42% của năm trước. Khu vực dịch vụ tăng 6,33%, trong khi khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 2,41%, thấp hơn mức 3,44% của năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 162 tỷ USD, tăng 8,1% so với kết quả của năm ngoái. Kim ngạch xuất khẩu khu vực có vốn đầu tư nước ngồi ước tính đạt 115,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm trước, chiếm tỷ trọng 70,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, đóng góp 9,3 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng xuất khẩu chung(13).

Qua các số liệu thống kê ở trên có thể thấy mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội đều có sự tiến bộ rõ rệt kể từ khi Luật Thuế GTGT được sửa đổi năm 2013. Ngày càng có nhiều hàng hóa, dịch vụ được sinh ra, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển. Nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư sản xuất của doanh nghiệp phát triển hơn nữa, Nhà nước đã đề ra chính sách hồn thuế GTGT với một số mặt hàng để khích lệ doanh nghiệp gia tăng sản xuất, đặc biệt hoạt động xuất khẩu, thúc đẩy cơ cấu ngành hàng xuất khẩu. Ngược lại, nếu tình hình kinh tế - xã hội khó khăn thì việc thực thi pháp luật hồn thuế GTGT sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu. Bởi khi nền kinh tế khơng phát triển thì nguồn thu NSNN sẽ giảm, dẫn tới tình trạng chi NSNN cũng trở nên khó khăn, ngặt nghèo hơn, mỗi một khoản chi cũng sẽ phải tính tốn chặt chẽ hơn. Mặt khác, kinh tế - xã hội khơng phát triển thì việc kinh doanh của doanh nghiệp cũng trở nên khó khăn, lợi nhuận giảm thì nguồn thu NSNN từ thuế cũng giảm. Điều này rất dễ dẫn tới tình trạng: việc huy động vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn tín dụng lãi suất có xu hướng tăng khi phải vay với lãi suất thỏa thuận. Tình trạng này dẫn tới hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, trong khi áp lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cả thị trường trong nước ngày càng trở nên gay gắt hơn.

Bên cạnh việc chịu chi phối của tình hình kinh tế - xã hội trong nước, tình hình thực thi pháp luật hồn thuế GTGT cũng chịu ảnh hưởng của nền kinh tế quốc tế. Hiện 13() https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15507

nay, Việt Nam đang ngày càng hội nhập với nền kinh tế quốc tế, xu hướng chung là phải mở cửa, giảm thuế quan đối với hàng hóa, dịch vụ nói chung và giảm thuế GTGT nói riêng. Hồn thuế GTGT sinh ra với mục đích khuyến khích hoạt động xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Như vậy, nếu hoạt động kinh tế quốc tế phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, dẫn tới việc thực hiện công tác hoàn thuế GTGT cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên nếu nền kinh tế quốc tế đình trệ hay khủng hoảng thì hoạt động xuất khẩu cũng đình trệ theo và việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT gặp nhiều trở ngại.

Thứ ba, Chi phối bởi yêu cầu thu, chi NSNN.

Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN và hoàn thuế cũng là một trong những nguồn chi thường xuyên của NSNN. Hiện nay, kinh tế đối ngoại chịu sức ép của quan hệ “mua bán sòng phẳng”, thuế GTGT ngày càng trở thành cơng cụ quan trọng góp phần tích cực giảm bội chi NSNN, giảm lạm phát, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, chuẩn bị các điều kiện và tiền đề cho sự phát triển đất nước lâu dài. Song song cùng với nhu cầu về thu NSNN là yêu cầu về chi NSNN. Chi NSNN là những việc cụ thể không chỉ dừng lại trên các định hướng mà phải phân bổ cho từng mục tiêu, từng hoạt động và từng công việc thuộc chức năng của nhà nước. Chi phí cho cơng tác hồn thuế GTGT cũng là một khoản chi thuộc chức năng của Nhà nước. Vì vậy, yêu cầu về thu, chi NSNN là một yếu tố có ảnh hưởng khơng nhỏ tới việc thực thi pháp luật về thuế GTGT, trong đó có hồn thuế GTGT.

Nhằm đảm bảo quản lý chi hoàn thuế giá trị gia tăng chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đã có văn bản số 3357/BTC-TCT gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc quản lý chi hoàn thuế GTGT.

Thứ tư, Phụ thuộc vào tính khả thi và mức đồng bộ, hồn thiện hệ thống pháp

luật.

Khơng một loại thuế nào có thể đứng độc lập một cách tuyệt đối trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Pháp luật về hồn thuế GTGT cũng khơng ngoại lệ. Các quy định về hồn thuế GTGT cần có sự tương thích, phù hợp với các văn bản pháp luật khác có liên quan như: các văn bản pháp luật về thương mại, hải quan, quản lý chi ngân sách nhà nước, về thanh tốn khơng dùng tiền mặt... có như vậy, việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT mới thực sự đạt hiệu quả. Rất nhiều trường hợp các văn bản pháp luật quy định mâu thuẫn nhau, gây khó khăn cho q trình thi hành trên thực tế:

Nhân tố chủ quan là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng nhất. Vì vậy, các nhân tố này thường mang tính quyết định đối với việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT ở nước ta hiện nay.

Thứ nhất, Cơ cấu trình độ, năng lực quản lý của cơ quan thuế. Một là, Về cơ cấu:

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức cơ quan thuế

(Theo Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ)

Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước. Giúp việc cho Tổng cục thuế là các phòng chức năng và phòng nghiệp vụ.

Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế.

Chi cục Thuế ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

Chính phủ

Bộ Tài chính

Gồm: - 12 Vụ - Văn phịng

Có đại diện tại thành phố HCM

Gồm 14 phòng chức năng (đối với Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ

Chí Minh) Gồm: - Trường Nghiệp vụ thuế - Tạp chí Thuế

- Cục công nghệ thông tin Gồm: - Thanh tra

- Ban Cải cách và Hiện đại hóa

Chi Cục thuế

Gồm 11 phòng chức năng (đối với các Cục thuế còn lại)

Cục thuế Tổng Cục thuế

Cục Thuế cấp tỉnh, Chi cục Thuế cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật(14).

Như vậy, việc thực thi pháp luật hoàn thuế GTGT chịu tác động trực tiếp của cơ quan thuế. Tổng cục thuế đưa ra những văn bản hướng dẫn cụ thể cho các cơ quan thuế ở trung ương và địa phương trong việc thực hiện cơng tác hồn thuế GTGT dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật về thuế GTGT mà Chính phủ ban hành.

Việc thống nhất hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế không những cho phép Nhà nước quản lý thống nhất chế độ thuế trong cả nước, mà còn tạo cơ sở về mặt tổ chức, đảm bảo thực hiện thành công đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thuế nói chung và hồn thuế GTGT nói riêng.

Hai là, Về trình độ, năng lực quản lý thuế của các cơ quan thuế.

Việc thực thi pháp luật về hồn thuế GTGT nói riêng phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực cũng như đạo đức của cán bộ quản lý thuế. Việc thi hành pháp luật hoàn thuế GTGT sẽ đạt hiệu quả cao nếu như trình độ, năng lực chun mơn cao cùng với đạo đức tốt và ngược lại. Hiện nay, trình độ của cán bộ quản lý thuế là tương đối tốt. Các hiện tượng gian lận trong hồn thuế GTGT hầu như khơng xuất phát từ phía cơ quan thuế bởi lẽ việc thực hiện cơng tác hồn thuế GTGT đều căn cứ vào giấy tờ và có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa việc thực thi pháp luật về hồn thuế GTGT đã thực sự hiệu quả. Một phần nguyên nhân xuất phát từ đạo đức cũng như tinh thần trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế. Có những cơ quan thuế thiếu trách nhiệm, làm chậm q trình hồn thuế GTGT cho doanh nghiệp, gây đình trệ hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Có những doanh nghiệp phải trở thành con nợ bất đắc dĩ của cơ quan thuế. Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp bức xúc vì phải

chờ đợi để được cơ quan thuế ở địa phương hoàn thuế GTGT. Việc hoàn thuế chậm

như hiện nay khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào cảnh khốn khó phải đi vay với lãi suất

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH TEP (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)