Giải quyết tranh chấp hoàn thuế GTGT

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH TEP (Trang 52 - 56)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.2.5. Giải quyết tranh chấp hoàn thuế GTGT

Tranh chấp liên quan đến hồn thuế GTGT là tình trạng mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột quan điểm, lợi ích giữa đối tượng có u cầu hồn thuế và cơ quan thuế trong q trình hồn thuế GTGT: (i) tranh chấp liên quan đến hoàn thuế GTGT phát sinh giữa các chủ thể tham gia hoàn thuế GTGT, bao gồm đối tượng có quyền hồn thuế GTGT, các chủ thể này thường có quyền và lợi ích đối lập nhau; (ii) đối tượng tranh chấp về hồn thuế là những lợi ích liên quan đến số thuế được hồn. Khoản tiền này phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa các bên tranh chấp và thường là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp giữa họ.

Cũng giống như việc giải quyết các tranh chấp khác, tranh chấp thuế được giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này là tổng thể những qui phạm pháp luật là những tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp thuế. Xét về bản chất thì tranh chấp thuế cũng là một dạng tranh chấp hành chính, do vậy các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hành chính cũng chính là cơ sở, tiền đề cho

việc giải quyết các tranh chấp thuế. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các nguyên tắc này các cơ quan nhà nước có thẩm quyền như cơ quan thuế, toà án phải quan tâm đến những nét đặc thù của lĩnh vực thuế để áp dụng một cách phù hợp.

Thứ nhất, Nguyên tắc tôn trọng quyền tự vệ của đối tượng được hoàn thuế.

Quyền tự vệ của đối tượng được hồn thuế được hiểu là quyền được tự bảo vệ mình trước sự xâm hại của người khác. Cơ sở để thực hiện quyền này là qui định: “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”(18) và “Cơng dân có quyền khiếu nại,

quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào…”(19).

Quan hệ pháp luật thuế là quan hệ pháp luật hành chính. Một bên trong quan hệ này là các chủ thể đặc biệt – cơ quan hành chính nhà nước, được quyền sử dụng pháp luật để đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình, so với các cơ quan chức năng, người nộp thuế không được sử dụng quyền lực nhà nước, họ là đối tượng chịu sự quản lý và phải phục tùng việc sử dụng quyền lực nhà nước của các chủ thể quản lý. Do đó mà quan hệ này có thể coi là khơng bình đẳng, khơng cân bằng giữa các bên về địa vị pháp lý. Chủ thể được hoàn thuế bị “yếu thế” hơn so với các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, khi có sự vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của đối tượng được hồn thuế thì họ phải được quyền tự vệ bằng cách khiếu nại hay khởi kiện đến các cơ quan chức năng để đảm bảo quyền bình đẳng mà pháp luật qui định.

Thứ hai, Nguyên tắc tôn trọng pháp luật

Tôn trọng pháp luật thực chất là bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quá trình giải quyết tranh chấp thuế. “Pháp chế xã hội chủ nghĩa được hiểu là chế độ tuân thủ nghiêm chỉnh chính xác Hiến pháp và pháp luật của mọi chủ thế trong các quan hệ pháp luật”. Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau, một nền pháp chế thống nhất, vững chắc sẽ là cơ sở cần thiết cho hệ thống pháp luật điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội, phát huy được hiệu lực của mình và chỉ khi có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ và phù hợp, được điều chỉnh, sửa đổi bổ sung kịp thời thì nền pháp chế mới được củng cố và tăng cường. Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế là cơ sở để đảm bảo cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng đồng bộ, phát huy đầy đủ hiệu lực của mình và đảm bảo cơng bằng xã hội.

Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) qui định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. 18() Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp thuế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng pháp luật với tính chất là một phương tiện quan trọng để đảm bảo tính hiệu quả các nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên pháp luật chỉ thực sự phát huy vai trò, tác dụng khi nó được tơn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quá trình giải quyết tranh chấp thuế thực chất là việc thực hiện một cách nghiêm chỉnh pháp luật về giải quyết tranh chấp thuế. Nội dung này được thể hiện trên các khía cạnh sau:

Một là, Triệt để tôn trọng các qui định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết

tranh chấp thuế, tình trạng lạm quyền, khơng tuân thủ các nghĩa vụ được pháp luật qui định phải được loại trừ. Các quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết tranh chấp phải được đảm bảo thực hiện.

Hai là, Hoạt động giám sát, thanh tra kiểm tra việc thi hành pháp luật trong quá

trình giải quyết tranh chấp thuế phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt theo đúng qui định của pháp luật nhằm ngăn chặn và phát hiện kịp thời các việc làm vi phạm pháp luật đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất.

Ba là, Phải xử lý nghiêm minh kịp thời đúng pháp luật các hành vi vi phạm trong

quá trình giải quyết các tranh chấp thuế. Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan xét xử phải có trách nhiệm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp thuế của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.

Thứ ba, Ngun tắc tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể được hoàn

thuế.

Khi tham gia vào quan hệ pháp luật thuế, thực hiện nghĩa vụ thuế, chủ thể được hoàn thuế được hưởng những quyền mà pháp luật thuế qui định. Đây là những quyền mà Nhà nước cho đối tượng nộp thuế được hưởng trên cơ sở quan hệ pháp luật thuế cũng như để đảm bảo hiệu quả của q trình thu thuế, bảo đảm vai trị của thuế như là một công cụ điều tiết nền kinh tế tạo sự công bằng trong xã hội.

Biểu hiện của nguyên tắc này đó là việc đảm bảo cho chủ thể được hoàn thuế được thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện của mình trong trường hợp vì lý do khách quan mà họ chưa thực hiện được việc khiếu nại hay khởi kiện, kéo dài thêm thời hạn khởi kiện, bảo đảm quyền lợi cho họ khi đưa ra chứng cứ chứng minh. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu một qui định của pháp luật mà có nhiều cách hiểu khác nhau thì phải giải thích và áp dụng theo hướng có lợi cho đối người nộp thuế…

Có thể nói, trong quan hệ pháp luật thuế, chủ thể được hoàn thuế là bên yếu thế hơn, do vậy khi tranh chấp xảy ra phải triệt để tuân thủ các nguyên tắc trên. Có như

vậy mới đảm bảo được quyền lợi hợp pháp cho chủ thể được hồn thuế và cơng bằng xã hội.

Pháp luật Việt Nam hiện nay chỉ thừa nhận các trường hợp khiếu nại, khởi hiện liên quan đến hoàn thuế GTGT nhưng tranh chấp phát sinh giữa các bên chủ thể yêu cầu hoàn thuế và một bên là cơ quan thuế ra quyết định xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế của các cơ sở kinh doanh thì khơng được coi là tranh chấp liên quan đến hồn thuế GTGT.

Một ví dụ điển hình về tranh chấp liên quan đến hồn thuế GTGT năm 2013 tại tỉnh Đăk Lăk đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh này thoát khỏi nguy cơ phá sản sau 06 tháng khiếu nại. Cụ thể: Giữa năm 2013, Cục thuế Đăk Lăk có quyết định về việc thu hồi hồn thuế đối với một số doanh nghiệp kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh như: Công ty TNHH Anh Minh, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu 2-9 Đăk Lăk, Cơng ty Cổ phần Tập đồn Intimex... Tổng số tiền mà các doanh nghiệp bị yêu cầu nộp lại lên tới gần 100 tỷ đồng, thậm chí có doanh nghiệp bị u cầu nộp lại số tiền gấp 3,4 lần vốn điều lệ. Nguyên nhân của việc yêu cầu nộp lại số tiền hoàn thuế là do các doanh nghiệp này đã mua cà phê của một số doanh nghiệp đang bị điều tra hình sự.

Cục Thuế Đắk Lắk dựa vào Công văn 2149/TCT-KK ngày 03/07/2013 của Tổng cục Thuế về việc tạm dừng hoàn thuế GTGT: “…Trong khi chờ kết quả điều tra của

cơ quan công an, đề nghị Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk tạm thời chưa giải quyết khấu trừ, hồn thuế GTGT đối với các hố đơn do Công ty TNHH Thương mại Phước Bảo và một số DN tương tự phát hành”. Cơng văn 2149 có nội dung là “tạm dừng hoàn thuế GTGT”, nhưng Cục Thuế Đăk Lăk lại viện dẫn Công văn này để làm cơ sở pháp lý

cho việc: truy hoàn các khoản thuế GTGT đã được khấu trừ theo quy định của pháp luật.

Trước nguy cơ phá sản vì bị truy hồn thuế, các DN liên tiếp làm đơn khiếu nại lên Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính. Bởi lẽ, các hóa đơn đều hợp pháp, khơng có trong danh sách hóa đơn khơng cịn giá trị sử dụng mà cơ quan thuế đã thông báo. Đồng thời, khơng có thơng báo, cảnh báo nào của các cơ quan chức năng về dấu hiệu bất hợp pháp của các DN tại thời điểm xuất hóa đơn. Hơn nữa, trong các văn bản pháp quy của ngành thuế khơng có quy định về việc truy hồn thuế GTGT đối với các trường hợp đã được hồn thuế theo đúng điều kiện và trình tự, thủ tục. Việc giải quyết khiếu nại kéo dài hơn 06 tháng với nhiều văn bản trả lời của cơ quan chức năng, nhưng khơng thỏa đáng. Do đó, tháng 01/2014, các DN cà phê tiếp tục đệ đơn lên Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đề nghị xem xét giải quyết.

Qua vụ việc trên cùng với thực tiễn cơng tác hồn thuế GTGT ở nước ta hiện nay, Bộ Tài chính đã có cơng văn gửi các cục thuế về việc tăng cường quản lý thuế đối với các DN có rủi ro cao về thuế. Cơng văn của Bộ Tài chính nêu rõ: đối với trường hợp sử dụng hóa đơn đầu vào trực tiếp của các cơng ty và đơn vị trung gian có “vấn đề” (ngừng kinh doanh, bỏ trốn, có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp), nhưng chưa có kết luận chính thức của cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng, thì tạm dừng hoàn thuế nếu DN chưa được giải quyết hoàn thuế. Chỉ thực hiện tạm dừng đối với số hàng hóa của hóa đơn có dấu hiệu vi phạm đang được cơ quan chức năng thanh tra, điều tra. Số hàng hóa khơng thuộc diện có dấu hiệu vi phạm được thực hiện khấu trừ, hoàn thuế đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH TEP (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)