Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH TEP (Trang 59 - 66)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

3.2. Các giải pháp, kiến nghị hoàn thiện (hoặc tổ chức triển khai áp dụng) pháp

3.2.2. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Hiện nay, Nhà nước ta đã có rất nhiều cải cách đổi mới về thủ tục hành chính thuế cũng như thủ tục hồ sơ xin hoàn thuế GTGT. Tuy nhiên, những cải cách đó vẫn chưa thực sự khắc phục được những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong q trình làm hồ sơ xin hoàn thuế cũng như chưa giảm thiểu được các hành vi vi phạm nhằm gian lận, chiếm đoạt tiền hồn thuế GTGT. Vì vậy, sau đây bài khóa luận xin đưa ra một vài kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế và hồn thuế GTGT nhằm góp phần cải thiện tình trạng trên.

3.2.2.1. Đối với Chính phủ

Thứ nhất, Chính phủ cần ban hành thống nhất một hệ thống văn bản pháp luật về

quản lý, sử dụng và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ. Quy định chi tiết hơn các loại hóa đơn khơng hợp pháp, hình thức xử lý từng loại theo như nhóm hành vi vi phạm về hóa đơn chứng từ.

Hố đơn GTGT là căn cứ pháp lý để xác định cụ thể phạm vi, mức độ nghĩa vụ thuế GTGT, như xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, số thuế GTGT phải nộp vào ngân sách nhà nước và số thuế GTGT được hồn với giá trị pháp lý riêng có của hố đơn GTGT, nên khơng phải bất cứ ai cũng có quyền sử dụng hố đơn GTGT. Người viết hố đơn là người cung cấp hàng hoá, dịch vụ với điều kiện những người cung cấp hàng hố, dịch vụ này có quyền được thể hiện số thuế GTGT trên hóa đơn, những nghiệp vụ không nằm trong phạm vi đánh thuế GTGT hoặc được miễn trừ thuế GTGT thì người cung cấp dịch vụ, hàng hố khơng được viết trên hoá đơn GTGT, nếu khi thực hiện nghĩa vụ này mà viết trên hoá đơn số tiền thuế GTGT cho khách hàng thì người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (người nộp thuế) vi phạm pháp luật thuế GTGT. Còn xét về phương diện quản lý nhà nước, hoá đơn GTGT là văn bản quản lý của nhà nước.

Tuy nhiên, hiện nay tình trạng phổ biến về vi phạm trong hoàn thuế GTGT đều xuất phát từ cơng tác hóa đơn chứng từ thuế GTGT. Việc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn chứng từ thuế GTGT đã khơng cịn xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khơng chính đáng. Hóa đơn bất hợp pháp là những hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng hoặc đã hết giá trị sử dụng. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn chính là việc các doanh nghiệp lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập hoặc đã lập để tổ chức cá nhân khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hạch tốn, khai thuế hoặc

thanh tốn vốn ngân sách; dung hóa đơn của hàng hóa dịch vụ này chứng minh cho hàng hóa dịch vụ khác(20)… Hoặc, lợi dụng những quy định thơng thống của pháp luật, nhiều đối tượng sau khi được cấp giấy phép thành lập đã đăng ký thuế để mua hóa đơn nhưng khơng sử dụng vào việc kinh doanh mà bán hóa đơn để kiếm lời bất chính, đến khi bị cơ quan thuế phát hiện thì bỏ trốn.

Đối với doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà dẫn tới hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chiếm đoạt tiền hồn thuế thì doanh nghiệp chỉ bị xử lý hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế mà không bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hay sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hoặc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà khơng dẫn tới hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì chỉ bị xử lý về hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hay sử dụng bất hợp pháp hóa đơn mà khơng bị xử lý về hành vi trốn thuế(21).

Việc xử lý vi phạm về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp khơng chỉ được quy định trong Luật Quản lý thuế mà còn được quy định tại rất nhiều văn bản dưới luật khác như: Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt

vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế;

Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt hành

chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; Thơng tư 166/2013/TT-BTC

ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về

thuế; Thơng tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thuế GTGT và Quản lý thuế; Công văn số 568/TCT-CS ngày 26/02/2014 của Tổng

Cục thuế về xử lý vi phạm hành chính hóa đơn; Công văn 11797/BTC-TCT ngày 22 /08/ 2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn và bổ sung nội dung cơng văn số 1752/BTC- TCT…

Ngồi ra, Bộ luật Hình sự hiện hành cũng có quy định về sai phạm hình sự đối với việc quản lý hóa đơn tài chính, trong đó, nếu DN mắc sai phạm về hình sự trong việc sử dụng (thanh quyết tốn) hóa đơn tài chính thì Nhà quản lý (ban giám đốc) và những người có liên quan trong DN như phịng kế tốn, phịng kinh doanh, phịng đầu tư… đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Sai phạm hình sự trong việc sử dụng (thanh quyết tốn) hóa đơn tài chính là các sai phạm mang tính cố ý làm sai (cố tình mua bán hóa đơn, gửi giá, lập hóa đơn khống, lập các hóa đơn, chứng từ giả để thanh quyết tốn…). Việc quản lý hóa đơn tài chính bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì hành vi đó 20() Điều 22 – Thơng tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. 21() Điều 108 – Luật Quản lý thuế 2012; Khoản 1, Điều 23 – Thơng tư số 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành về hóa đơn bán

phải có đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm hình sự (khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm). Như vậy, theo quy định của Bộ Luật Hình sự thì hành vi của một cá nhân hay một nhóm cá nhân sử dụng hóa đơn để thanh quyết tốn đã gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải bao gồm 4 yếu tố cấu thành tội phạm như trên thì khi đó cá nhân hay nhóm cá nhân đó mới bị khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử.

Tình trạng làm giả hóa đơn cũng như sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để trốn thuế, gian lận, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước ngày càng diễn ra phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do chưa có cơ chế xử phạt thống nhất, mức độ xử phạt chưa thích đáng. Việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về hóa đơn chứng từ vẫn cịn quy định chung chung, chưa có quy định cụ thể cho từng đối tượng hay nhóm đối tượng vi phạm. Khơng những thế, việc xử lý vi phạm về hóa đơn, chứng từ thuế vẫn còn quy định dàn trải ở nhiều văn bản khác nhau, mà hậu quả của việc này là tạo ra nhiều lỗ hổng để doanh nghiệp lợi dụng để thực hiện những hành vi gian lận.

Không những cơ chế xử phạt chưa hợp lý mà quy định về quản lý đối với hóa đơn chứng từ cũng cịn gây nhiều mâu thuẫn. Việc doanh nghiệp đã đăng ký hóa đơn hay chưa hoặc hóa đơn của doanh nghiệp có hợp pháp hay khơng thì chỉ có cơ quan thuế mới nắm được. Doanh nghiệp mặc dù có thể cập nhật thong tin về những trường hợp này thông qua cổng thông tin điện tử của ngành thuế nhưng khi truy cập mà trang mạng này thì liên tục bị treo máy hoặc bị nghẽn. Với quy định về hóa đơn bất hợp pháp như hiện nay, nhiều DN dù ngay tình khi giao dịch vẫn bị thiệt hại, trong khi họ không thể biết và khơng có khả năng biết DN đối tác đó có đăng ký sử dụng hóa đơn hay chưa, có ngưng sử dụng hóa đơn hay khơng... Hơn nữa, theo luật, nếu DN bỏ trốn, có hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn thì phải bị xử lý hình sự, vậy tại sao cơ quan chức năng không dùng các biện pháp nghiệp vụ để đấu tranh với tội phạm?

Qua thực tế trên đây có thể thấy được rằng, pháp luật về thuế cũng như hoàn thuế GTGT trong việc quản lý, sử dụng và xử lý vi phạm trong sử dụng hóa đơn, chứng từ thuế GTGT chưa thực sự đạt hiệu quả. Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay là phải ban hành thống nhất văn bản trong quản lý, sử dụng và xử lý vi phạm trong sử dụng hóa đơn, chứng từ để tránh tình trạng áp dụng sai luật, tạo “cơ hội” cho doanh nghiệp làm ăn bất minh lợi dụng để gian lận, chiếm đoạt NSNN. Để thực hiện sự quản lý của nhà nước trên tất cả các mặt hoạt động của xã hội, nhà nước phải sử dụng các hình thức quản lý nhất định mà hình thức quản lý cơ bản chủ yếu mang tính chất pháp lý đó là ra quyết định quản lý hay nói cách khác là ra văn bản quản lý. Để giảm bớt các hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng chứng từ, hố đơn ở nước ta hiện nay thì cần tăng cường một số biện pháp:

Một là, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hố đơn tự in là việc đẩy mạnh

công tác kiểm tra, giám sát loại hố đơn này chính vì vậy trách nhiệm của bộ tài chính trong việc quản lý của cơng chức thuế địi hỏi cao hơn, phương tiện quản lý đòi hỏi hiện đại hơn.

Hai là, nhà nước cần cơng bố giá trị hố đơn bán hàng đối với người tiêu dùng

hàng hóa, dịch vụ, đồng thời khuyến khích các biện pháp kinh tế cho người tiêu dùng nhận hoá đơn khi mua hàng.

Thứ hai, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ bổ sung vào Bộ luật hình sự tội phạm

về:

Một là, hành vi in ấn, mua bán hóa đơn khống, giả mạo hóa đơn (hóa đơn bất hợp

pháp), giúp doanh nghiệp khác lập hồ sơ kê khai gian lận để làm tăng thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn thuế. Đây là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, phải bị xử lý thích đáng.

Hai là, hành vi lập hồ sơ kê khai thuế GTGT được khấu trừ hoặc tăng thuế

GTGT được hoàn là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của Nhà nước phải bị xử lý như hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.

Thứ ba, quy định doanh nghiệp phải ứng dụng công nghệ thơng tin trong cơng

tác quản lý kinh doanh, hạch tốn kế toán.

Thứ tư, ban hành Luật tố tụng về thuế, quy định cơ quan thuế có quyền điều tra,

khởi tố các vụ án chiếm đoạt tiền thuế và hoàn thuế.

Thứ năm, ban hành các biện pháp hạn chế việc thành lập các công ty “ma” kinh

doanh trốn thuế hoặc khai khống để chiếm đoạt tiền hoàn thuế như: xác minh tính hiện thực của doanh nghiệp: trụ sở, khả năng, điều kiện bộ máy quan lý, giấy phép kinh doanh...

3.2.2.2. Đối với Bộ Tài chính

Thứ nhất, Bộ Tài chính cần phải có các biện pháp khuyến khích người tiêu dùng

yêu cầu người bán hàng xuất hóa đơn.

Hố đơn, chứng từ cịn thiếu nhiều dữ kiện quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lý của các bên, giá trị pháp lý của chúng chưa được xác định rõ ràng, cơ chế quản lý lỏng lẻo, việc lập và sử dụng hoá đơn, chứng từ khi mua hàng hố, dịch vụ chưa trở thành thói quen nên hiện tượng gian lận hoá đơn để chiếm dụng tiền của ngân sách Nhà nước bằng con đường khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế GTGT đã phát triển tới mức báo động và không chỉ dừng lại ở sự đơn lẻ của từng doanh nghiệp mmà có sự móc nối giữa các doanh nghiệp.

Vì vậy, Bộ Tài chính cần tích cực khuyến khích người tiêu dung u người bán xuất hóa đơn. Đây là một trong những phương pháp một số nước trong khu vực đã và

đang áp dụng nhằm tăng thu, chống khai man, trốn thuế và góp phần giáo dục ý thức chấp hành chính sách về thuế đối với người dân.

Thứ hai, Bộ Tài chính cần phải thay đổi mẫu phiếu mua hóa đơn: có ảnh chủ

doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh, in tóm tắt quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn nnnhư một phương thức nhắc nhở đối tượng sử dụng hóa đơn chấp hành đúng quy định.

Hiện nay, mẫu phiếu đề nghị mua hóa đơn được ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành về hóa đơn

bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn cịn đơn giản, chưa có những quy định mang tính

ràng buộc pháp lý đối với chủ thể đề nghị mua hóa đơn. Điều này dẫn tới tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng để làm khống hóa đơn, mua bán hóa đơn để nhằm gian lận chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Do đó, cần phải ban hành mẫu phiếu mới có tính chất ràng buộc hơn nữa đối với chủ thể sử dụng hóa đơn.

Thứ ba, Bộ Tài chính cần đưa ra quy định thống nhất về phương pháp tính thuế:

chỉ áp dụng duy nhất một phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ thuế nhằm tạo điều kiện dễ dàng trong quá trình quản lý hồ sơ, hóa đơn thuế.

Pháp luật về thuế GTGT hiện hành vẫn còn quy định hai phương pháp tính thuế: phương pháp tình thuế trực tiếp và phương pháp khấu trừ thuế(22). Theo đó, chỉ khi những đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua hàng hoá, dịch vụ từ những đơn vị cũng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có lập hố đơn GTGT hợp pháp thì mới có khả năng được khấu trừ thuế đầu vào một cách chính xác số thuế GTGT đúng theo bản chất của thuế GTGT. Còn trường hợp, những đơn vị nộp thuế GTGT theo phương thức trực tiếp, hố đơn đầu vào hợp pháp nhưng khơng là hố đơn GTGT mà là hố đơn bán hàng, thì đối tượng nợp thuế khơng được khấu trừ hoặc được khấu trừ theo một tỷ lệ ấn định mang tính chủ quan. Vì vậy, trường hợp này đi ngược lại với bản chất của thuế GTGT mà thực chất chỉ là một phiên bản của thuế doanh thu.

Ngoài ra, đối với những trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh mua hàng khơng có hố đơn chứng từ mà chỉ cần bảng kê khai (hầu như khơng có giá trị pháp lý) thì được khấu trừ khống theo tỷ lệ nhất định. Vì vậy, tình trạng mâu thuẫn tất yếu xảy ra đó là trong một số trường hợp số thuế đầu vào khơng có thật thì được khấu trừ, một số trường hợp khác là số thuế đầu vào có thật thì khơng được khấu trừ hoặc chỉ được khấu trừ một phần.

Hơn nữa, qua thực tiễn áp dụng thuế GTGT cho thấy phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT khơng cịn mấy tác dụng mà cịn phản ánh sai lệch nghĩa vụ thuế 22() Điều 9, Điều 10, Điều 11 – Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013.

GTGT cũng như bản chất của thuế GTGT và đưa đến nhiều hậu quả phát sinh tiêu cực khác. Vì vậy, tất yếu pháp luật thuế GTGT sửa đổi chỉ cần quy định một phương pháp duy nhất đó là phương pháp khấu trừ thuế GTGT. Để tính tốn dễ dàng, giảm bớt sai lệch trong việc phản ánh nghĩa vụ thuế GTGT cũng như bản chất thuế GTGT thì chỉ nên quy định một phương pháp tính thuế đó là phương pháp khấu trừ, vì vậy phải bỏ Điều 11 – Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung 2013, tức là bỏ phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT. Đồng thời quy định phương pháp quy đổi thuế suất GTGT thành thuế suất theo giá thanh toán để đảm bảo tất cả số thuế GTGT phát sinh đều được phản ánh trên hố đơn, có đầy đủ căn cứ pháp lý cho hạch tốn và khấu trừ.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH TEP (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)