Thực trạng và thực tiễn đối tượng và những trường hợp được hoàn thuế

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH TEP (Trang 39 - 43)

6. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.1. Khái quát hệ thống pháp luật điều chỉnh hoàn thuế GTGT

2.2.1. Thực trạng và thực tiễn đối tượng và những trường hợp được hoàn thuế

thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH TEP

2.2.1. Thực trạng và thực tiễn đối tượng và những trường hợp được hoànthuế GTGT thuế GTGT

Hoàn thuế GTGT chỉ áp dụng cho các đối tượng chịu thuế và nộp thuế GTGT. Tại Điều 3, Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi, bổ sung 2013 quy định về đối tượng chịu thuế: “hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là

đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại điều 5 Luật này”.

Pháp luật nước ta không quy định cụ thể từng đối tượng được hoàn thuế mà quy định các trường hợp hoàn thuế. Theo Luật thuế GTGT, việc hoàn thuế GTGT chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Vì vậy, khơng phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng thuộc trường hợp được hoàn thuế GTGT. Quy định này một phần nâng cao tính tự giác của doanh nghiệp trong việc kê khai thuế, một phần nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống sổ sách kế toán chứng từ trong hệ thống kế toán. Những doanh nghiệp thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ muốn được hoàn thuế phải thuộc các trường hợp luật định. Khi đã là một trong các đối tượng được hồn thuế, doanh nghiệp có quyền u cầu cơ quan thuế xem xét giải quyết cho mình theo đúng trình tự đã quy định trong pháp luật thuế GTGT. Cụ thể các trường hợp này được quy định tại Điều 13 Luật Luật thuế GTGT 2008 sửa đổi bổ sung 2013, Điều 10 Nghị định 209/2013, được sửa đổi bổ sung tại Điều 18 Thông tư 219/2013 và Điều 1 Thơng tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính…

Quy định của pháp luật thuế GTGT hiện hành về các trường hợp hoàn thuế GTGT thực sự có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khắc phục những vướng mắc còn tồn tại của Luật thuế GTGT 2008. Cụ thể:

Một là, bổ sung trường hợp hoàn thuế theo quý để phù hợp với sửa đổi về kỳ kê

khai thuế theo quý tại Luật quản lý thuế, theo đó trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng khai theo quý nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo; trường hợp sau bốn quý tính từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thì cơ sở kinh doanh được hồn thuế.

Hai là, sửa đổi phương thức từ hồn thuế trong 03 tháng liên tục có số thuế âm sang khấu trừ vào các kỳ tiếp theo đến sau ít nhất 12 tháng tính từ tháng đầu tiên nếu

cịn số thuế âm mới hồn. Việc sửa đổi quy định này sẽ có tác dụng khắc phục bất cập của Luật thuế GTGT 2008, giảm khó khăn cho quỹ hồn thuế, góp phần chống lợi dụng, gian lận trong hồn thuế đồng thời có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất trong nước đẩy nhanh việc đưa dự án vào hoạt động và thúc đẩy q trình lưu thơng hàng hóa, trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn được hoàn thuế như hiện nay.

Ba là, sửa mức thuế tối thiểu được hoàn đối với đầu tư và xuất khẩu đang quy

định là 200 triệu đồng thành 300 triệu đồng. Việc sửa đổi quy định này sẽ góp phần bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội và điều kiện, khả năng quản lý hiện nay, giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và cơ quan thuế, giảm khối lượng hồ sơ hoàn thuế.

Mặc dù những đổi mới của pháp luật thuế GTGT về các trường hợp được hồn thuế GTGT có ảnh hưởng tích cực đối với doanh nghiệp nhưng nhìn chung vẫn cịn tồn tại một số bất cập như sau:

Một là, thực tế Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp hoạt động với quy mô

nhỏ, nguồn vốn sản xuất kinh doanh vẫn còn hạn chế. Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ sở kinh doanh phải có lũy kế sau ít nhất 12 tháng hay ít nhất sau 04 q tình từ tháng/ q đầu tiên phát sinh sơ thuế GTGT chưa được khấu trừ mà vẫn còn số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ thì mới được hồn thuế. Như vậy, mặc dù quy định này sẽ dễ dàng cho quỹ hoàn thuế, giảm áp lực hơn cho NSNN nhưng đối với những doanh nghiệp nhỏ, khả năng quay vòng vốn chậm mà vẫn phải chờ đợi sau 12 tháng (hay 04 q) mới được hồn thuế thì sẽ rất khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh do thiếu nguồn vốn.

Hai là, đối với cơ sở kinh doanh có hoạt động xuất khẩu nhưng ít hoặc có giá trị

thấp, việc quy định nâng mức thuế tối thiểu được hoàn đối với đầu tư và xuất khẩu đang quy định là 200 triệu đồng thành 300 triệu đồng sẽ khiến cho vốn doanh nghiệp bị lưu lại khá lâu, gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Ba là, việc quy định “hồn thuế trong trường hợp có quyết định hồn thuế GTGT của cơ quan có thầm quyền” là một qui định thừa, không khả thi, mơ hồ và nên loại bỏ

bởi nếu không sẽ dẫn đến trường hợp tuỳ tiện và lạm dụng qui định này. Bởi các quyết định hồn thuế của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Cục thuế hoặc Tổng cục thuế) chỉ được ban hành khi hội đủ các điều kiện luật định. Khơng thể có một quyết định hoàn thuế lại căn cứ vào một quyết định hoàn thuế.

Bốn là, chúng ta cũng biết rằng, việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào xuất phát từ

cách xác định thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Cụ thể: số thuế GTGT phải nộp

đầu ra và hàng hoá, dịch vụ nào chịu thuế GTGT... đã được quy định cụ thể trong Luật thuế GTGT.

Với công thức trên đây, đối tượng nộp thuế chỉ được tiến hành khấu trừ và hồn thuế GTGT với điều kiện: (i) hàng hố, dịch vụ bán ra phải là những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT. Điều đó có nghĩa rằng những hàng hố, dịch vụ này phải không rơi vào một trong 25 trường hợp được quy định tại điều 5 Luật thuế GTGT; (ii) hàng hoá, dịch vụ mua vào phải là những hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT và phải gắn liền với q trình tạo nên hàng hố, dịch vụ bán ra. Như vậy, theo nguyên lý về thuế GTGT, đối tượng nộp thuế chỉ được khấu trừ và hoàn thuế GTGT khi xác định được số thuế đầu ra và số thuế đầu vào. Về nguyên tắc, nếu đối tượng nộp thuế có phát sinh thuế đầu ra nhưng lại khơng có thuế đầu vào (hàng hố, dịch vụ mua vào rơi vào trường hợp khơng chịu thuế GTGT) thì sẽ khơng được khấu trừ thuế vì khơng xác định được cơ sở để tiến hành khấu trừ thuế. Trường hợp đối tượng nộp thuế có phát sinh số thuế đầu vào nhưng lại khơng có thuế đầu ra (hàng hố, dịch vụ bán ra khơng thuộc diện chịu thuế GTGT) thì đối tượng nộp thuế cũng khơng được hồn thuế. Tuy nhiên, các đối tượng được hoàn thuế GTGT ngày càng được mở rộng. Nếu như tại thời điểm ban hành Luật thuế GTGT qui định chỉ có 3 trường hợp hồn thuế. Cho đến tại thời điểm hiện nay, nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT do các cơ quan hành pháp ban hành, ngày càng mở rộng các đối tượng được hoàn thuế. Việc này dẫn đến hiện tượng các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT ngày càng xa bản thân Luật thuế GTGT, làm biến dạng Luật thuế GTGT và tạo điều kiện cho các hành vi gian lận trong hồn thuế.

Cơng ty TNHH TEP là một công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ khí có quy mơ nhỏ trên địa bàn Hà Nội. Công ty này nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế và nộp thuế theo quý. Việc quy định “cơ sở kinh doanh lũy kế sau ít nhất 04 quý tính từ

quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT chưa được khấu trừ mà vẫn cịn số thuế GTGT đàu vào chưa được khấu trừ thì được hồn thuế” đã gây rất nhiều khó khăn cho Cơng

ty. Bởi là một cơng ty có quy mơ nhỏ nên lũy kế số thuế đầu vào trong mỗi quý là khơng đáng kể, trong khi phải đợi ít nhất 04 quý (từ quý đầu tiên phát sinh số thuế GTGT chưa được khấu trừ) mới được hoàn thuế GTGT sẽ khiến cho Công ty bị thiếu vốn, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, Cơng ty TNHH TEP cũng có một số hoạt động xuất khẩu hàng hóa, tuy nhiên mức độ khơng nhiều và giá trị cũng không cao. Bởi là công ty nhỏ nên trong quý dù cơng ty có hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nhưng số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ không lên tới 300 triệu đồng. Với quy định sửa mức thuế tối thiểu được hoàn đối với đầu tư và xuất khẩu đang quy định là 200 triệu đồng thành

300 triệu đồng của pháp luật hiện hành thì Cơng ty TNHH TEP nằm ngoài diện được hoàn thuế GTGT. Vậy, số thuế đó của Cơng ty sẽ được xử lý như thế nào? Có được làm hồ sơ hồn thuế hay khơng? Đây là câu hỏi mà Công ty vẫn luôn băn khoăn kể từ khi Luật thuế GTGT 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2013 cho đến nay.

Trong quý II năm 2015, Cơng ty có hoạt động xuất khẩu hàng thương mại sang Camphuchia nhưng số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chỉ đạt 250 triệu đồng. Theo quy định của Luật thuế GTGT 2008 thì Cơng ty thuộc diện được hoàn thuế. Tuy nhiên, khi Luật thuế GTGT được sửa đổi, bổ sung năm 2013 cho đến nay, Công ty lại khơng thuộc diện được hồn thuế bởi số tiền thuế chưa được khấu trừ chưa đạt 300 triệu đồng. Việc này đã khiến cho doanh nghiệp bị thiếu hụt nguồn vốn để sản xuất kinh doanh và rất khó khăn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Luật thuế GTGT quy định hàng nhập khẩu về đến cửa khẩu là đối tượng chịu thuế GTGT (trừ một số trường hợp đặc biệt) và giá tính thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu là: giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu. Công ty TNHH TEP là công ty vừa sản xuất vừa thương mại nên hàng hóa của cơng ty sẽ có các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài hoặc nhập nguyên liệu từ nước ngoài về chế tạo sản phẩm theo yêu cầu của từng khách hàng. Những hàng hóa đó đều là đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định của Luật thuế GTGT. Tuy nhiên, khơng một ai có thể chứng minh được toàn bộ giá trị hàng nhập khẩu tại cửa khẩu là giá trị tăng thêm của hàng hóa. Song theo quy định của pháp luật, việc thu thuế GTGT đối với hàng nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tại các cửa khẩu vẫn phải tiến hành. Sự không thống nhất giữa quy định pháp luật và thực tiễn như trên đã được các cơ quan chức năng ngành thuế giải thích nhiều lần nhưng những lý giải ấy đã không xuất phát từ căn cứ khoa học của một sức thuế mà chỉ xuất phát từ ý chí chủ quan. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và Cơng ty TNHH TEP đã nhiều lần có ý kiến về vấn đề này ngay khi Luật thuế GTGT được ban hành. Mặc dù vậy, Luật vẫn được thi hành, Công ty TNHH TEP vẫn phải nộp thuế GTGT ngay tại cửa khẩu, sau đó làm hồ sơ và chờ đợi được hồn thuế GTGT. Như vậy, Cơng ty phải ứng trước một số tiền vào NSNN và chỉ được thu lại khi đã làm hồ sơ xin hoàn thuế và có quyết định hồn thuế của cơ quan thuế. Điều này khiến cho công ty mất nhiều thời gian, cơng sức mới có thể được hồn thuế GTGT, gây khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của cơng ty.

Ngồi ra, quy định về dịch vụ xuất khẩu của Luật thuế GTGT hiện hành vẫn chưa rõ ràng. Tại khoản 1, điều 8, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế giá trị gia tăng năm 2013 chỉ định nghĩa “hàng hóa, dịch xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được tiêu dùng ở ngoài Việt Nam, trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngồi theo quy định của Chính phủ”. Như vậy, “ngồi Việt

Nam” là ở những đâu?; “khách hàng nước ngoài” là những người như thế nào? Nếu “khách hàng nước ngoài” đang làm ăn, sinh sống, phát sinh thu nhập tại Việt Nam thì có được coi là đối tượng mà hoạt động xuất khẩu hướng đến không? Rõ ràng, điểm đến của dịch vụ và tính chất của đối tượng tiếp nhận là những điểm rất cần làm rõ khi xác định về hoạt động xuất khẩu, nhưng các quy định của pháp luật thuế giá trị gia tăng hiện hành chưa làm rõ. Điều này gây ra sự giải thích khơng thống nhất giữa các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật thuế và gây ra sự khó khăn trong việc tuân thủ đúng pháp luật của người có nghĩa vụ liên quan đến loại thuế này. Đặc biệt, đối với hoàn thuế GTGT, doanh nghiệp có hoạt động sẽ thuộc diện được hồn thuế GTGT nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ không lên tới 300 triệu đồng nhưng lại khơng xác định được hoạt động kinh doanh của mình có phải là hoạt động xuất khẩu hay không khi mà những quy định về dịch vụ xuất khẩu còn chưa rõ ràng, minh bạch, dễ gây nhầm lẫn như trên.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hoàn thuế GTGT và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH TEP (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)