Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nam phát (Trang 49 - 53)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Dựa trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, các tài liệu liên quan và quá trình tìm hiểu thực tiễn áp dụng chế tài phạt vi phạm trong thương mại tại các doanh nghiệp nói chung và tại Cơng ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát nói riêng, khóa luận đã đi vào nghiên cứu và phân tích để có được một cách nhìn tồn diện, đánh giá một cách khách quan thực trạng pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại. Qua đó, khóa luận cũng đưa ra một số kiến nghị đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại để đảm bảo hiệu quả trong quá trình thực thi và áp dụng pháp luật. Do vấn đề thời gian, điều kiện, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế cịn hạn hẹp mà khóa luận chưa thể đi sâu trình bày mọi khía cạnh của chế tài phạt vi phạm, dưới đây là một số vấn đề mà tác giả đưa ra và cho rằng cần được tiếp tục nghiên cứu:

Thứ nhất, vấn đề pháp luật về các căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm trong

lý nhất trong việc thống nhất các điều kiện để các bên và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sử dụng chế tài phạt vi phạm để xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng.

Thứ hai, quy định về mức phạt vi phạm của Luật thương mại hiện hành đang

dẫn đến nhiều hướng tiếp cận khác nhau, mỗi cách tiếp cận đều có những sự hợp lý khác nhau. Do đó, cần có các cơng trình nghiên cứu chi tiết về mức phạt vi phạm trong thương mại để thống nhất ý kiến nhằm đưa ra hướng sửa đổi thích hợp.

KẾT LUẬN

Pháp luật thương mại là cơng cụ quan trọng để Nhà nước quản lý nền kinh tế. Trong đó, các quy định về chế tài xử lý vi phạm trong thương mại, đặc biệt là chế tài phạt vi phạm có vai trị quan trọng trong việc điều tiết các hành vi thương mại, hướng

tới một môi trường cạnh tranh tự do, cơng bằng và bình đẳng. Chính vì thế, việc nghiên cứu chuyên sâu về chế tài xử lý vi phạm nói chung và chế tài phạt vi phạm nói riêng sẽ đem lại cho các chủ thể trong nền kinh tế, cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước có cái nhìn một cách tổng thể và tồn diện về những ưu điểm và hạn chế trong các quy định về vấn đề cần đề cập.

Bằng những kiến thức lý luận và thực tiễn, bài khóa luận với đề tài “Pháp luật về

chế tài phạt vi phạm trong thương mại và thực tiễn thực hiện tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát” đã đem đến cái nhìn khách quan và chi tiết nhất về

những vấn đề lý luận pháp lý, thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về chế tài phạt vi phạm trong thương mại cũng như thực tiễn thi hành và áp dụng các quy định đó trong thực tiễn tại các doanh nghiệp. Qua đó, bài khóa luận tổng kết đánh giá những vấn đề còn bất cập và đưa ra những giải pháp, quan điểm nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý về chế tài phạt vi phạm.

Với phạm vi là một bài khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Luật thương mại tại Trường Đại học Thương mại, khóa luận cịn chưa đi sâu phân tích kỹ một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu như đã đề cập đến trong mục 3.3. Những vấn đề bài khóa luận đặt ra cần giải quyết rất cần những đề tài nghiên cứu về sau khai thác và làm sáng tỏ để góp phần hồn thiện hơn hành lang pháp lý thương mại.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách, giáo trình, luận văn

1. Th.S Bùi Hưng Nguyên (2013), Bình luận về miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng tại Điều 294 Luật thương mại 2005, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013.

2. Th.S Hoàng Thị Hà Phương, (2012), Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội năm 2012.

3. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2006), Giáo trình Pháp luật Kinh tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập hai, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Thương mại tập hai, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

6. TS. Bùi Ngọc Cường (2008), Giáo trình Luật Thương mại tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục, Vĩnh Phúc

B. Các văn bản pháp quy

1. Bộ luật Dân sự năm 2005 2. Luật Thương mại năm 2005. 3. Luật Thương mại năm 1997.

4. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989.

C. Ấn phẩm điện tử

1. Đoàn Thị Ngọc Hải (2015), Hoàn thiện các quy định về chế tài trong thương

mại theo Luật Thương mại năm 2005, Trang thông tin điện tử của Bộ Tư

pháp, ngày 03/11/2015,

http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1868 2. Th.S Lê Văn Sua (2015), Một số quy định của pháp luật dân sự, thương mại

về chế định hợp đồng – Bất cập và kiến nghị, Trang thông tin điện tử Bộ Tư

pháp, ngày 5/6/2015,

http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6811 3. Th.S Đồng Thái Quang (2014), Chế tài trong thương mại – Một số bất cập và

phương hướng hoàn thiện, Trung tâm tư vấn pháp luật Thành phố Hồ Chí

Minh, ngày 9/8/2014,

http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx? MaTT=982014175744109475&MaMT=23

4. Th.S Nguyễn Việt Khoa (2014), Chế tài phạt vi phạm hợp đồng theo Luật

thương mại năm 2005, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp – Văn phịng Quốc hội,

http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/che-tai-phat-vi-pham-hop- 111ong-theo-luat-thuong-mai-nam-2005

5. TS. Nguyễn Thị Tình và Th.S Đỗ Phương Thảo (2013), Hoàn thiện các quy

định về chế tài trong thương mại theo Luật thương mại năm 2005, Tạp chí

Dân chủ và Pháp luật, ngày 28/03/2013,

http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/PhapLuatKinhTe/ View_detail.aspx?ItemID=371

6. TS. Dương Anh Sơn, TS. Lê Thị Bích Thọ (2005), Một số ý kiến về phạt vi

phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nam phát (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)