6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về chế tài phạt vi phạm trong
bài viết, bài nghiên cứu, cơng trình khoa học của các tác giả nổi tiếng về lĩnh vực pháp lý đề cập đến pháp luật điều chỉnh về các chế tài, đặc biệt là chế tài phạt vi phạm. Mỗi bài viết đều có những quan điểm riêng biệt của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, kết quả và mục đích của các bài viết đều nhằm hướng tới việc làm rõ những ưu điểm và hạn chế, qua đó đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề nghiên cứu. Trong chương này, bài khóa luận sẽ tập trung vào việc trình bày một số quan điểm và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về chế tài phạt vi phạm trong thương mại.
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về chế tài phạt vi phạmtrong thương mại trong thương mại
Pháp luật thương mại từ khi có sự ra đời của Luật thương mại 2005 đến nay đã thể hiện được tính hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ thương mại giữa các chủ thể trên thị trường, đặc biệt là các quy định về chế tài trong thương mại. Tuy nhiên, trải qua 10 năm áp dụng vào thực tiễn, các quy định pháp luật cho thấy còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được vai trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng thương mại. Yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần sửa đổi các quy định về pháp luật thương mại, đặc biệt là quy định về các chế tài trong thương mại, trong đó có chế tài phạt vi phạm theo hướng đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ trong các quy định về pháp luật Dân sự, Thương mại và một số luật chuyên ngành điều chỉnh về hợp đồng thương mại để có các quy định thống nhất về chế tài phạt vi phạm trong thương mại. Nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng trong Nghị quyết số 48-NQ/TW số 49-NQ/TW năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2020, về cải cách tư pháp. Khía cạnh các chế tài trong thương mại, đặc biệt là chế tài phạt vi phạm cần được lưu ý sửa đổi theo hướng đảm bảo tính ổn định và thể hiện được vai trị điều tiết các hành vi thương mại, tiếp thu kinh nghiệm giải quyết các vụ việc tranh chấp liên quan đến
chế tài phạt vi phạm từ thực tiễn xét xử của Tòa án, nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập.
Hệ thống pháp luật Việt Nam đang phát triển theo hướng hoàn thiện thể chế thị trường phù hợp với các cam kết và luật pháp, thông lệ quốc tế. Về phương diện lý luận, sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại chung và các quy định về chế tài, trong đó có chế tài phạt vi phạm ln có tính tương đối, thích ứng với từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng, hồn thiện các