6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.3. Thực trạng thực hiện các quy định pháp luật điều chỉnh về chế tài phạt
vi phạm trong thương mại tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát
2.3.1. Tổng quan về Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát
- Tên công ty: Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát
- Tên Tiếng Anh: NAM PHAT TRADING AND PRODUCING COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: NAMPHAT TAP CO., LTD
- Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên
- Người đại diện theo pháp luật: NGUYỄN LƯƠNG NGỌC
- Giấy phép kinh doanh số: 0101806244 – Ngày cấp: 27/10/2005
- Trụ sở chính: P1010-N18-T1, Khu đơ thị Trung Hồ Nhân Chính, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
Tel: 046 2810835 – 046 2810869 – 046 2512489
Website: www.namphatsteel.com.vn , Email: namphatsteel@yahoo.com.vn
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: Số 22 – Đường 13A, Bình Trị Đơng, Quận Bình Tân Tel: (08) 3754 2468, Email: hongquang.np@gmail.com
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát được thành lập vào năm 2005 với chức năng ban đầu là chun gia cơng, định hình thép theo yêu cầu của khách hàng. Với khẩu hiệu “Cùng tồn tại cùng phát triển, cùng hợp tác cùng thành công”, sự lãnh đạo sáng suốt của đội ngũ quản lý với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề cùng sự nỗ lực hết mình của tập thể cơng nhân viên, cơng ty Nam Phát đã và đang từng bước phát triển, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty:
Với mục tiêu tiếp tục đưa công ty trở thành một thương hiệu tin cậy, một đối tác có vị thế trong mắt các bạn hàng, bên cạnh việc thực hiện những chiến lược lớn, công ty Nam Phát không quên chú trọng thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình:
- Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với cơ quan chức năng, tham gia vào q trình điều hịa cung cầu trên thị trường.
- Thực hiện đúng, đủ các cam kết đối với khách hàng, đối tác về sản phẩm; giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh khác.
- Ln chú trọng bảo tồn và tăng trưởng vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế ngành và kinh tế cả nước.
- Cam kết thực hiện đúng quy định pháp luật về việc ký kết hợp đồng lao động với người lao động; đảm bảo an ninh, an toàn và trật tự xã hội.
- Chấp hành đúng các quy định pháp luật khác, thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty:
Sau 10 năm phát triển đầy chông gai và thử thách, từ một cơng ty nhỏ với số vốn ít ỏi, đến nay Cơng ty Nam Phát tự tin khẳng định là một doanh nghiệp có tiềm lực lớn và vững mạnh với hệ thống nhà máy sản xuất, gia công, xưởng kinh doanh quy mô lớn thực hiện những ngành nghề kinh doanh chủ yếu sau:
- Sản xuất và gia công thép xây dựng, thép cơng nghiệp. - Đóng mới, sửa chữa vận tải thủy.
- Cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa qua đường thủy.
Mạng lưới hoạt động của Công ty:
Mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nam Phát bao gồm: - Trụ sở chính: P1010 - N18T1 - Khu đơ thị Trung Hồ Nhân Chính - Quận Thanh
Xuân – TP Hà Nội.
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: 22 – Đường 13A, Phường Bình Trị Đơng, Quận Bình Tân.
- Nhà máy sản xuất 1: Khu Công nghiệp Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội - Nhà máy sản xuất 2: Cụm cơng nghiệp Dun Thái - Thường Tín - Hà Nội - Nhà máy sản xuất 3: Xã Minh Đức - Huyện Mỹ Hào - Tỉnh Hưng Yên
- Cơng ty cổ phần đóng tầu vận tải biển Nam Phát: Xã Hà An - Huyện Quảng Yên - Tỉnh Quảng Ninh.
2.3.2. Thực trạng thực hiện các quy định pháp luật điều chỉnh về chế tài phạtvi phạm trong thương mại tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát. vi phạm trong thương mại tại Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát.
Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát chuyên cung ứng sản phẩm thép cho các đầu mối, doanh nghiệp thương mại và sản xuất trong và ngồi nước. Cơng ty tự hào là nhà cung cấp các sản phẩm thép cho các cơng trình lớn như cầu Sài Gòn – Trung Lương, đường sắt Sài Gòn – Hà Nội, tòa nhà PV FC Láng Hạ, thủy điện Bản Vẽ,… Là bạn hàng tin cây, đối tác uy tín với q trình xây dựng và phát triển có lịch sử, q trình ký kết hợp đồng của Cơng ty trong nhiều năm qua diễn ra rất thuận lợi, tạo được nhiều thiện cảm đối với bạn bè trong nước và quốc tế. Chế tài phạt vi phạm là một trong các chế tài được Công ty ưu tiên thỏa thuận áp dụng trong các hợp đồng thương mại. Chế tài phạt vi phạm đóng góp một vai trị quan trọng cho Cơng ty trong việc đảm bảo tính an tồn trong các hợp đồng mà Cơng ty đã giao kết. Tuy nhiên, thực tế ký kết cho thấy, Cơng ty đang cịn gặp phải một số vướng mắc, khó khăn xung quanh vấn đề thỏa thuận và thực hiện quy định về chế tài này.
Phạt vi phạm trong thương mại là một chế tài tiền tệ, được các bên thỏa thuận trong hợp đồng với mục đích trừng phạt, phịng ngừa các hành vi vi phạm hợp đồng của các bên tham gia giao kết. Qua đó chế tài phạt vi phạm được xem như một công cụ nhằm nâng cao ý thức pháp luật hợp đồng, đảm bảo tính cơng bằng và sự lành mạnh trong các quan hệ thương mại. Nhận thức được vai trò trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao kết hợp đồng của chế tài phạt vi phạm, Công ty Nam Phát ln ưu tiên thỏa thuận hình thức chế tài phạt vi phạm trong các hợp đồng giao kết với các đối tác khách hàng.
Cụ thể, có thể dẫn chứng một số quy định trong hợp đồng ký kết mà một bên chủ thể là Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát có thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
Hợp đồng kinh tế số HĐ-12-35/VAMECO-NP ngày 28 tháng 4 năm 2012 giữa Cơng ty TNHH cơ khí Việt Á (Bên A) và Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát (Bên B) về mua bán thép tấm. Khoản 4, Điều 5 quy định “Trách nhiệm của bên A” có ghi “Bên A sẽ bị chịu phạt 8% giá trị hợp đồng nếu không nhận hàng”.
Hợp đồng nguyên tắc số 2015/HĐNT/KN-CTT giữa Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát (Bên A) với Công ty cổ phần tư vấn xây dựng cơng trình thủy (Bên B) về cung cấp các sản phẩm thép. Khoản 1, Điều 4 về “Trách nhiệm của các bên” có ghi “Bên A sẽ chịu phạt 5% giá trị hợp đồng và hồn trả tiền thanh tốn, nếu từ chối giao hàng cho Bên B”
Những thỏa thuận tương tự về điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng giữa Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát với các đối tác khách hàng là căn cứ để áp dụng chế tài phạt vi phạm khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra. Có thể thấy rằng, khơng chỉ đề cao việc thỏa thuận phạt vi phạm khi đối tác khách hàng của mình có hành vi vi phạm, bên cạnh đó Cơng ty Nam Phát cịn tạo dựng sự uy tín đối với khách hàng khi đưa ra những cam kết trong hợp đồng rằng sẽ chấp nhận chịu phạt và hồn trả tiền thanh tốn khi có hành vi từ chối giao hàng cho bên đối tác. Rõ ràng, việc dung hịa giữa lợi ích của q Cơng ty với các đối tác giao kết hợp đồng sẽ là địn bẩy tích cực giúp Cơng ty xây dựng được uy tín trong lịng khách hàng, góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước.
2.3.2.2. Mức phạt vi phạm trong hợp đồng
Khi ký kết hợp đồng mua bán, cung ứng hàng hóa dịch vụ với khách hàng, đối tác; Cơng ty Nam Phát vẫn đang còn lúng túng trong vấn đề thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm, bởi Cơng ty chưa có quy định cụ thể nào đối với mức phạt. Nguyên nhân bắt
nguồn từ thực tiễn ký kết, có một số hợp đồng với sự biến động về giá cả thị trường, bên khách hàng chấp nhận vi phạm hợp đồng để ký kết với đối tác khác khi giá trị lợi nhuận đem lại cao hơn mức phạt vi phạm đã thỏa thuận. Bên cạnh đó, cùng một hàng hóa được mua bán với các khách hàng khác nhau, Công ty lại thỏa thuận áp dụng các mức phạt vi phạm khác nhau. Mặc dù pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận này, tuy nhiên, thiết nghĩ việc khơng có mức phạt vi phạm đồng nhất trong hợp đồng sẽ khiến cho các đối tác có tâm lý bị phân biệt, đối xử khơng cơng bằng. Điều này có thể ảnh hướng đến q trình đàm phán ký kết hợp đồng tại Công ty.
Một vấn đề nữa được đặt ra, đó là về mức phạt vi phạm mà Công ty Nam Phát thỏa thuận trong hợp đồng. Theo quy định của pháp luật thương mại, “mức phạt đối
với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”22. Thế nhưng, thực tế ký kết hợp đồng giữa Công ty với một số đối tác cho thấy, trong một số hợp đồng vẫn xuất hiện con số phạt vi phạm vượt quá giới hạn 8% mà pháp luật thương mại quy định. Cụ thể: Trong hợp đồng cung cấp thép giữa Công ty TNHH thương mại và sản xuất Nam Phát với Công ty CP tư vấn xây dựng cơng tình thủy (WACOSE) có quy định: “Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc những điều
khoản ghi trong hợp đồng. Không bên nào tự ý sửa đổi hay hủy ngang. Nếu đơn phương hủy bỏ hợp đồng sẽ bị phạt 10% giá trị Hợp đồng”.23 Vấn đề thỏa thuận mức phạt vi phạm vượt quá giới hạn 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm như luật định đã được bài viết phân tích tại mục 2.2.2 của bài khóa luận. Do quy định pháp luật vẫn tồn tại những bất cập như đã được phân tích ở mục này, vì vậy, trong thời gian chờ đợi để có những quy định hợp lý và phù hợp với thực tế hơn, thiết nghĩ, khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, Công ty Nam Phát nên chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Đặc biệt, bằng biện pháp thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, Công ty có thể hạn chế được một phần các rủi ro có thể xảy ra với mình trong q trình thực hiện hợp đồng. Chẳng hạn như, Cơng ty có thể thỏa thuận cả điều khoản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Trong đó, các điều khoản về phạt vi phạm nên được quy định rõ ràng và nằm trong giới hạn pháp luật quy định, để khi có tranh chấp xảy ra thì Tịa án có thể chấp nhận thỏa thuận trên một cách dễ dàng với tư cách là sự thỏa thuận của các bên theo quy định của pháp luật.