Mức phạt vi phạm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nam phát (Trang 31 - 32)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2. Thực trạng các quy định pháp luật điều chỉnh về chế tài phạt vi phạm

2.2.2. Mức phạt vi phạm

Về mức phạt vi phạm, Điều 301 Luật thương mại 2005 quy định: “Mức phạt đối

với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm…”.

Có thể hiểu một cách tổng quát rằng, các bên hồn tồn có quyền tự do thỏa thuận trong hợp đồng về chế tài phạt vi phạm bao gồm cả mức phạt đối với hành vi vi phạm, tuy nhiên, mức phạt vi phạm được thỏa thuận không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Tuy nhiên có một ngoại lệ đó là phạt vi phạm trong trường hợp kết quả giám định sai. Theo đó, sự thỏa thuận của các bên trong trường hợp này sẽ không bị giới hạn bởi con số 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định15 cấp chứng thư giám định16 có kết quả sai do lỗi vơ ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt trong trường hợp này sẽ do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định17. Có sự khác biệt trong quy định về mức phạt vi phạm trong Luật thương mại 2005 với Bộ luật dân sự 2005. Theo Bộ luật dân sự 2005 thì mức phạt vi phạm hồn tồn do các bên thỏa thuận mà không bị giới hạn bởi con số 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm18. Vì thế, chúng ta phải phân biệt được những quan hệ nào được Luật dân sự điều chỉnh, những quan hệ nào được Luật thương mại điều chỉnh để có thể áp dụng một cách chính xác. Theo Luật thương mại 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Những quan hệ này khi có tranh chấp xảy ra và có điều khoản về phạt vi phạm thì sẽ áp dụng mức phạt vi phạm tối đa là 8%. Vậy quy định này của pháp luật có hợp lý hay khơng và có làm hạn chế quyền tự do thỏa thuận của các bên hay không? Xung quanh vấn đề này, có hai quan điểm như sau:

15 “Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần

thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng” – Điều 254, Luật thương mại 2005

16 “Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung

giám định được khách hàng yêu cầu” – Khoản 1, Điều 260, Luật thương mại 2005

17 Khoản 1, Điều 266, Luật thương mại 2005

Xét dưới góc độ nguyên tắc pháp lý, bất kỳ thỏa thuận nào nếu vượt quá mức phạt giới hạn cho phép mà luật định sẽ bị coi là vơ hiệu và sẽ khơng có giá trị áp dụng. Vì vậy khi giải quyết tranh chấp về yêu cầu phạt vi phạm, pháp luật không chấp nhận yêu cầu này bởi xem như hai bên khơng có thỏa thuận.

Xét trên góc độ thực tế bản chất của sự thỏa thuận và tơn trọng ý chí, sự tự do thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng, trong quá trình giải quyết tranh chấp các vụ việc trên thực tế, việc thỏa thuận vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm chỉ vô hiệu một phần đối với mức phạt vi phạm vượt quá 8% còn điều khoản về thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng hồn tồn có hiệu lực. Theo đó, bên vi phạm vẫn phải chịu mức phạt cao nhất là 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm. Quan điểm này được cho là phù hợp nhất và thực tiễn giải quyết tranh chấp cho thấy nó được các bên cũng như cơ quan giải quyết tranh chấp chấp thuận áp dụng. Trên thực tế xét xử của Tịa án thì Tịa án đưa mức phạt vi phạm về khung đã được quy định của pháp luật thương mại là không quá 8%. Quyết định trên của Tịa án có đúng hay khơng, có cơ sở pháp lý hay khơng thì vẫn đang cịn bỏ ngỏ. Bàn về quan điểm này, bài viết “Hoàn thiện các quy định về chế tài trong thương mại theo Luật Thương mại năm 2005” của

Tiễn sỹ Nguyễn Thị Tình và Thạc sỹ Đỗ Phương Thảo (2013) đăng trên Tạp chí dân chủ và pháp luật số ra ngày 28/03/2013 cho rằng cách giải quyết của Tòa án trên thực tế này tuy trái với nguyên tắc áp dụng Luật, nhưng lại được đông đảo các luật gia cũng như nhà nghiên cứu chấp nhận do tính hợp lý khơng thể chỗi cãi của nó.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nam phát (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)