Các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nam phát (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng

2.1.2.1. Sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập kinh tế

Luật thương mại 2005 ra đời trong bối cảnh Việt Nam hoàn thành 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đã và đang đạt được nhiều thành tựu kinh tế quan trong, từng bước hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, hướng tới gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Những thành công của công cuộc đổi mới đã thực sự làm thay đổi bộ mặt kinh tế đất nước, tạo nhiều tiền đề vật chất để tiếp tục tăng cường đổi mới theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Một nền kinh tế phát triển địi hỏi hệ thống pháp luật phải có sự thay đổi sao cho phù hợp với tình hình phát triển để có thể đủ sức điều chỉnh các mối quan hệ thương mại phát sinh trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa các chủ thể trong nên kinh tế cũng như với các nước trong khu vực và thế giới. Luật thương mại 2005 ra đời như một đòi hỏi cấp thiết bởi lẽ Luật thương mại 1997 bị các nước phê phán là có phạm vi điều chỉnh quá hẹp, có nhiều quy định khơng phù hợp với luật của WTO.

Sự phát triển kinh tế - xã hội, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã dẫn đến sự ra đời của Luật thương mại 2005 như một tất yếu để đáp ứng yêu cầu hội nhập và quá trình thực hiện các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh hoạt động thương mại diễn ra một cách thường xuyên và ngày càng phức tạp, các chế tài trong thương mại trong đó có chế tài phạt vi phạm được quy định trong Luật thương mại 2005 lại càng cho thấy được vai trị của mình trong việc đảm bảo tính cơng bằng, bình đẳng cho các giao dịch thương mại giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Chế tài phạt vi phạm ngày càng được quan tâm và được các bên thỏa thuận áp dùng nhiều trong hợp đồng thương mại để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng.

2.1.2.2. Nhận thức của các chủ thể, đặc biệt là thương nhân

Kinh tế - xã hội phát triển, các giao dịch thương mại khơng ngừng tăng và có nhiều vấn đề phát sinh, các thương nhân cũng ngày càng “khôn khéo” hơn trong việc ký kết các điều khoản trong hợp đồng thương mại. Bên cạnh vấn đề lợi nhuận khi

tham gia giao kết các hợp đồng thương mại, những rủi ro ln là bài tốn mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, đặc biệt là thương nhân hết sức quan tâm và chú trọng để lường trước.

Hợp đồng là nền tảng của pháp luật thương mại. Do đó, việc thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản hợp đồng giúp cho pháp luật thương mại được thực hiện và thúc đẩy nền kinh tế phát triển bởi hợp đồng có chức năng biến các dự định, kế hoạch kinh doanh của thương nhân trở thành hiện thực. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương xảy ra các vi phạm hợp đồng gây hậu quả bất lợi cho bên bị vi phạm. Để đảm bảo lợi ích cho bên bị vi phạm, các chủ thể luôn nhận thức và dự liệu trước nhằm hạn chế tối đa tổn thất mà mình có thể gặp phải. Chính vì thế, chế tài phạt vi phạm ra đời cũng là nhu cầu cần thiết của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm hợp đồng, nâng cao ý thức các bên trong vấn đề thi hành các điều khoản trong hợp đồng, hướng tới bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

2.1.2.3. Mục tiêu quản lý và điều tiết các hành vi thương mại của Đảng và Nhà nước

Cơ sở lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng, nền kinh tế nào cũng cần đến vai trò quản lý của Nhà nước và để quản lý nền kinh tế thì Nhà nước nào cũng ban hành và sử dụng nhiều loại công cụ quản lý khác nhau, trong đó pháp luật được coi là cơng cụ hàng đầu, chủ yếu nhất, hiệu quả nhất để Nhà nước tổ chức và quản lý nền kinh tế. Sự phát triển kinh tế xã hội luôn kéo theo các hành vi thương mại ngày càng phức tạp và khó quản lý. Chính vì thế, mục tiêu quản lý nền kinh tế, điều tiết các hành vi thương mại nhằm tạo mơi trường thơng thống, ổn định, hỗ trợ, thức đẩy các quan hệ kinh tế phát triển sơi động nhưng có trật tự nhằm giải quyết hài hịa các lợi ích ln được Đảng và Nhà nước hướng tới.

Luật thương mại 2005, trong đó có quy định về chế tài phạt vi phạm ra đời nhằm sửa đổi những bất cập của Luật thương mại cũ cịn tồn tại là một cơng cụ được Nhà nước ban hành nhằm thực hiện vai trò quản lý nền kinh tế. Với tư cách là chủ thể quản lý, Nhà nước đã thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ, từ việc xây dựng, ban hành các quy phạm pháp luật thương mại cho đến việc tổ chức thực hiện pháp luật thương mại, đồng thời thực hiện kiểm tra, kiểm soát và tiến hành xử lý những vi phạm pháp luật, trong đó có pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại. Dưới tư cách là đối tượng quản lý, các thỏa thuận về chế tài phạt vi phạm trong thương mại phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Dưới tư cách là cơ sở và là công cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý, pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại phải được xây dựng

trên cơ sở đảm bảo sự chính xác, đầy đủ, thống nhất, là những chuẩn mực để đối tượng quản lý dựa vào đó để vận động, phát triển và để chủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra, giám sát.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về chế tài phạt vi phạm trong thương mại và thực tiễn thực hiện tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nam phát (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)