4 .Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng pháp luật điều chỉnh về chế
về chế tài thương mại.
2.1.1 Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh về chế tài thương mại.
Do còn nhiều hạn chế nên trải qua một thời gian các văn bản pháp luật kinh tế ban hành thời kỳ đầu đổi mới đã bộc lộ nhiều bất cập, không đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn phát triển của kinh tế Việt Nam cũng như thực tiễn thương mại quốc tế. Năm 2005, hàng loạt các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế được ban hành như: BLDS năm 2005; LTM năm 2005….
Các văn bản pháp luật này đã đánh dấu sự thay đổi căn bản trong việc điều chỉnh các quan hệ kinh doanh nói chung và quan hệ trong hợp đồng kinh doanh nói riêng. Khơng cịn sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự, phạm vi điều chỉnh của Luật thương mại được mở rộng rất nhiều.
Theo Luật thương mại năm 2005 khái niệm hoạt động thương mại rất rộng, bao gồm tất các các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi; các hình thức chế tài được mở rộng hơn, quy định cụ thể hơn và đề cập đến cả mối quan hệ giữa các hình thức này.
Các quan hệ thương mại luôn vận đông và biến đổi không ngừng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế và Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO nên Luật thương mại năm 2005 về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu. Tuy nhiên, trong thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập nên cần được nghiên cứu toàn diện và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Pháp luật về chế tài trong thương mại tại Luật Thương Mại 2005 đóng vai trị quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng cũng như đảm bảo sự vận hành và phát triển có định hướng của nền kinh tế thị trường.
Về nguyên tắc:
Chế tài do các bên lựa chọn và áp dụng
Xuất phát từ nguyên tắc tự do khế ước, các bên có quyền thoả thuận về mọi thứ không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội nên các bên trong quan hệ hợp đồng có quyền thoả thuận về mọi biện pháp trách nhiệm, chế tài áp dụng khi mà hợp đồng bị vi phạm. Những thoả thuận hợp pháp của các bên có hiệu lực, được pháp luật bảo vệ, và người thứ ba cũng như các cơ quan tài phán tồ án, trọng tài tơn trọng. Trên nguyên tắc tự định đoạt của đương sự toà án hay trọng tài chỉ xem xét, giải quyết khi có bên yêu cầu cho nên tồ án, trọng tài khơng thể tự mình áp dụng chế tài đối với bên vi phạm hợp đồng khi mà các bên khơng có u cầu. Tồ án hay trọng tài chỉ có thể xem về tính hợp pháp của biện pháp chế tài được yêu cầu áp dụng, phạm vi thiệt hại phải bồi thường hay số tiền phạt vi phạm hợp lý…Bên bị vi phạm áp dụng biện pháp chế tài nào là do tự họ quýêt định để bảo vệ lấy quyền lợi của mình.
Nhiều chế tài có thể cùng lúc áp dụng cho một vi phạm cụ thể
Hợp đồng bị vi phạm, để bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình người bị vi phạm có yêu cầu áp dụng cùng lúc nhiều biện pháp chế tài khác nhau khi mà các biện pháp chế tài được áp dụng không mâu thuẫn với nhau về bản chất, không logic. Như biện pháp buộc thực hiện hợp đồng và huỷ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng hồn toàn trái ngược nhau về bản chất, hậu quả nên không thể cùng áp dụng. Khi những biện pháp đã áp dụng khơng bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình bên bị vi phạm có thể áp dụng các chế tài khác mạnh hơn. Việc áp dụng các biện pháp chế tài khác khơng làm mất đi quyền u cầu địi bồi thường thiệt hại của bên bị thiệt hại.
Không áp dụng các biện pháp chế tài khi những vi phạm thuộc trường hợp miễn trách nhiệm
Điều 294, LTM 2005 quy định các trường hợp khi mà bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng không phải chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm nghĩa vụ. Bên vi phạm nghĩa vụ chứng minh rằng mình thuộc một trong những trường hợp miễn trách nhiệm thì khơng thể áp dụng chế tài.
Khơng phải tất cả các biện pháp chế tài khi áp dụng đều cần đầy đủ cả bốn cơ sở đó là có hành vi vi phạm, có thiệt hại xảy ra, có lỗi và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra. Bởi vậy đối với mỗi chế tài có những điều kiện để áp dụng riêng.
Điều kiện áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng
Như đã phân tích tại phần chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng ở trên, buộc thực hiện đúng hợp đồng là sự cưỡng chế của nhà nước bắt buộc bên vi phạm phải thực hiện đúng những gì mà mình đã cam kết trong hợp đồng. Như vậy chỉ cần có việc khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ hợp đồng thì bên bị vi phạm ln có quyền u buộc bên bị vi phạm thực hiện đúng hợp đồng. Ví dụ như bên cung ứng hàng hố khơng đúng chủng loại, chất lượng không đúng như thoả thuận, giao thiếu hàng, hàng hố có khuyết tật, khơng thanh tốn đủ… Thì bên bị vi phạm có quyền u cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, sửa chữa khuyết tật, bổ sung hàng hoá cịn thiếu, thanh tốn số tiền cịn thiếu…Luật Thương mại 2005 khơng có sự những quy định về trường hợp buộc thực hiện hợp đồng bị loại trừ khi áp dụng biện pháp phạt vi phạm hay bồi thường thiệt hại ( quyền giải thoát khỏi hợp đồng khi bên vi phạm đã trả một khoản phạt, bồi thường cho việc không thực hiện hợp đồng ) và những loại nghĩa vụ hợp đồng mà ở đó biện pháp buộc thực hiện hợp đồng là khơng có ý nghĩa hoặc hậu quả, chi phí phải bỏ ra để thực hiện là quá bất hợp lý, phương thức để thực hiện đúng nghĩa vụ là khơng hợp lý, chi phí q cao so với giá trị của phần hợp đồng phải thực hiện.
Điều kiện áp dụng chế tài phạt vi phạm
Pháp luật hiện hành của Việt Nam coi phạt vi phạm là một điều khoản của hợp đồng, do các các bên thoả thuận. Do vậy chế tài này chỉ áp dụng khi các bên có thoả thuận rõ ràng trong hợp đồng về nó. Khơng giống như trước kia phạt vi phạm còn do pháp luật quy định, hiện nay chỉ còn duy nhất phạt vi phạm do thoả thuận. Khi nghĩa vụ bị vi phạm và có thoả thuận về việc trả một khoản tiền phạt khi vi phạm đã là đủ căn cứ để áp dụng mà khơng cần phải tính tốn thiệt hại. Cũng như áp dụng các chế tài khác, không áp dụng chế tài nếu thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm.
Chế tài bồi thường thiệt hại được áp dụng khi mà không thuộc các trường hợp được miễn trách nhiệm và có thiệt hại xảy ra có nguyên nhân trực tiếp từ hành vi vi phạm nghĩa vụ được cam kết trong hợp đồng. Yếu tố lỗi được bỏ qua vì bên vi phạm muốn khơng phải bồi thường thì phải chứng minh được rằng mình thuộc trường hợp miễn trách nhiệm do pháp luật quy định hoặc do thoả thuận. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất thuộc về bên bị vi phạm. Trên nguyên tắc thiện chí, trung thực thì bên bị vi phạm có nghĩa vụ hành động để hạn chế tổn thất, thiệt hại xảy ra như bán hàng hoá cho người khác, mua hàng hoá thay thế, thực hiện các biện pháp khác thích hợp để hạn chế tổn thất có thể xảy ra. Nếu khơng, tồ có thể xem xét giảm số tiền bồi thường thiệt hại cho người vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm khơng có nghĩa vụ bồi thường đối với những thiệt hại mà đáng lẽ ra có thể hạn chế hoặc khơng có nếu ngưịi bị vi phạm hành động một cách tích cực để hạn chế nó. Nghĩa vụ hạn chế tổn thất của ngưòi bị vi phạm được đặt ra để tránh cho họ lạm dụng quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại của mình gây ra thiệt hại, lãng phí kinh tế không cần thiết cho xã hội và nghĩa vụ thiện chí, trung thực là nguyên tắc cơ bản được đặt ra. Thiệt hại trên nguyên tắc phải được bồi thưịng tồn bộ nhưng việc áp dụng bồi thường thiệt hại không được làm lợi cho người bị thiệt hại, người vi phạm chỉ bồi thường cho những thiệt hại đã gây ra.
Điều kiện áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Ba chế tài này có cùng chung điều kiện áp dụng nhưng mà hậu quả của nó khác nhau dẫn đến phải có sự quy định rõ ràng điều kiện áp dụng từng loại trong pháp luật.Luật Thương mại 2005 quy định không thể áp dụng ba chế tài trên cho những vi phạm hợp đồng khơng cơ bản, nên có thể coi đây là điều kiện chung cho việc áp dụng ba chế tài trên. Điều 293 của đạo luật này qui định: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không thể áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, huỷ bỏ hợp đồng đối với những vi phạm không cơ bản”. Như vậy, trên nguyên tắc tơn trọng tự do ý chí các các chế tài được áp dụng khi mà xảy ra các trường hợp mà các bên thoả thuận là điều kịên áp dụng các chế tài. Chỉ áp dụng các chế tài này khi vi phạm hợp đồng được coi là cơ bản.
làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng hợp đồng. Định nghĩa về vi phạm cơ bản trên của LTM khơng được chính xác, nếu phân tích ngơn ngữ của điều luật thì chỉ khi có thiệt hại xảy ra do việc vi phạm nghĩa vụ mới làm cho bên kia khơng đạt được mục đích của hợp đồng thì mới coi là vi phạm cơ bản, Đặt ngược lại, nếu khơng có thiệt hại xảy ra nhưng việc vi phạm nghĩa vụ được coi là chủ yếu, cơ bản làm cho mục đích của hợp đồng khơng đạt được thì có được coi là vi phạm cơ bản hay khơng? Thiết nghĩ là hồn tồn hợp lý khi chỉ cần một bên vi phạm nghĩa vụ chủ yếu và nghiêm trọng hợp đồng thì được xem là vi phạm cơ bản mà khơng cần phải có thiệt hại xảy ra. Các chế tài trên chỉ áp dụng khi không thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm.