Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật về chế tài thương mại

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về chế tài trong thƣơng mại – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần than hà tu (Trang 31 - 33)

4 .Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Phân tích thực trạng các quy phạm pháp luật về chế tài thương mại

Theo pháp LTM Việt Nam, các chế tài thương mại được hiểu là những biện pháp pháp lý mang tính tài sản do bên bị vi phạm lựa chọn để áp dụng đối với bên vi phạm nhằm mục đích ngăn ngừa, trừng trị và giáo dục. Như vậy, các chế tài thương mại được áp dụng là để khôi phục về mặt vật chất cho bên bị vi phạm hoặc là để ngăn ngừa thiệt hại hay có ý nghĩa trừng phạt về mặt vật chất đối với bên vi phạm hợp đồng. Do đó, các chế tài này được các bên áp dụng cho các vi phạm xuất hiện từ lúc ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng.

2.2.1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Điều 223, Khoản 1 LTM quy định: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu phí tổn phát sinh.”

Vậy những trường hợp nào có thể áp dụng được chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Theo Điều 223, Khoản 2, chế tài này được áp dụng trong các trường hợp: giao hàng thiếu; giao hàng kém chất lượng, cung ứng hàng hóa khơng đúng hợp đồng. Trong trường hợp giao thiếu hàng, chế tài này quy định rằng bên vi phạm phải giao đủ hàng theo đúng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, tức là phải giao hàng đúng về số lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ, mẫu mã … Đối với việc giao hàng kém chất lượng, bên vi phạm phải tìm cách loại trừ các khuyết tật của hàng hóa. Trong trường hợp này, Luật thương mại cịn quy định thêm rằng bên vi phạm có thể giao

hàng khác để thay thế hàng kém chất lượng, tuy nhiên “không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại để thay thế, nếu khơng được sự chấp nhận của bên có quyền lợi bị vi phạm.”

Trên thực tế, khi một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, để bảo vệ quyền lợi cho mình, bên bị vi phạm khơng phải lúc nào cũng cứng nhắc đòi bên kia thực hiện đúng nghĩa vụ như giao hàng thêm (nếu giao hàng thiếu), hay tìm biện pháp khắc phục khuyết tật của hàng hóa hoặc thay thế bằng hàng hóa khác (nếu giao hàng kém chất lượng), nhất là trong trường hợp bên vi phạm gặp nhiều khó khăn và chi phí để làm được như vậy và thậm chí bên bị vi phạm cũng có thể bị thiệt hại hơn.

Trong trường hợp này, tức là khi bên vi phạm không thực hiện theo các quy định trên, tại Điều 223, Khoản 3 và 4 của Luật thương mại cũng thể hiện sự linh hoạt khi quy định cụ thể rằng: Bên có quyền lợi bị vi phạm có quyền mua hàng của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hóa ghi trong hợp đồng. Khi đó, bên vi phạm phải bù chênh lệch nếu có. Ví dụ khi bên vi phạm giao hàng thiếu, bên bị vi phạm không nhất thiết phải chờ bên vi pham giao hàng đủ mà có thể mua ngay hàng khác cùng chủng loại của người cung cấp khác để khơng mất thời cơ kinh doanh của mình. Tất nhiên, để đảm bảo cho quyền lợi của bên bị vi phạm, bên vi phạm phải có trách nhiệm đền bù chi phí phát sinh. Nếu bên có quyền lợi bị vi phạm tự sửa chữa khuyết tật, thiếu sót của hàng hóa thì bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý. Rõ ràng là giải pháp này vừa giúp các bên tiếp tục quan hệ hợp đồng, vừa hạn chế các thiệt hại.

Để cho bên vi phạm có thể thực hiện được các nghĩa vụ nói trên, Luật thương mại cịn cho phép bên có quyền lợi bị vi phạm phải gia hạn một thời gian hợp lý (Điều 224). Song việc gia hạn này khơng có nghĩa là thay đổi điều khoản về thời hạn giao hàng. Thời hạn giao hàng nếu có sự thay đổi là do hai bên thỏa thuận, còn việc gia hạn chỉ là quyết định đơn phương của bên bị vi phạm nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Nếu hết thời hạn ấn định mà bên vi phạm vẫn không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình (Khoản 2, Điều 225). Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 225 của Luật thương mại lại quy định rõ ràng: “Trong trường hợp khơng có thỏa thuận khác thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bến có quyền lợi bị

đồng.” Như vậy, buộc thực hiện đúng hợp đồng là chế tài nhẹ nhất trong các chế tài và là tiền đề để thực hiện các chế tài khác.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về chế tài trong thƣơng mại – thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần than hà tu (Trang 31 - 33)