2.2.4 .Chế tài hủy hợp đồng
3.2 Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh chế tà
tài trong thương mại.
3.2.1 Về phía Nhà nước:
Sự khơng phù hợp trong nhiều quy định của LTM 2005 với những nguyên tắc trong BLDS 2005, mặc dù là một luật riêng so với luật chung là BLDS nhưng các quy định của Luật Thương mại thiết nghĩ cũng không được trái với những quy định mang tính nguyên tắc của BLDS. Luật Thương mại 2005 cần được sửa đổi, bổ sung nhiều quy phạm như sau:
Thứ nhất, bổ sung vào các trường hợp mà một bên không thể yêu cầu buộc thực hiện đúng nghĩa vụ do bản chất của nghĩa vụ (gắn với những kỹ năng chuyên mơn nhất định mà khơng thể tìm thấy hoặc thay thể được), hay do hoàn cảnh, phương pháp thực hiện nghĩa vụ gây nên những thiệt hại, chi phí phát sinh lớn cho bên phải thực hiện hoặc khơng thể thực hiện được nghĩa vụ…..Hơn thế nữa cần phải làm rõ khi nào thì biện pháp buộc thực hiện đúng hợp đồng không được áp dụng khi mà bên vi phạm trả một khoản tiền bồi thường hoặc phạt cho việc không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng. Như việc yêu cầu bồi thường một khoản tiền ấn định trứơc hoặc tiền phạt cho việc khơng thực hiện thì khi bên vi phạm trả khoản tiền này họ được giải phóng khỏi nghĩa vụ hợp đồng.
Thứ hai, phạt vi phạm trong Luật Thương mại 2005 khơng phù hợp nếu khơng nói là trái với BLDS 2005 về cách tiếp cận chức năng của phạt vi phạm. Việc Luật Thương mại 2005 quy định giới hạn tối đa mức phạt vi phạm 8% giá trị nghĩa vụ vi phạm như vậy là không thoả đáng và không phù hợp với Điều 422, BLDS 2005 về nguyên tắc tự do thoả thuận định đoạt của các bên trong quan hệ hợp đồng. Phạt vi phạm là một dạng trách nhiệm vật chất và được áp dụng phổ biến trong các giao dịch với hai vai trò là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và đền bù thiệt hại do các bên thoả thuận áp dụng. Bởi vậy, nếu bất kỳ quy định nào của pháp luật hiện hành trong các lĩnh vực mà quy định pháp vi phạm do luật định thì đều khơng có hiệu lực và cần huỷ bỏ. Luật Thương mại 2005 cũng như BLDS 2005 khơng có quy định về việc tồ án có thể can thiệp để giảm mức tiền phạt vi phạm hay một khoản tiền bồi thường ấn định trước trong hợp đồng khi chúng là không hợp lý và quá chênh lệch so với những thiệt hại thực tế xảy ra. Tồ án khơng được can thiệp vào mức phạt vi phạm sẽ khơng bảo vệ được những lợi ích chính đáng của các bên và sự công bằng hợp lý.
Cần làm rõ phương hướng giải quyết khi cả hai bên cùng có lỗi, để việc áp dụng được thống nhất để giải quyết các tranh chấp trong thực tiễn. Việc đánh giá tương quan giữa mức độ lỗi của các bên trong việc hợp đồng bị vi phạm.
Pháp luật thương mại cần thống nhất vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng để làm căn cứ cho việc áp dụng các chế tài như huỷ hợp đồng, đình chỉ hợp đồng. Điều chỉnh chi tiết hay cụ thể trường hợp huỷ
chỉ đối với những hợp đồng thực hiện từng phần như hiện nay, mà đối với những trường hợp hợp đồng cho thấy có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng được tiên liệu trước làm cho mục đích của hợp đồng khơng đạt được như một bên khơng có khả năng thực hiện hợp đồng trước khi tới hạn thực hiện nghĩa vụ, vi phạm nghiêm trọng của một bên với bên thứ ba…. Tuy nhiên, để hạn chế sự làm dụng việc huỷ hợp đồng trong những trường hợp vi pham hợp đồng trong tương lai thì việc yêu cầu những chứng cứ chặt chẽ, chứng minh chắc chắn hợp đồng sẽ bị vi phạm nghiêm trọng làm cho mụch đích của việc giao kết khơng đạt được thì mới được chấp nhận huỷ hợp đồng nhưng trên tinh thần thiện chí pháp luật nên quy định cho phép đưa ra yêu cầu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn nhất định nếu bên bị cho rằng sẽ vi phạm hợp đồng không thực hiện bảo bảo thực hiện trong thời gian ấn định thì mới được phép huỷ hợp đồng.
Thứ ba, đối với việc xác đinh các loại thiệt hại, chế tài bồi thường thiệt hại cần xác lập có thể đưa người bị thiệt hại trở về với vị trí mà anh ta được hưởng nều hợp đồng được thực hiện đúng. Bổ sung các phương thức xác định thiệt hại để việc xác định thiệt hại có cơ sở xác đáng và hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Các thiệt hại về giảm sút uy tín thương mại, các thiệt hại phải được nhìn thấy trước và có thể dự đốn được một cách thông thường.
Thứ tư, đối với những thoả thuận về miễn trách nhiệm, pháp luật cần bổ xung những trường hợp mà có thoả thuận về việc miễn trách nhiệm nhưng một bên cố ý vi phạm hợp đồng thì thoả thuận trên bị loaị trừ, bên vi phạm khơng thể viện lý do có thoả thuận miễn trách nhiệm để thoái thác trách nhiệm (cơ sở của nó là ngun tắc trung thực và thiệt chí trong thương mại, bên vi phải buộc phải chịu trách nhiệm khi mà cố ý không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với ý đồ sấu hoặc để đạt được lợi ích khác lớn hơn gây thiệt hại). Việc Luật Thương mại 2005 quy định khơng rõ ràng cơ quan nhà nứơc có thẩm quyền cấp nào khi ra quyết định, một bên phải thực hiện theo đó mà vi phạm hợp đồng để được miễn trách nhiệm.
Thứ năm, trong quá trình giải quyết tranh chấp thì ngun tắc trung thực, thiện chí trong tất cả các hoạt động của các bên cần được xem xét đánh giá một cách cẩn thận để xác định chính xác trách nhiệm của mỗi bên.
Ngồi ra, việc cơng nhận án lệ như một nguồn quan trọng của pháp luật về chế tài thương mại, bởi trong khi thiếu thốn những quy định của pháp luật thì việc cơng nhận án lệ và áp dụng chúng là những nhân tố hợp lý để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại một cách công bằng hợp lý, thuyết phục hơn đối với các bên, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên.
Các biện pháp giúp thi hành hiệu quả chế tài thương mại:
Thừa nhận sự can thiệp của toà án trong việc quyết đinh các khoản tiền phạt hay tiền bồi thường khi chúng vượt quá đáng những thiệt hại xảy ra do hợp đồng bị vi phạm.
Tôn trọng quyền tự do lựa chọn các biện pháp chế tài của bên bị vi phạm. Toà án hay trọng tài khơng có quyền áp dụng các biện pháp chế tài nếu khơng có u cầu của các bên, chỉ xem xét tới tính hợp pháp của các biện pháp chế tài được yêu cầu để chấp nhận hay không chấp nhận và quyết định mức bồi thường hay khoản tiền phạt bao nhiêu là hợp lý dựa trên thoả thuận của các bên trong hợp đồng và các thiệt hại mà các bên phải gánh chịu.
Trong việc xem xét áp dụng các chế tài theo yêu cầu của các bên toà án hay trọng tài phải cân nhắc những nguyên tắc cơ bản trong thương mại như thiện chí, trung thực; cơng bằng trong giao dịch cũng như những nghĩa vụ cẩn trọng của thương nhân…
Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán, cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết tranh chấp cho các Trọng tài viên và Thẩm phán nhằm nâng cao khả năng nhận thức và giải thích, vận dụng đúng các điều khoản của hợp đồng, các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng.
Mở rộng quyền giải thích tồ án trong trường hợp pháp luật khơng có quy định chi tiết hay cịn bỏ ngỏ. Thẩm phán giải thích trên ngun tắc cơng bằng, trung thực và thiện chí của các bên trong những hồn cảnh của hợp đồng. Toà án xem xét thế nào là sự hợp lý trong các hành động của các bên trong nghĩa vụ hạn chế tổn thất, miễn trách nhiệm do thoả thuận…
3.2.2 Phía doanh nghiệp
Cần nâng cao năng lực nhận thức và năng lực pháp luật đối với các thương nhân ở Việt Nam.
Năng lực nhận thức và năng lực pháp luật về chế tài trong thương mại cần được nâng cao. Chỉ khi các chủ thể tham gia vào các giao dịch thương mại thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng chế tài tài thương mại để có thể có hợp đồng thương mại chính xác và hồn thiện. Thực tiễn cho thấy khơng ít thương nhân kể cả doanh nghiệp tỏ ra lúng túng khi bên kia có vi phạm. Khi đó áp dụng chế tài cho thấy có sự sai sót dẫn đến tranh chấp, kiện tụng kéo dài gây tổn thất về kinh tế cho cả hai bên. Đa phần là do họ chưa nhận thức được vai trò của các chế tài và việc sử dụng các biện pháp các chế tài cịn hạn chế. Vì thế các thương nhận cần phải:
Hưởng ứng phong trào tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hợp đồng thương mại, áp dụng chế tài thương mại.
Tư vấn các luật sư trước khi tham gia ký kết hợp đồng để đảm bảo các điều khoản hợp pháp, chặt chẽ hay khi có các tranh chấp xảy ra khi áp dụng chế tài của các bên vi phạm.
Doanh nghiệp cần chú ý đến quá trình ký kết hợp đồng bên cạnh những điều khoản chính thì cũng cần chú ý đến các điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng, điều khoản bất khả kháng.
Điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng cần được công ty lưu ý đến khi soạn thảo hợp đồng. Thoả thuận được nêu ra như sau : Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên A, B gặp gỡ, trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ thương lượng giải quyết kịp thời. Nếu trường hợp khơng đạt được thỏa thuận thì việc giải quyết sẽ được thơng qua tòa án kinh tế thành phố. Theo như những quy định của điều khoản này thì nếu cơng ty có xảy ra tranh chấp cũng không áp dụng được phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp.
Bất khả kháng là sự kiện pháp lý làm nảy sinh ngoài ý muốn chủ quan của các bên ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự kiện thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất. núi lửa, chiến tranh,…. Việc khơng qui định rõ điều này thì rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại
cho cơng ty vì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm hợp đồng không phải chịu trách nhiệm về tài sản. Do đó khi ký hợp đồng, trong điều khoản này công ty cần phải định nghĩa về bất khả kháng và qui định nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng.
Có như vậy thì các biện pháp chế tài trong thương mại mới có thể được áp dụng một cách hiệu quả, trở thành công cụ pháp lý hữu hiệu cho các thương nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại.