2.2.4 .Chế tài hủy hợp đồng
2.3 Thực trang thực hiện các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề chế tà
tài thương mại tại công ty Cổ phần Than Hà Tu.
Để tìm hiểu một cách chi tiết về chế tài trong thương mại, đánh giá được vai trị quan trọng của nó trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, em xin đưa ra một số tranh chấp tại Công ty Than Hà Tu và một số doanh nghiệp khác.
Tình huống 1:
Cơng ty Cổ phần Than Hà Tu ký hợp đồng số 04/HĐ về việc bán cho công ty Chế biến Than Quảng Ninh sản phẩm than cám 3c (mã sản phẩm HG 08C) với tổng giá trị hợp đồng 3 tỷ đồng, thời gian nhận giao hàng 31/8/2007. Đến ngày 15/08/2007, công ty Chế biến Than Quảng Ninh đã đến nhận hàng tại kho của bên bán và thanh tốn ½ hợp đồng như đã cam kết. Ngày 05/09/2007 do không thấy công ty Chế biến Than Quảng Ninh đến nhận số hàng theo hợp đồng, Công ty CP Than Hà
thanh toán tiền theo hợp đồng hạn cuối là ngày 15/09/2007. Công ty Chế biến Than Quảng Ninh đã từ chối thực hiện hợp đồng sau khi đưa ra yêu cầu giảm giá đối với số hàng sau không được công ty CP Than Hà Tu chấp nhận.
Ngày 15/10/2007, Công ty CP Than Hà Tu khởi kiện công ty Chế biến Than Quảng Ninh tại Toà kinh tế tỉnh Quảng Ninh với yêu cầu: Buộc công ty Chế biến Than Quảng Ninh phải nộp phạt 200 triệu đồng như đã thỏa thuận và bồi thường thiệt hại 150 triệu đồng bao gồm tiền trả lãi cho ngân hàng và phân chênh lệch giá bán số than cám 3c (mã HG 08C) so với giá đã thỏa thuận theo hợp đồng số 04/HĐ.
Trong trường hợp trên, Công ty CP Than Hà Tu đã gia hạn thêm 15 ngày (từ ngày 31/08/2007 đến ngày 15/09/2007) để công ty Chế biến Than Quảng Ninh thực hiện tiếp nghĩa vụ nhận hàng và thanh tốn. Như vậy, cơng ty CP Than Hà Tu đã gia hạn thêm thời gian thực hiện hợp đồng cho bên công ty công ty Chế biến Than Quảng Ninh khi áp dụng chế tài “buộc thực hiện đúng hợp đồng”. Do chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không mang lại kết quả, việc yêu cầu bên vi phạm nộp phạt và bồi thường thiệt hại là phụ hợp với quy định pháp luật và lợi ích hợp pháp của công ty CP Than Hà Tu. Tuy nhiên, thời gian vi phạm hợp đồng được xác định để xem xét mức phạt và mức bồi thường là hết ngày 15/09/2007 chứ không phải hết ngày 31/8/2007 vì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, không được áp dụng các chế tài khác nếu các bên không thỏa thuận. Như vậy trong tình huống trên, Cơng ty CP Than Hà Tu đã áp dụng chế tài thương mại theo khoản 5, điều 297, LTM 2005 để yêu cầu công ty Chế biến Than Quảng Ninh trả tiền và nhận nốt số hàng còn lại, và đồng thời áp dụng theo Điều 298, LTM 2005 gia hạn thêm một thơi gian để công ty Chế biến Than Quảng Ninh thực hiện tiếp nghĩa vụ hợp đồng.
Tình huống 2:
1. Cơng ty CP Than Hà Tu, trụ sở tại Quảng Ninh (gọi tắt là công ty A), ký kết hợp đồng mua với cơng ty cơ khí thủy Đức Thịnh, trụ sở tại Hải Phòng (gọi tắt là công ty B) 50 máy bơm công nghiệp mới 100% xuất sứ Italia. Tổng giá trị hợp đồng 1 tỷ đồng. Các bên thỏa thuận hàng đươc giao nhiều đợt; bên nào vi phạm hợp đồng sẽ bị phạt 8% trêm giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Đợt giao hàng thứ nhất cơng ty B tiến hàng giao 20 máy, có giá trị 400 triệu đồng. Ngay từ đợt giao này, công ty B đã giao
hàng không đúng chất lượng ( cụ thể hàng khơng có xuất sứ từ Italia, hàng cũ đã qua sử dụng), Công ty A từ chối nhận hàng và hủy hợp đồng. Hai bên phát sinh tranh chấp. Công ty A kiện cơng ty B ra Tịa án với u cầu phạt cơng ty B 8% trên tồn bộ giá trị hợp đồng, cụ thể là 80 triệu đồng.
Khi giải quyết vụ tranh chấp này, có hai quan điểm xung quanh việc áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng.
Quan điểm thứ nhất cho rằng mức phạt 8% trên tổng giá trị hợp đồng được chấp nhận ngay từ lần giao hàng đầu tiên, bên bán đã không thực hiện đúng hợp đồng, như vậy bên bán tức bên B đã vi phạm toàn bộ hợp đồng.
Quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ áp dụng mức phạt 8% trên giá trị hàng giao đợt 1, bởi bên mua đã từ chối nhận hàng và hủy bỏ hợp đồng. Như vậy, bên mua đã tước đi cơ hội được tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên bán, do đó, bên mua khơng có quyền địi phạt trên tồn bộ giá trị hợp đồng.
Trong tình huống trên, cần áp dụng mức phạt 8% trên giá trị hàng giao đợt 1 (Hợp đồng thỏa thuận giao hàng thành nhiều đợt, bên B mới vi phạm đợt giao hàng thứ nhất). Việc hủy hợp đồng của bên A có hợp pháp hay khơng phụ thuộc có hay khơng căn cứ hủy bỏ hợp đồng. Và như vậy, bên A chỉ có thể hủy bỏ hợp đồng khi vi phạm của bên B trong đợt giao hàng thứ nhất là căn cứ để hủy bỏ hơp đồng mà các bên đã thỏa thuận.
2. Trong hợp đồng, các bên thỏa thuận: “mức phạt hợp đồng là 4% trên tổng giá trị hợp đồng” Khi có tranh chấp xảy ra, bên bị vi phạm yêu cầu toàn án phạt bên vi phạm 4% trên tổng giá trị hợp đồng. Trong trường hợp này, mức phạt được áp dụng? Rõ ràng, thỏa thuận phạt tính trên tổng giá trị hợp đồng là không đúng quy định LTM 2005.Nhưng giả sử mức phạt này thấp hơn 8% phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, khi đó sẽ áp dụng mức phạt nào sau đây:
Thứ nhất, mức phạt là 4% trên tổng giá trị hợp đồng ( mức phạt này không vượt quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm)
Thứ hai, mức phạt là 4% trên giá trị nghĩa vụ bị vi phạm.
Điều 301 LTM 2005 quy định, mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thảo thuận trong hợp đồng,
nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Vì vậy, trường hợp cụ thể này, mức phạt 4% trên giá trị hợp đồng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ bị vi phạm nên được chấp thuận.
Qua các ví dụ trên cho thấy, khi áp dụng vào từng tình huống cụ thể, cần phải có sự vận dụng linh hoạt điều luật, tùy vào từng tình huống cụ thể mà áp dụng các mực phạt khác nhau.
Tình huống 3: Trong thực tiễn thương mại, khơng phải lúc nào chế tài địi bồi
thường thiệt hại cũng được các bên vi phạm chấp hành nghiêm chỉnh. Dưới đây là vụ việc tranh chấp giữa ba công ty của Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Công ty TICO Ltd. (Nhật Bản) ký hợp đồng mua của công ty Sunkuong Ltd. (Hàn Quốc) số lượng 1300 tấn phân Urê để bán lại cho công ty xuất khẩu rau quả III thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam (VEGETEXCO). Hàng đến cảng Hải Phòng 6/9/2006, VEGETEXCO đã làm tờ khai hải quan tiếp nhận lô hàng và hải quan thành phố cũng đã làm thủ tục kiểm hàng thông qua Tổng cục đo lường chất lượng (Quatest 3). Kết quả giám định chất lượng cho biết độ biuret của lô hàng trên là 1,8% (trong khi hợp đồng quy định là 1% và mức độ biuret tối đa mà kỹ thuật cho phép là dưới 1,5%). Như vậy tức là lô hàng đã không đảm báo chất lượng so với hợp đồng. Do đó, VEGETEXCO khơng những phải lưu giữ lơ hàng mà cịn bị hải quan xử phạt hành chính vì đã nhập hàng khơng đạt tiêu chuẩn, phạt 18 triệu VNĐ và buộc phải tái chế lô hàng trước khi phân phối. Hơn nữa, kết quả giám định của Vinacontrol cho thấy, hầu hết khối lượng tiêu chuẩn của các bao dưới mức tiêu chuẩn là 50 kg và khơng đồng nhất, có bao chênh lệch tới 9 kg. Như vậy, lô hàng trên cả về chất lượng lẫn khối lượng đều không đúng theo quy định của hợp đồng. Vì vậy, VEGETEXCO đã kiện TICO ra trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, đòi bồi thường tổng giá trị thiệt hại gồm cả lãi suất đọng vốn do phải giám định, tái chế, bốc dỡ, đóng gói lơ hàng là 35719,48 USD trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 13/10/2007 (là ngày trọng tài ra phán quyết ). Ngồi ra, trọng tài cịn tun bố TICO phải chịu chi phí trọng tài là 1259,03 USD. Song VEGETEXCO vẫn chưa nhận được tiền bồi thường từ TICO với lý do bên Hàn Quốc chưa bồi thường cho TICO.
Từ vụ việc trên cho thấy, có thể cho dù áp dụng các hình thức chế tài khi các bên vi phạm trách nhiệm hợp đồng đi nữa, song nếu các bên cố tình khơng thực hiện
dù có là phán quyết của trọng tài đi chăng nữa thì bên chịu thiệt vẫn là những doanh nghiệp hoạt động làm ăn nghiêm chỉnh, tuân theo pháp luật.
Tình huống 4: Vụ việc tranh chấp của doanh nghiệp khác.
Trong thực tiễn còn khá nhiều bất cập đặc biệt trong việc xác định những loại thiệt hại phải bồi thường của các bên, nghĩa vụ hạn chế tổn thất…
Thực tiễn áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại qua một vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
“QUYẾT ĐỊNH GIÁM ĐỐC THẨM SỐ 04/KDTM-GĐT NGÀY 05-4-2006 VỀ VỤ ÁN “TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ”
HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Ngày 05 tháng 4 năm 2006 tại trụ sở Toà án nhân dân tối cao, đã mở phiên toà giám đốc thẩm xét xử vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hố giữa:
Ngun đơn: Cơng ty Tiên Sơn - Thanh Hố; có trụ sở tại số 9, khối phố 6, phường Bắc Bỉm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hố.
Bị đơn: Cơng ty TNHH xuất nhập khẩu Châu Tuấn; có trụ sở tại khối 8A, thị trấn Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
XÉT THẤY:
1. Về nhận định tại Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là hợp đồng quy định giao hàng từ ngày 08-4-2002 đến ngày 20-4-2002, nhưng từ ngày 27 đến ngày 29-4-2002 bên B mới nhận hàng là thực hiện không đúng thời gian giao nhận hàng, hàng lại được mua bán lòng vòng qua nhiều khâu trung gian nên bên B phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng bị giảm là khơng có căn cứ; bởi vì, ngày 26-4-2002 Cơng ty Tân Hồng mới có cơng văn gửi Cơng ty liên doanh mía đường Nghệ An đăng ký 12 xe ôtô đến nhận hàng và xin nhận hàng vào7 giờ ngày 27-4-2002 ;(đồng thời cả Công ty Tân Hồng và Công ty Châu Tuấn cùng làm giấy uỷ quyền cho bà Bạch Thị Thanh Mân làm thủ tục giao nhận hàng cho Công ty Tiên Sơn - Thanh Hoá. Như vậy, việc giao hàng chậm so với hợp đồng 7 ngày là do bên A giao chậm, chứ không phải bên B nhận chậm.
Về nhận định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho là do mua bán lòng vòng nên chất lượng lơ hàng bị giảm, thì thấy rằng:
Theo các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì: nguồn gốc xuất xứ của lô hàng 1.500 tấn mật rỉ đường là của Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate&Lyte; Công ty này bán cho Công ty Tân Hồng - Hà Nội theo hợp đồng ngày 26-2-2002 với đơn giá 670.000 đồng/tấn; Công ty Tân Hồng bán cho Công ty Châu Tuấn theo hợp đồng số 01 ngày 21-3-2002 với đơn giá 730.000 đồng/tấn; Công ty Châu Tuấn bán cho Cơng ty Tiên Sơn, Thanh Hố theo hợp đồng số 01/2002 ngày 21-3-2002 với đơn giá 730.000 đồng/tấn. Công ty Tiên Sơn bán cho Công ty Vân Anh theo hợp đồng số 01/2002 ngày 25-2-2002 với đơn giá 830.000 đồng/tấn; Công ty Vân Anh bán cho Công ty Prosimex - Chi nhánh Quảng Ninh theo hợp đồng số 01 ngày 22-2-2002 với đơn giá 850.000 đồng/tấn và cuối cùng là Công ty Prosimex bán cho khách hàng Trung Quốc.
Như vậy, quy trình mua bán lơ hàng qua 5 khâu, diễn ra trong một thời gian ngắn; Tuy nhiều đơn vị tham gia vào việc mua bán lô hàng như vậy, nhưng việc thực hiện hợp đồng chỉ diễn ra tại 3 nơi:
1) Tại Nhà máy đường Quỳ Hợp - Nghệ An được giao tay tư: Nhà máy đường giao cho Công ty Tân Hồng; Công ty này và Công ty Châu Tuấn cùng uỷ quyền cho bà Bạch Thị Thanh Mân nhận và giao ngay cho Công ty Tiên Sơn.
2) Tại Cảng Lệ Mơn - Thanh Hố; Cơng ty Tiên Sơn vận chuyển hàng được đựng trong xe Stec được kẹp chì từ Nghệ An về cảng Lệ Mơn - Thanh Hố và được giao tay ba: Công ty Tiên Sơn, Công ty Vân Anh giao cho Công ty Prosimex.
3) Tại cảng Vân Đồn - Quảng Ninh: Công ty Prosimex giao cho khách hàng Trung Quốc.
Việc giao nhận hàng diễn ra tại Nghệ An và Thanh Hoá là 3 ngày từ 27-4- 2002 đến ngày 29-4-2002. Ngày 2-5-2002 tàu rời cảng Lệ Mơn - Thanh Hố, đến ngày 5-5- 2002 về đến cảng Vân Đồn - Quảng Ninh
Ngày 6-5-2002 phía khách hàng Trung Quốc đã tiến hành giám định và đưa ra kết quả giám định lô hàng không đúng chất lượng theo hợp đồng, nên đã từ chối nhận hàng.
Như vậy, kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng do lơ hàng mua bán lịng vịng qua nhiều khâu trung gian, thời gian bán hàng kéo dài dẫn đến chất lượng lô hàng bị giảm là khơng chính xác. Vì thực tế có sự mua bán lịng vịng thật, nhưng thời gian giao nhận và vận chuyển hàng hố từ Nghệ An tới Quảng Ninh khơng kéo dài, khoảng 10 ngày (từ ngày 27-4 đến ngày 5-5-2002); nên khơng phải vì vậy mà dẫn tới chất lượng lơ hàng bị giảm sút. Ngun nhân chính là bên bán hàng khơng nắm chắc được chất lượng thực sự của lô hàng, nên đã ký hợp đồng bán hàng với tiêu chuẩn chất lượng cao hơn với chất lượng thực của lô hàng; dẫn đến tự mình gây ra vi phạm hợp đồng. Vì qua kết quả giám định của Vinacontrol tại Quảng Ninh và ngay tại kho của Công ty liên doanh mía đường Nghệ An Tate&Lyte, là nơi xuất xứ của lô hàng đều cho kết quả là độ đông đặc và độ đường đều thấp hơn so với chất lượng mà các bên đã cam kết trong hợp đồng.
2. Tại Điều 3 của hợp đồng ghi: trách nhiệm của bên A sẽ chấm dứt khi hàng hoá ra khỏi kho của bên A; Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 60 LTM thì người bán phải giao hàng đúng số lượng, chất lượng theo thoả thuận trong hợp đồng; tại Điều 61 LTM quy định: Trước khi giao hàng người bán phải kiểm tra chất lượng hàng hoá và cung cấp giấy chứng nhận chất lượng cho người mua và khoản 3 Điều 62 LTM đã quy định: “Trong trường hợp người mua hoặc đại diện người mua tham dự việc kiểm tra chất lượng hàng hoá, người bán vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá”. Như vậy, là người bán phải chịu đến cùng về chất lượng hàng hố mà mình đã bán ra. Tồ án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã quyết định buộc Công ty Châu Tuấn phải bồi thường thiệt hại về giao hàng không đúng chất lượng là đúng (bao gồm cả lô hàng đã giao cho Cơng ty Vân Anh và số hàng cịn tồn đọng chưa tiêu thụ được phải nhờ chính bà Bạch Thị Thanh Mân bán hạ giá).
3. Về lô hàng 501,9 tấn mật rỉ đường bên B nhờ bên A bán hộ với giá 400.000 đồng/tấn; thì thấy rằng: số hàng này nằm trong lô hàng 1500 tấn mà bên B mua của bên A và đã trả đủ tiền cho bên A; Sau khi bên B nhận 998,1 tấn, bị khách hàng khiếu