Thực trạng pháp luật về chủ thể của hoạt động giao kết HĐMBHH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 33 - 37)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết HĐMBHH

2.2.1. Thực trạng pháp luật về chủ thể của hoạt động giao kết HĐMBHH

Chủ thể giao kết HĐMBHH tương ứng là bên mua và bên bán trong quan hệ hợp đồng này. Theo quy định của LTM 2005, ít nhất một trong các bên chủ thể của HĐMBHH là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh ( Khoản 1, Điều 6 LTM 2005). Các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp có thể bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức kinh tế khác. Thương nhân là cá nhân bao gồm các hộ kinh doanh cá thể có đăng ký kinh doanh và tiến hành hoạt động một cách thuowngd xuyên độc lập. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các nghành nghề mà đã đăng ký trong giấy phép đăng ký kinh doanh đông thời là những ngành nghề không bị pháp luật cấm. Quyền hoạt động thương mại hơp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ đồng thời HĐMBHH có thể diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc ngồi lãnh thổ vì vậy chủ thể là các thương nhân Việt Nam thì cịn thương nhân nước ngồi. Bên cạnh đó các chủ thể của hoạt động mua bán hàng hóa cịn là cá nhân, tổ chức khác khơng phải là thương nhân tham gia HĐMBHH vì mục đích lợi nhuận.

Mục đích của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng thường được xác định thông qua tư cách pháp lý của chủ thể khi giao kết hợp đồng. Do chủ thể mua bán hàng hóa trong thương mại chỉ cần 1 bê là thương nhân nên lợi nhuận có thể chỉ là mục đích của bên thương nhân. Xét tổng thể hoạt động mua bán hàng hóa thì mục đích chủ yếu của giao kết hợp đồng là lợi nhuận vì chủ thể của giao kết chủ yếu là thương nhân. Tuy nhiên trong một số trường hợp mua bán hàng hóa khơng có mục đích sinh lời. Cụ thể mục đích giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được xem xét tùy theo từng trường hợp cụ thể:

Trường hợp thứ nhất: hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhaan với thương nhân cùng hướng đến mục tiêu lợi nhuận.

VD: Công ty C mua sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty D sản xuất để xuất khẩu sang thị trường quốc tế. Mục đích của cơng ty D là sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để kiếm lời, trong khi công ty C mua sản phẩm để bán lại cũng vi mục đích kiếm lời. Như vậy trường hợp này 2 bên là thương nhân tham gia giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa vì mục đích lợi nhuận

Trường hợp thứ hai: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân với cơ quan, tổ chức nhà nước khơng phải thương nhân. Trường hợp này chỉ có bên chủ thể là thương nhân nhằm mục đích kiếm lời, bên khơng phải là thương nhân chỉ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng là chủ yếu. Những hợp đồng được giao kết khơng nhằm mục đích sinh lợi như vậy trên lãnh thổ Việt Nam về nguyên tắc không phải chịu sự điều chỉnh của LTM trừ khi bên khơng nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng LTM.

Theo đó khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các chủ thể mục đích duy nhất khơng phải vì lợi nhuận tuy nhiên vì có một bên là thương nhân hoạt động vì lợi nhuận do đó mục đích chủ yếu của giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa là vì lợi nhuận

Bên cạnh việc chấp hành nguyên tắc chủ thể giao kết có đủ thẩm quyền. HĐMBHH có thể do bên đại diện giao kết (đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền đáp ứng đủ các năng lực chủ thể và năng lực hành vi theo như quy định tại Điều 16, Điều 19 BLDS 2015). Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng bao gồm cá nhân và tổ chức. Đáp ứng các điều kiện“Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực

hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập”.

Theo đó, cá nhân, tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với từng loại hợp đồng.

Đối với cá nhân:

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự (Điều 16 Bộ luật dân sự). Năng lực pháp luật dân sự bao gồm:

Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản; Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản;

Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 Bộ luật dân sự). Thông thường, người từ đủ 18 tuổi là người có năng lực hành vi dân sụ đầy đủ, trừ một số trường hợp: Người mất năng lực hành vi dân sự; Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

Như vậy, đối với các hợp đồng thơng thường thì người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tham gia giao kết hợp đồng. Tuy nhiên tùy từng loại hợp đồng mà cho phép người dưới 18 tuổi có thể tự mình tham gia giao kết; một số loại hợp đồng thì người trên 18 tuổi những cũng khơng đủ điều kiện tham gia giao kết.

Người dưới 18 tuổi tham gia giao kết hợp đồng thường phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ đồng ý hoặc thực hiện trên sự đồng ý của người dưới 18 tuổi.

Đối với tổ chức

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 86 Bộ luật dân sự).

Một tổ chức được coi là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015:

Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Khi tổ chức tham gia giao kết hợp đồng phải thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó. Do đó, chủ thể giao kết hợp đồng của pháp nhân vừa phải đáp ứng điều kiện đối với cá nhân lại phải là người đại diện hợp pháp của tổ chức (hoặc người đại diện theo ủy quyền).

Với tổ chức, pháp nhân, thương nhân: Giao kết HĐMBHH được thực hiện bởi người đại diện hợp pháp của thương nhân. Đại diện hợp pháp của thương nhân giao kết HĐMBHH bao gồm đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.

* Đại diện theo pháp luật của thương nhân gồm:

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân là chủ doanh nghiệp tư nhân.

Người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần có thể là nhiều người hoặc một người được quy định trong điều lệ công ty. Thường là Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc giám đốc đối với công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc chủ tích cơng ty đối với cơng ty TNHH.

Người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là các thành viên hợp danh Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã Chủ tịch Hội đồng quản trị của hợp tác xã.

Người đại diện theo pháp luật của hộ kinh doanh là người được xác định trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

* Người đại diện theo pháp luật có thể ủy quyền cho người khác thay thế mình ký kết hợp đồng gọi là đại diện ủy quyền Mặc dù pháp luật không quy định về việc ủy quyền bắt buộc phải bằng văn bản tuy nhiên để tránh nguy cơ rủi ro trong giao kết HĐMBHH thì ủy quyền nên được xác lập bằng văn bản trong đó xác định rõ phạm vi

và thời hạn ủy quyền. Trên thực tế có hai hình thức ủy quyền là ủy quyền theo vụ việc và ủy quyền thường xuyên, trong đó ủy quyền theo vụ việc là hình thức ủy quyền để giao kết HĐMBHH cụ thể cịn ủy quyền thường xun là hình thức ủy quyền giao kết nhiều HĐMBHH diễn ra trong một thời gian dài. Do đó việc ủy quyền thường xuyên sẽ phải được ghi nhận trong Điều lệ hoặc quy chế hoạt động của thương nhân.

Trên Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp thiếu hiểu biết về người có thẩm quyền ký kết hợp đồng và dẫn đến nhứng rủi ro cho các bên chủ thể hợp đồng, do đó để phịng tránh điều này các chủ thể nên kiểm tra giấy ủy quyền hoặc Điều lệ, quy chế hoạt động của đối tác trước khi giao kết hợp đồng.

Giao kết hợp đồng không đúng thẩm quyền sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trừ trường hợp người đại diện hợp pháp của bên được đại diện chấp nhận.,

VD: Thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần sẽ bị giới hạn, bị kiểm soát bởi Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị trước khi giao kết các hợp đồng về hợp đồng mua bán tài sản có giá trị lớn hợp đồng mua bán giữa các doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp với một số nhóm đối tượng liên quan. Như khi Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH hai thành viên trở lên ký kết hợp đồng bán hàng hóa cho em ruột của mình. Đối với giao dịch này trước khi ký kết hợp đồng phải thông báo cho các thành viên Hội đồng thành viên và một số chủ thể liên quan và hợp đồng đó phải được Hội đồng thành viên chấp nhận. Nếu người đại diện theo pháp luật ký kết hợp đồng không thông qua sự chấp thuận của Hội đồng thành viên thì hợp đồng sẽ vơ hiệu và gây rủi ro phát sinh từ hợp đồng.

Do đó trước khi giao kết hợp đồng các bên chủ thể hợp đồng phải kiểm tra thông tin về vi phạm thẩm quyền được giao kết của người đại diện theo pháp luật.

Như vậy LTM 2005 có quy định chủ thể của HĐMBHH nói riêng và chủ thể của hoạt động thương mại nói chung, các chủ thể được quy định một cách cụ thể rỏ ràng đáp ứng những quy định nhất định đêt trở thành chủ thể giao kết hợp đồng

Tuy nhiên hiện nay theo quy định của LTM 2005 thì khái niệm về thương nhân cịn khá phức tạp. “ thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” ( k1- Điều 6 LTM 2005)

Thực tế cho thấy khái niệm về thương nhân chỉ cần được quy định trên cơ sở các tiêu chí mang tính chất của thương nhân là có hoạt động thương mại và trên mục đích lợi nhuận là đủ.

Đặc điểm “độc lập, thường xuyên” được tham khảo từ LTM của Pháp, mang tính chỉ tính chất nghề nghiệp của những người hoạt động thương mại. Vậy cụm từ phải đăng ký kinh doanh là không cần thiết.

Pháp luật quy định về chủ thể giao kết hợp đồng tuy nhiên thực tế có rất nhiều hợp đồng được ký kết bởi người khơng đúng thẩm quyền. và gần đây đó là vụ việc một doanh nghiệp startup đình đám của Việt Nam mới đây đã vướng vào một vụ tranh chấp hợp đồng cung ứng. Theo thơng tin báo chí, ngun nhân của tranh chấp là do hai bên không thống nhất về số nợ. Phía doanh nghiệp cho rằng, nguyên nhân tranh chấp là do một số giấy tờ đã ký giữa hai bên khơng có hiệu lực do nhân sự phụ trách vào thời điểm ấy khơng cịn thẩm quyền ký. Và khi xảy ra xung đột, công ty không muốn tiếp tục hợp đồng đã lấy lý do người ký kết thẩm quyền để thoái thác trách nhiệm. Điều này gây nhiều thiệt hại cho đối tác, đặc biệt với những hợp đồng có giá trị lớn thì thiệt hại là khơng hề nhỏ. Công ty bổi thường thiệt hại cho đối tác cho rằng người ký kết hợp đồng không nhân danh cơng ty, cịn các nhân ký hợp đồng hoặc thối thác trách nhiệm hoặc khơng có khả năng tự chịu trách nhiệm đối với thiệt hại quá lớn của đối tác. Khi đó HĐMBHH khơng vơ hiệu nhưng sẽ phát sinh hiệu lực với người kí kết sai thẩm quyền và gây ra những thiệt hại khơng đáng có.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)