Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật về giao kết HĐMBHH tại công

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 47 - 49)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật về giao kết HĐMBHH tại công

công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt

2.3.1. Căn cứ để giao kết hợp đồng tại công ty Khởi Đạt

* Căn cứ pháp lý

+ Đối với những hợp đồng được ký trước khi có Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 thì cơng ty căn cứ vào:

- Bộ luật dân sự 2005; - Bộ luật dân sự 1995; - Luật thương mại 1997;

+ Đối với những hợp đồng mà được ký kết khi Bộ luật dân sự và Luật thương mại mới có hiệu lực thì cơng ty căn cứ vào:

- Bộ luật dân sự 2015 được Quốc hội khố XIII thơng qua ngày 24 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2017;

- Luật thương mại 2005 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2006.

Ngồi ra tuỳ theo đối tượng của từng loại hợp đồng thì cơng ty cũng có thể dựa trên căn cứ như Luật xây dựng 2014, Nghị định quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng nghị định 37/2015/NĐ- CP để ký kết hợp đồng mua bán xây dựng tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơng trình kỹ thuật dân dụng.

* Căn cứ thực tiễn

Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá bên cạnh những căn cứ về pháp lý, Cơng ty cịn căn cứ vào căn cứ thực tiễn. Đó là định hướng của Nhà nước, nhu cầu thị trường, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, đặc biệt là khả năng thực hiện hợp đồng của cơng ty. Khả năng đó là có thể giao hàng theo đúng khối lượng, đúng địa điểm hoặc thời gian hay không hoặc vấn đề tổ chức điều hành của Công ty trong việc sản xuất kinh doanh. Tuy vậy thì trong đa số các hợp đồng mà cơng ty đã tiến hành giao kết thì phần căn cứ đều ghi là “… theo nhu cầu và năng lực của…” . Điều này là khơng cần thiết vì đây là điều tất yếu mặc định.

Ngoài ra, trong khi giao kết hợp đồng công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt luôn chú ý tuân thủ các nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, tự nguyện và bình đẳng mà luật quy định.

2.3.2. Hình thức giao kết hợp đồng

Hình thức hợp đồng theo quy định của luật dân sự và luật thương mại. Hợp đồng ký kết dưới dạng văn bản. Như theo quy định của luật TM 2005 có quy định việc giao kết hợp đơng có thể bằng hay thông qua văn bản. Đối với công ty các hợp đồng chủ yếu là thơng qua các văn bản. Ngồi ra hình thức hợp đơng có thể là bao gồm cả điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác.

Việc lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho cả 2 bên khi ký kết và trong quá trình giám sát và thực hiên hợp đồng. Vì cơng ty là cơng ty hoạt động trọng lĩnh vực xây dựng, mua bán vật tư xây dựng nên giá trị tài sản khá cao đồng thời cơng ty có những nguồn khách hàng cố định nên khi tham gia ký kết thỏa thuận với chủ thể này, cơng ty có những mẫu hợp đồng có sẵn, mà chỉ thay đổi một số nội dung về số lượng… Còn về các khoản như quyền và nghĩa vụ của 2 bên thì khơng cần thỏa thn thêm. Việc ký kết như vậy sẽ giúp cho việc ký kết cũng như thỏa thuận tránh mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên việc soạn thảo hợp đồng có sẵn khơng hề làm ảnh hưởng đến quyền tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng của các bên bởi các đối tác, khách hàng của cơng ty hồn tồn được thay đổi các điều khoản trong hợp đồng nếu như họ thấy cần thiết. Công ty ln linh động trong các trường hợp như vậy

Hình thức hợp đồng khi tham gia ký kết, có thể do cả hai bên thỏa thuận hoặc do một trong hai bên quyết định. Việc này tùy theo lợi ích của khách hàng có u cầu như thế nào.

2.3.3. Phương thức và trình tự giao kết hợp đồng

Thực tế cho thấy thì cơng ty cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt thường sử dụng hai phương thức ký kết là phương thức ký trực tiếp và phương thức ký gián tiếp.

Phương thức ký trực tiếp: Công ty thường sử dụng phương thức này đối với bạn hàng là những cá nhân, tổ chức mà có điều kiện gặp gỡ thuận lợi; có khả năng gặp gỡ bàn bạc trực tiếp. Phương thức này gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn giới thiệu hàng hóa. Trong giai đoạn này cơng ty sẽ

liên hệ, tìm đối tác có nhu cầu mua hàng hố của cơng ty. Đây là giai đoạn quan trọng vì nếu tìm được đối tác thì các giai đoạn sau mới được thực hiện. Nhân viên phòng kinh doanh có trách nhiệm liên hệ với khách hàng, tìm hiểu khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm gì, số lượng chất lượng, giá cả…như thế nào và hẹn thời gian đàm phán.

Giai đoạn chuẩn bị đàm phán: Để quá trình đàm phán diễn ra thuận lợi, phịng

xác định mục tiêu đàm phán; xác định thời gian, địa điểm đàm phán; xác định nội dung đàm phán;

+ Giai đoạn đàm phán. Là việc hai bên gặp gỡ trực tiếp để trao đổi về mọi điều kiện bn bán, q trình đàm phán này có thể diễn ra tại phịng kinh doanh của cơng ty hoặc của bạn hàng.

Giai đoạn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá: Những hợp đồng của công ty

thể hiện sự thoả thuận về các điều khoản số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng và phương thức thanh toán…của hai bên. Khi hợp đồng được soạn thảo xong, nếu hai bên chấp nhận các điều khoản của hợp đồng thì đại diện của hai bên ký vào hợp đồng.

Phương thức ký gián tiếp: Bao gồm các giai đoạn sau:

Đề nghị giao kết hợp đồng: Đề nghị giao kết hợp đồng luôn được công ty gửi đến

cho những khách hàng xác định, thể hiện rõ ý định muốn xác lập quan hệ hợp đồng. Đề nghị này được gửi dưới dạng đơn chào hàng, đơn đặt hàng… và trong đó có ghi rõ những nội dung tương tự như nội dung trong hợp đồng đó là: số lượng, giá cả, chất lượng, phương thức thanh toán…và xác định rõ thời hạn mà bên được đề nghị phải trả lời.

Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: nếu bên được đề nghị chấp nhận các nội

dung đề nghị giao kết trong thời hạn quy định mà không đưa ra ý kiến muốn thay đổi một trong những nội đung đó thì các bên thoả thuận với nhau thời gian, địa điểm để thực hiện việc ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, nếu bên được đề nghị không chấp nhận toàn bộ nội dung trong đề nghị giao kết hợp đồng mà có sự thay đổi như đưa ra giá mới, chất lượng mới…thì đó lại được coi như chào hàng mới, khi đó nhân viên phịng kinh doanh sẽ báo cáo với giám đốc về những đề nghị mới, nếu chấp nhận các bên sẽ hẹn ngày, thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng. Thực tiễn cho thấy, công ty sử dụng chưa nhiều phương thức ký gián tiếp để giao kết hợp đồng mặc dù phương thức này giúp cho các bên có thể tiết kiệm thời gian, tiền bạc…Đối với cơng ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt phương thức này chiếm khoảng 70% tổng số hợp đồng đã ký.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)