Thực trạng pháp luật về nội dung của giao kết HĐMBHH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 38 - 41)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết HĐMBHH

2.2.4 Thực trạng pháp luật về nội dung của giao kết HĐMBHH

Giao kết HĐMBHH là việc các bên thể hiện ý chí muốn hợp tác theo đó bên đề nghị sẽ đưa ra lời chào hàng ở đó đã thể hiện nguyện vọng về một lợi ích nào đó. Thơng qua việc thể hiện thỏa thuận về nội dung, thỏa thuận nội dung này thường thoat

thuận mọi vấn đề mà các bên mong muốn như: giá cá hàng hóa, số lượng, chất lượng hàng hóa, thời gian địa điểm giao hàng, chuyển rủi ro, quyền va nghĩa vụ của các bên.

Pháp luật tôn trọng quyền tự do thỏa thuận nội dung giao kết HĐMBHH, theo đó các nội dung giao kết do các chủ thể tự xây dựng tuy nhiên khi các bên chủ thể hợp đồng không thỏa thuận một số nội dung nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thì để phịng ngừa rủi ro phát sinh từ hợp đồng trong các trường hợp khơng có thỏa thuận sẽ áp dụng như sau:

Thứ nhất, trường hợp khơng có thỏa thuận về giá.

Điều 52 LTM 2005 quy định: trường hợp khơng có thỏa thuận về giá cả hàng hóa, khơng có thỏa thuận về phương pháp xác định giá và cũng khơng có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá của loại hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, về thời điểm mua bán hàng hóa, thị trường địa lý, phương thức thanh tốn và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.

Quy định này tại BLDS được quy định tại k2- Điều 433: “Trường hợp khơng có thỏa thuận hoặc thỏa thuận khơng rõ ràng về giá, phương thức thanh tốn thì giá được xác định theo giá thị trường…” So với BLDS 2015 điều 433, LTM 2005 quy định cách xác định về hía khi các bên khơng có thỏa thuận trong hợp đồng cụ thể, chi tiết hơn và giải thích về cụm từ “giá thị trường” là loại giá của hàng hóa cùng loại hàng hóa đó trong điều kiện tương tự

Thứ hai khơng có thỏa thuận về chất lượng của hàng hóa.

Điều 39 LTM 2005 quy định: Trường hợp hợp đồng khơng có quy định cụ thể thì hàng hóa được coi là khơng phù hợp với hợp đồng đó thuộc một trong các trường hợp:

- Khơng phù hợp với mục đích sử dụng thơng thường của các hàng hóa cùng chủng loại;

- Khơng phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng

- Khơng đảm bảo chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua;

- Khơng được bảo quản, đóng gói bao bì theo cách thức thơng thường đối với loại hàng hóa trong trường hợp khơng có cách thức bảo quản thơng thường.

Bên mua có quyền từ chối nhận hàng khơng phù hợp với hợp đồng thuộc các trường hợp trên.

Như vậy LTM 2005 đưa ra những quy định chung chung để xác định chất lượng của hàng hóa, tài sản khi các bên khơng có thỏa thuận trong hợp đồng. Với những cụm từ như: mục đích sử dụng thơng thường, cách thứ thích hợp, cách thức bảo quản thơng

thường sẽ gây khó khăn trong việc xác định chất lượng của hàng hóa và giải quyết tranh về chất lượng hàng hóa khi các bên khơng có thỏa thuận hợp đồng.

BLDS 2015 đã khắc phục những nhược điểm về kỹ thuật lập pháp trong LTM khi quy định về việc xác định chất lượng hàng hóa trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận trong HĐMBTS. Theo đó chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề hoặc được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Thứ ba, trường hợp khơng có thỏa thuận về địa điểm giao hàng

Điều 35 LTM năm 2005 quy định trường hợp khơng có thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm được xác định:

- Trường hợp hàng hóa là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hóa đó;

- Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hóa thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

- Trường hợp trong hợp đồng khơng có quy định về vận chuyển hàng hóa, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hóa thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó

- Trong trường hợp khác, bên bán phải giao hàng hóa tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu khơng có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Như vậy pháp luật đã quy định về địa điểm giao hàng một cách cụ thể, chi tiết để tạo một khung pháp lý chung cho các bên khi thực hiện hợp đồng và tránh được rủi ro khi quá trình giao kết HĐMBHH về nội dung các bên vơ tình bỏ sót quy định này.

LTM 2005 đã quy định một cách chặt chẽ những vấn đề liên quan đến nội dung HĐMBHH khi các bên tham gia giao kết khơng có các quy định như quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, từ việc giao hàng, xác định địa điểm, thời gian,…

Tuy nhiên có một vấn đề mà tại điều 62 của LTM 2005 có quy định về nội dung của HĐMBHH mà các bên chủ thể giao kết khơng đưa ra tuy nhiên luật có quy định cụ thể là về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa: “Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên thỏa thuận khác, quyền sở hữu hàng hóa được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hịng hóa được chuyển giao”

Hiện nay đại bộ phận HĐMBHH của các doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngồi khơng bao giờ quy định thời điểm nào thì quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao, trong khi đại bộ phận hàng Việt Nam xuất khẩu theo điều kiện FOB cịn nhập khẩu thì theo điều kiện CIF hoặc CFR. Như vậy theo tinh thần và quy định nói trên của Điều 62 thì sau khi giao hàng xuống tàu ở cảng Việt Nam gần như mặc nhiên quyền sở hữu hàng đã nằm trong tay người mua của nước ngồi trong khi đó việc thu hồi tiền bán hàng ở Việt Nam sẽ gặp khá nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)