Thực trạng pháp luật về hình thức của giao kết HĐMBHH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết HĐMBHH

2.2.3 Thực trạng pháp luật về hình thức của giao kết HĐMBHH

Pháp luật thương mại cụ thể là tại điều 24 Luật TM 2005 có quy định về hình thức của HĐMBHH: hợp đồng MBHH được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng MBHH mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Chủ yếu các hợp đồng trong hoạt động thương mại, HĐMBHH được lập thành văn bản. Trước hết là do việc giao kết hợp đồng bằng văn bản mang tính đảm bảo cao hơn so với các hình thức khác. Hơn nữa HĐMBHH diễn ra nhằm mục đích lợi nhuận nên việc ký kết hợp đồng phải được giao kết bằng văn bản. Tại Điều 24- luật TM 2005 cũng quy định hình thức HĐMBHH được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương với văn bản. Các hình thức có giả trị tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thơng điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Như vậy luật pháp vẫn đưa ra 3 hình thức của hợp đồng để các bên có thể tự do lựa chọn nhằm thuận lợi cho việc giao kết hợp đồng tuy nhiên đây mới là hình thức của HĐMBHH cịn hình thức của giao kết HĐMBHH chưa có quy định, hợp đồng theo đó chiếu sang BLDS 2015 về các quy định chung của giao dịch dân sự ta thấy tại điều 119- BLDS 2015:

Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

1. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thơng điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có cơng chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Như vậy về bản chất chung thì giao kết hợp đồng cũng được thể hiện dưới 3 hình thức lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể mà chính xác hơn là một đề nghị giao kết HĐMBHH và chấp nhận đề nghị giao kết HĐMBHH sẽ được thể hiện thơng qua 3 hình thưc này. Bản chất của giao kết HĐMBHH là sự thỏa thuận. Trong đó, các bên thực hiện sự bày tỏ và thống nhất ý chí nhằm hướng tới những lợi ích nhất định. Việc giao kết hợp đồng dân sự cũng được xác lập trên cơ sở của sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên. Q trình giao kết hợp đồng dân sự diễn ra với 2 yếu tố: sự bày tỏ ý chí và sự chấp nhận ý chí. Q trình này có thể diễn ra nhanh chóng hay kéo dài; đơn giản hay phức tạp; diễn ra đồng thời hay tiến triển ở nhiều giai đoạn khác nhau, phụ thuộc vào yếu tố như: ý chí của các bên về nội dung, hình thức biểu hiện của hợp đồng Các bên có thể sử dụng phương thức giao kết trực tiếp (gặp nhau, trao đổi đàm phán, thương lượng ) hoặc phương thức giao kết gián tiếp (thông qua công văn, đơn chào hàng, các phương tiện điện tử ) để thỏa thuận, thống nhất ý chí với tồn bộ nội dung của hợp đồng.

Tuy nhiên quy định về hình thức của hợp đồng nói chung và giao kết HĐMBHH nói riêng của LTM 2005 như vậy là chưa bao quát hết được thực tiễn trong hoạt động thương mại. Bởi ngày nay theo thời gian, với sự phát triển bùng nổ của khoa học- kỹ thuật- cơng nghệ thì ngày càng nhiều hình thức văn bản cũng như cách thể hiện hành vi con người trở nên phong phú, phức tạp hơn. Ví dụ như văn bản thì có văn bản giấy hoặc văn bản điện tử như fax, telex, hành vi thì có thể có quẹt thẻ tín dụng, dùng thẻ thành viên do đó thì điều luật này ngày càng khơng phù hợp. Trong pháp luật quốc tế tại điều 1.2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT quy định: “Bộ nguyên tắc UNIDROIT không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ một hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình thức đặc biệt. Chúng có thể được chứng minh bằng bất kỳ cách thức nào, kể cả bằng nhân chứng”. Nguyên tắc này được công nhận trong bộ luật dân sự nhiều nước trên thế giới và nó được đánh giá là phù hợp với điều kiện giao dịch thương mại quốc tế khi mà các bên giao kết hợp đồng trên mục đích lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)