Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 56 - 61)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và nâng cao hiệu

hiệu quả thực hiện pháp luật điều chỉnh về giao kế HĐMBHH

3.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước có thẩm qùn

Trong q trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá thường dễ nảy sinh tranh chấp nên rất cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý. Việc nhà nước cần quan tâm hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực này là điều thực sự cần thiết. Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về HĐMBHH phải tạo sự thống nhất thuật ngữ, giải thích và áp dụng quy định về vi phạm HĐMBHH trong tất cả các văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng. Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về HĐMBHH phải nhằm giúp các bên kí kết hợp đồng, dễ dàng áp dụng các chế tài có liên quan khi có sự vi phạm cơ bản hợp đồng; Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vi phạm HĐMBHH nhằm tạo sự thuận lợi, dễ dàng và thống nhất cho các cơ quan giải quyết tranh chấp về hợp đồng của Việt Nam trong việc áp dụng các chế tài có sự vi phạm cơ bản hợp đồng; Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về HĐMBHH nhằm tạo sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về HĐMBHH.

3.2.1.1 Nhà nước cần ban hành một hệ thống pháp luật văn bản pháp lý thống nhất, ổn định và minh bạch.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay pháp luật hợp đồng của Việt Nam chưa tương thích với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế. Ở Việt nam cũng chưa thừa nhận rộng rãi án lệ, tập quán, thông lệ thương mại là nguồn của pháp luật hợp đồng Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật về hợp đồng chưa giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật hợp đồng với điều lệ, quy chế của doanh nghiệp...cũng như các điều kiện giao dịch mà các doanh nghiệp tự ban hành. Có nhiều vấn đề vừa được quy định trong Bộ luật Dân sự vừa được quy định trong Luật Thương mại và vấn đề đáng nói ở đây là giữa chúng có sự thống nhất ở mức độ tương đối cao. Ví dụ: các quy định về HĐMBHH trong Luật Thương mại cơ bản thống nhất với các quy định điều chỉnh hợp đồng mua bán tài sản trong Bộ luật Dân sự; các quy định về hợp đồng đại diện cho thương nhân trong Luật Thương mại về cơ bản là giống với các quy định hợp đồng ủy quyền trong Bộ luật Dân sự; các quy định về hợp đồng thuê hàng hóa trong Luật Thương mại giống với các quy định về hợp đồng thuê tài sản trong Bộ luật Dân sự. Hoặc có những quy định mặc dù cách sử dụng từ ngữ không giống nhau nhưng bản chất của chúng lại hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, em thấy rằng những quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 không cần thiết phải lặp lại trong trong Luật Thương mại 2005. Bởi nếu sự lặp lại đó vẫn bảo đảm được tính thống nhất của pháp luật thì khơng sao, cịn nếu lặp lại nhưng khơng có sự thống nhất thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn khi áp dụng. Các quy định được áp dụng chung để điều chỉnh các quan hệ dân sự thuần túy và các quan hệ kinh doanh, thương mại thì chỉ nên quy định trong Bộ luật Dân sự để đảm bảo sự thống nhất, nhất quán của pháp luật.

Để đạt được điều đó, khi xây dựng pháp luật cần chú ý tới các vấn đề sau :

Việc ban hành văn bản pháp luật của Quốc hội cần mang tính ổn định. Thực tiễn

trước đây hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa ở Việt Nam đã liên tục thay đổi, bổ sung làm cho các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong việc tìm hiểu và áp dụng văn bản mới. Muốn vậy, các văn bản khi được ban hành phải vừa sát với thực tiễn thương mại mà lại có thể phù hợp trong tương lai. Có như thế thì luật mới khơng bị thay đổi nhiều lần, làm mất tính ổn định cũng như hiệu quả thực thi của pháp luật.

Cần xây dựng một hệ thống văn bản mang tính rõ ràng, dễ hiểu và thống nhất.

Hiện nay, hoạt động thương mại được quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật như là Luật thương mại 2005, Bộ Luật dân sự 2015, Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết LTM về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt ngày 12/02/2007 quy định chi tiết Luật thương mại về mua bán hàng hóa tuy nhiên

mới đây nghị định này đã được thay thế bởi nghị định 09/2018/NĐ- CP có hiệu lực từ ngày 15/1/2018; Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 của chính phủ quy định chi tiết về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hiện giờ thì nghị định này được sửa đổi, bổ sung bằng các nghị định khác và được quy đinh hợp nhất tại Văn bản hợp nhất 19/VBHN- BTC 2014… gây khó khăn cho cả nhiều luật sư, nhiều chuyên gia luật và đặc biệt là các doanh nghiệp trong việc áp dụng. Do vậy Nhà nước cần cố gắng giảm bớt sự điều chỉnh của các văn bản luật liên quan. Hoạt động mua bán hàng hóa chỉ nên chịu sự điều chỉnh chính thức của LTM, BLDS và các văn bản pháp quy chuyên ngành. Trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền nên tạo điều kiện để hiệp hội các doanh nghiệp cũng như các cá nhân, tổ chức kinh doanh có mục đích lợi nhuận tham gia đóng góp ý kiến xây dựng văn bản điều chỉnh quan hệ HĐMBHH.

Cần bổ sung thêm một số quy định về giao kết HĐMBHH.

Về bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến đề nghị giao kết và chấp nhận đề nghị giao kết HĐMBHH so sánh với CISG quy định rất rõ tại điều 19.3 về nội dung

của chấp nhận chào hàng, qua đó có thể xác định được những sửa đổi bổ sung nào của chấp nhận chào hàng là cơ bản khiến cho chấp nhận chào hàng đó trở thành một chào hàng mới. Tuy nhiên luật Việt Nam khơng có quy định cụ thể như vậy, do đó đối với các chủ thể tham gia giao kết HĐMBHH đây là một điểm hạn chế nếu xảy ra trong thực tế. Ngoài ra, do yêu cầu của thực tiễn thương mại quốc tế, CISG còn đưa ra quy định về việc kéo dài thời hạn hiệu lực của chào hàng khi ngày cuối cùng của chào hàng lại rơi vào ngày nghỉ hay ngày lễ, trong khi luật Việt Nam khơng quy định gì về vấn đề này.

Về bổ sung các quy định về nội dung của hợp đồng là tiền đề để các bên thực hiện hợp đồng. CISG quy định cụ thể về điều khoản chủ yếu của hợp đồng mua bán

hàng hóa (gồm tên hàng, số lượng, giá cả), cịn pháp luật về mua bán hàng hóa của Việt Nam hiện nay khơng có quy định hợp đồng mua bán hang hóa phải có những điều khoản chủ yếu nào.

Về thay đổi luật về điều luật quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của các bên trong quá trình giao kết hợp đồng và trách nhiệm của các bên đối với tính trung thực, đầy đủ của các thơng tin được cung cấp. Trong thực tế hiện nay, các bên tiến hành

giao kết hợp đồng thường biết đến các đối tác của mình thơng qua việc họ tự giới thiệu hoặc có thể qua quảng cáo. Các thơng tin này, có một số trường hợp khơng được qua kiểm chứng nên đã có một số chủ thể trong hợp đồng đã lợi dụng nhằm lừa đảo, gây ra thiệt hại cho bên đối tác. Chính vì vậy, việc cần có quy định rõ ràng hơn về nghĩa vụ cung cấp thông tin và phương tiện chứa đựng thông tin; nghĩa vụ phải đảm bảo độ tin

cậy của thông tin, quy định rõ hơn về trách nhiệm cho các bên đối với các thông tin mà họ đưa ra.

Về thay đổi quy định về hình thức giao kết HĐMBHH. Hiện nay các quy định về

hình thức của hợp đồng nói chung và giao kết HĐMBHH nói riêng của LTM 2005 như hiện nay là chưa bao quát hết được thực tiễn. Bởi ngày nay theo thời gian, với sự phát triển bùng nổ của khoa học- kỹ thuật- cơng nghệ thì ngày càng nhiều hình thức văn bản cũng như cách thể hiện hành vi con người trở nên phong phú, phức tạp hơn. Ví dụ như văn bản thì có văn bản giấy hoặc văn bản điện tử như fax, telex, hành vi thì có thể có quẹt thẻ tín dụng, dùng thẻ thành viên do đó thì điều luật này ngày càng khơng phù hợp. Theo đó pháp luật nước ta có thể xem xét thay đổi quy định này như trong pháp luật quốc tế tại điều 1.2 Bộ nguyên tắc UNIDROIT quy định: “Bộ nguyên tắc UNIDROIT không bắt buộc hợp đồng, tuyên bố hay bất kỳ một hành vi nào khác phải được giao kết hay chứng minh bằng một hình thức đặc biệt. Chúng có thể được chứng minh bằng bất kỳ cách thức nào, kể cả bằng nhân chứng”. Bởi nguyên tắc này được công nhận trong bộ luật dân sự nhiều nước trên thế giới và nó được đánh giá là phù hợp với điều kiện giao dịch thương mại quốc tế khi mà các bên giao kết hợp đồng trên mục đích lợi nhuận.

3.2.1.2 Cần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật về HĐMBHH.

Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật còn nhiều bất cập, dù các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về vấn đề pháp lý đó tuy nhiên các bên trong quá trình thực hiện lại gắng dựa trên những sơ hở pháp luật để tìm cách lách luật, đồng thời khi xảy ra tranh chấp về giao kết HĐMBHH nếu sự việc khơng được giải quyết một cách nhanh chóng thì sẽ gây ra các thiệt hại khơng đáng có cho các bên chủ thể. Do đó nhà nước cần nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật, thường suyên rà sốt q trình thực hiện của các bên chủ thể để phát hiện một cách nhanh nhất các vấn đề pháp lý có thể xảy ra trong thực tiễn và kịp thời đưa ra biện pháp khắc phục.

Để làm được điều đó thì:

Trước hết các cán bộ cơng chức, những người làm về pháp luật phải là những người có trình pháp luật. Cán bộ cần phải có trình độ cao, hiểu biết sâu rộng về pháp

luật, đặc biệt là phải hiểu rõ thực tế, có như thế khi xây dựng pháp luật mới có ý nghĩa thực tiễn. Cụ thể là trong lĩnh vực HĐMBHH thì các cơ quan như: Chính phủ, Bộ Tài chính, các sở, phịng, ban chun mơn phải có kế hoạch để phổ biến pháp luật cho các doanh nghiệp để họ nắm rõ các quy định pháp lý , từ đó vận dụng chính xác tinh thần pháp luật mà văn bản đưa ra.

Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân một cách rộng rãi về chế định hợp đồng trong các văn bản luật. Bộ luật Dân sự 2015 và

Luật thương mại 2005 là những văn bản quan trọng của hệ thống pháp luật nước ta. Do vậy, chúng có ảnh hưởng và tác động rất lớn đến đời sống dân cư cũng như sự phát triển kinh tế xã hội. Việc tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung những văn bản pháp luật này là rất cần thiết; và có thể thực hiện thơng qua nhiều phương tiện khác nhau như: báo chí, phát thanh, truyền hình, internet… Để việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao nên phân loại đối tượng theo lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, dân tộc… để có các hình thức, nội dung tuyên truyền phù hợp. Cần tiến hành giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của doanh nghiệp khi thực hiện pháp luật về hợp đồng một cách rộng rãi. Việc giải đáp pháp luật được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như bằng văn bản, thông qua mạng điện tử, thông qua điện hoặc đối thoại trực tiếp.

3.2.2. Kiến nghị đối với Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Khởi Đạt

Hoạt đồng mua bán hàng hóa là lĩnh vực phát triển mạnh mẽ nhưng lại thường xảy ra tranh chấp. Do vậy, trước khi ký kết, công ty nên soạn thảo sẵn các mẫu hợp đồng chặt chẽ và hợp pháp để vừa không bị vô hiệu, lại vừa hạn chế được tranh chấp xảy ra, tránh tạo ra kẽ hở cho đối tượng xấu lợi dụng để vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho công ty. Việc soạn thảo nên nhờ luật sư hoặc là người am hiểu về pháp luật đảm nhiệm. Cần quy định cụ thể các điều khoản của hợp đồng như:

Thứ nhất, hiện nay hầu hết các HĐMBHH của cơng ty vẫn cịn dùng tên gọi là

Hợp đồng kinh tế, thuật ngữ này sớm đã khơng cịn phù hợp nữa, tuy niên cơng ty vẫn còn nhiều sự nhầm lẫn điều này địi hỏi cơng ty cần phải tìm hiểu thật kỹ càng về những văn bản pháp luật đã thay đổi để áp dụng cho phù hợp.

Thứ hai, thời điểm chuyển rủi ro cũng là một vấn đề mà Công ty cổ phần thương

mại và dịch vụ Khởi Đạt phải chú ý tới khi giao kết hợp đồng. Thực tế có những hợp đồng cơng ty ký kết với khách hàng mà khơng có điều khoản quy định về thời điểm chuyển rủi ro, nhưng rất may là lại khơng có vấn đề gì xảy ra trong q trình các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình, thế nên vấn đề chuyển rủi ro khơng được chú ý tới. Tuy nhiên, những hợp đồng sau này công ty ký kết nên có điều khoản quy định rõ ràng thời điểm chuyển rủi ro, vì như thế sẽ xác định được cụ thể trong trường hợp có rủi ro xảy ra đối với hàng hóa, các bên sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào, tránh tình trạng vì khơng có thỏa thuận và quy định trong hợp đồng nên các bên lẩn tránh, đổ trách nhiệm cho nhau. Và như vậy thì tranh chấp là điều khó tránh khỏi, làm ảnh hưởng đến uy tín và mối quan hệ bạn hàng giữa hai bên.

Thứ ba, một điều khoản cũng hết sức cần thiết là điều khoản bất khả kháng. Bất

hưởng trực tiếp đến thực hiện hợp đồng đã ký. Đó là các sự kiện thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất. núi lửa, chiến tranh,…. Việc không qui định rõ điều này thì rất dễ bị bên vi phạm lợi dụng để thoái thác trách nhiệm dẫn đến thiệt hại cho cơng ty vì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm hợp đồng khơng phải chịu trách nhiệm về tài sản. Do đó khi ký kết, giao kết hợp đồng, trong điều khoản này công ty nên qui định thêm trường hợp bất khả kháng và qui nghĩa vụ của bên gặp sự kiện bất khả kháng.

Thứ tư, điều khoản về giải quyết tranh chấp hợp đồng cũng cần được công ty lưu

ý đến khi soạn thảo hợp đồng. Thoả thuận được nêu ra như sau : Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì vướng mắc hai bên A, B gặp gỡ, trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ thương lượng giải quyết kịp thời. Nếu trường hợp khơng đạt được thỏa thuận thì việc giải quyết sẽ được thơng qua tịa án kinh tế tỉnh Quảng Ninh. Theo như những quy định của điều khoản này thì nếu cơng ty có xảy ra tranh chấp cũng khơng áp dụng được phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp. Bên cạnh đó, hình thức của hợp đồng cũng nên được sử dụng đa dạng hơn. Hình thức ký kết bằng văn bản là hình thức chủ yếu trong việc giao kết hợp đồng của công ty từ trước đến nay. Công ty nên mở rộng các hình thức ký kết HĐMBHH tạo điều kiện thuận lợi trong trường hợp các đối tác ở xa, không thuận tiện cho việc đi lại để giao kết hợp đồng trực tiếp. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường ln có sự biến đổi, cơng nghệ thơng tin phát triển nhanh

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)