Thực trạng pháp luật về quy trình giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 41 - 47)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh về giao kết HĐMBHH

2.2.5 Thực trạng pháp luật về quy trình giao kết hợp đồng

2.2.5.1 Về đề nghị giao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết HĐMBHH không được quy định tại LTM 2005 do đó ta sẽ dẫn chiếu đến một số quy định chung về đề nghị giao kết hợp đồng tại BLDS 2015

Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể

hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”

Đề nghị giao kết hợp đồng bản chất là ý chí của một bên chủ thể mong muốn xác lập hợp đồng với chủ thể khác theo những điều kiện xác định, đề nghị giao kết hợp đồng là sự thể hiện ý định giao kết và chịu sự ràng buộc về đề nghị đối với bên được đề nghị đã được xác định trước hoặc tới công chúng. BLDS 2015 và cả LTM 2005 đều không quy định hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng nhưng về nguyên tắc, hình thức của đề nghị giao kết phải phù hợp với hình thức của hợp đồng theo đó đề nghị giao kết hợp đồng được thể hiện bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể hoặc kết hợp giữa các hình thức này.

Ý chí của một bên chủ thể chỉ được coi là đề nghị giao kết hợp đồng khi thỏa mãn các yếu tố sau:

Thứ nhất, đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện ý chí muốn giao kết của bên gửi đề nghị tới bên được đề nghị. Nội dung của đề nghị cần mang tính xác định, mơ tả những nội dung chủ yếu của hợp đồng.

Thứ hai, đề nghị giao kết phải được gửi đến chủ thể xác định hoặc gửi đến công chúng. Nếu BLDS 2005 đề nghị giao kết hợp đồng phải được gửi đến chủ thể xác định cụ thể thì hiện nay, đề nghị giao kết hợp đồng cũng có hiệu lực nếu được gửi tới cơng chúng. Điều này làm cho danh giới của đề nghị giao kết với những quảng cáo thông thường trở nên khó xác định hơn và đây là căn cứ để đề nghị giao kết hợp đồng của cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo bằng tờ ròi, trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên điện thoại di động hoặc trong địa chỉ email của cá nhân nếu nội dung quảng cáo có chứa các dấu hiệu là đề nghị giao kết hợp đồng thì sẽ phải chịu trách nhiệm về nội

dung đã cam kết đó[12]. Trường hợp này tương đồng với quy định của một số nước trên thế giới liên quan đến đề nghị giao kết đối với công chúng.

Thứ ba, bên đề nghị phải chịu trách nhiệm với lời đề nghị của mình. Sự rằng buộc của đề nghị được hiểu rằng trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng khi có thiệt hại phát sinh. Thời điểm giao kết hợp đồng thường được bên đề nghị ấn định. Trường hợp bên đề nghị khơng ấn định thì hiệu lực của giao kết hợp đồng được xác định khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác. Căn cứ xác định bên được đề nghị đã nhận được đề nghị giao kết được quy định khác nhau: Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân, được chuyển đến trụ sở nếu bên được đề nghị là pháp nhân, hoặc đề nghị được đưa vào hệ thống thơng tin chính thức của bên được đề nghị; Bên được đề nghị biết được về đề nghị giao kết hợp đồng thơng qua các phương thức khác.

Đề nghị giao kết có thể được thay đổi, rút lại trong các trường hợp nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị. Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.

Ngay cả trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng chưa chấm dứt hiệu lực, bên đề nghị giao kết cũng không bị rằng buộc trách nhiệm với lời đề nghị giao kết nếu thay đổi hoặc rút lại đề hoặc hủy bỏ đề nghị. Thay đổi và rút bớt đề nghị giao kết hợp đồng được sử dụng trong trường hợp thu hồi đề nghị giao kết hợp đồng khi đề nghị này chưa có hiệu lực. Tuy nhiên đề nghị giao kết hợp đồng được rút lại hoặc thay đổi một cách hợp pháp khi thuộc một trong hai trường hợp: bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị; hoặc điều kiện thay đổi, rút bớt đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ việc được thay đơi, rút đề nghị khi có điều kiện đó phát sinh.

Ngồi ra vì một số lý do nhất định, bên đề nghị có thể hủy bỏ đề nghị điều này được pháp luật quy định như sau:

Điều 394 BLDS 2015 quy định chấm dứt đề nghị giao kết trong các trường hợp sau:

- Bên nhận được đề nghị giao kết trả lời không chấp nhận; - Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

- Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; - Khi thơng báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực;

- Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời.

Tuy nhiên việc hủy bỏ đề nghị bên đề nghị phải nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đề nghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Như vậy pháp luật có quy định rõ ràng về đề nghị giao kết hợp đồng từ khái niệm, hiệu lực cũng như thay đổi rút lại đề nghị hủy bỏ đề nghị...

Tuy nhiên có thể thấy một số vấn đề trong khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng còn chưa cụ thể, rõ ràng, dẫn đến gây nhiều khó khăn cho q trình áp dụng. Thực tế, quy định về đề nghị giao kết theo BLDS 2005 có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một là, lời đề nghị phải được gửi đến bên được đề nghị cụ thể, chứ không phải chung chung. Hai là, đề nghị không gửi đến “đích danh” một chủ thể nào nhưng lời đề nghị có nêu rõ nội dung và chủ thể được đề nghị.

Khác so với BLDS 2005, khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng”. Quy

định mới này đã lược bỏ cụm từ “cụ thể” của quy định cũ đồng thời mở rộng thêm chủ thể là “công chúng”. Như vậy, với quy định mới, khái niệm “đề nghị giao kết hợp đồng” mang tính bao quát và phù hợp hơn cho thực tiễn áp dụng. BLDS 2015 thay đổi mang lại sự hợp lý hơn cho hoạt động đề nghị giao kết hợp đồng nói chung và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng

2.2.5.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

Sau khi nhận được đề nghị giao kết HĐMBHH, bên được đề nghị có thể: Chấp nhận; Từ chối; Sửa đổi hợp đồng.

Xét riêng về chấp nhận đề nghị được quy định tại BLDS 2015

Tại điều 396 luật dân sự 2015 có quy định: “Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”.

Theo quy định này ta có thể thấy:

Thứ nhất, bên đề nghị phải chấp nhận toàn bộ nội dung lời đề nghị

Thứ hai, bên được đề nghị phải trả lời trong thời gian do bên đề nghị ấn định hoặc hai bên thỏa thuận hoặc theo thói quen giao kết hợp chung giữa hai bên.

Khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó; Nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này coi như một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời. Khi bên đề nghị không nêu rõ thời hạn trả lời thì việc chấp nhận chỉ có hiệu lực

nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Ngoài ra trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng đến chậm vì lý do khách quan thì thơng báo chấp nhận vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp các bên đề nghị trả lời ngay không đồng ý với chấp nhận của bên đề nghị. Quy định này giống với quy định trong CƯV 1980

Khi các bên trực tiếp giao kết với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc phương tiện khác thì đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc khơng chấp nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời.

Như vậy chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng. Khi bên được đề nghị chấp nhận thì lúc này đề nghị giao kết hợp đồng được coi như là một thỏa thuận có sự ràng buộc giữa hai bên. Trong trường hợp mà bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó, nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng nhận được trả lời khi đã hết hạn trả lời thì chấp nhận này được coi như đề nghị mới của bên chậm trả lời. Trong trường hợp thông báo chấp nhận giao kết đến chậm vì lý do khách quan mà bên đề nghị biết hoặc phải biết về lý do khách quan này thì thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng vẫn còn hiệu lực trừ trường hợp bên đề nghị trả lời ngay khơng đồng ý với chấp nhận đó của bên được đề nghị.

Ngồi ra bên được đề nghị có thể rút lại thơng báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo về việc rút lại này được đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đè nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Trên thực tế, trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể dưới nhiều hình thức như gặp trực tiếp, gửi thông báo;... sự im lặng của bên đề nghị sau khi nhận được đề nghị giao kết thường không được coi là chấp nhận trừ trường hợp giữa các bên đã có thỏa thuận hoặc thói quen kinh doanh được xác lập giữa các bên. Tuy nhiên vấn đề này trước đây còn gặp nhiều ý kiến trái chiều bởi sau khi đề nghị được chuyển đến người nhận, người này có thể trả lời chấp nhận, từ chối hoặc sửa đổi đề nghị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trong q trình giao kết, đơi khi một bên khơng nói rõ quan điểm của mình. Nói cách khác, họ đã im lặng trong thời điểm này. Như vậy, im lặng có được xem là giao kết hợp đồng hay không? Vấn đề này đã tồn tại trong BLDS 2005, tuy nhiên đến BLDS 2015 đã được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp hơn. Theo đó, Điều 393 BLDS 2015 có bổ sung thêm quy định mới mà trước đó chưa tồn tại trong BLDS 2005: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị

giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.

Về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng, khi bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, nếu đề nghị giao kết hợp đồng có ấn định thời hạn trả lời

thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó. Vậy trong trường hợp nếu bên đề nghị không ấn định thời hạn trả lời thì sẽ như thế nào? Vấn đề này chưa được nêu trong BLDS 2005. BLDS 2015 (khoản 1 Điều 394) đã bổ sung thêm quy định này, theo đó khi bên đề nghị khơng nêu rõ thời hạn trả lời thì việc trả lời chấp nhận chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện trong một thời hạn hợp lý. Quy định mới này đã lấp được “khoảng trống” cho trường hợp khi đề nghị giao kết không nêu thời hạn.

Như vậy về cơ bản BLDS 2015 ra đời với các quy tắc chung trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đã khắc phục được một số điểm bất cập của hoạt động này.

2.2.5.3 Thời điểm giao kết hợp đồng.

Về thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, nguyên tắc chung hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Thời điểm giao kết hợp đồng được quy định khác nhau phụ thuộc vào cách thức giao kết và hình thức của hợp đồng. Theo Điều 404 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thời điểm giao kết hợp đồng dân sự “1. Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết.

2. Hợp đồng dân sự cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kế t.

3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.”

Theo đó có thể xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán như sau:

Hợp đồng được giao kết trực tiếp bằng văn bản thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản.

Hợp đồng được giao kết gián tiếp bằng văn bản (thông qua các tài liệu giao dịch): hợp đồng được giao kết khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng.

Hợp đồng được giao kết bằng lời nói: thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Đây cũng là thời điểm để xác định thời điểm giao kết khi hợp đồng được giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản.

Trong trường hợp các bên thỏa thuận hoặc pháp luật khác có quy định sự im lặng của bên đề nghị cho đến khi hết thời hạn trả lời là căn cứ xác định hợp đồng đã giao kết thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

Theo quy định hiện hành, hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác (Điều 405 BLDS 2015).

BLDS 2015 ra đời đã khắc phục được các bất cập của BLDS 2005 trước đó: BLDS 2005 chỉ nêu về trường hợp im lặng là giao kết nếu trong hợp đồng các bên có thoả thuận, nhưng khơng có quy định về thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. BLDS 2015 quy định rõ ràng hơn khi đưa ra quy định thời hạn của “im lặng là đồng ý” là thời điểm cuối cùng của thời hạn theo thoả thuận trước đó bởi các bên.

Đồng thời, BLDS cũ chỉ đề cập tới một hình thức chấp nhận trên văn bản là chữ ký nhưng trong thực tế có thể có chấp nhận hợp đồng theo hình thức khác như điểm chỉ, đóng dấu. Điều 400 BLDS 2015 đã bổ sung “thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”.

Điều kiện chung trong giao kết hợp đồng. Điều 406 quy định: Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thực tiễn thực hiện tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ khởi đạt (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)