1.1 .Tính cấp thiết của vấn đề
3.1.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc của công
công ty cổ phần may Long Mã từ năm 2014-2016.
Phần lớn công ty Long Mã xuất khẩu hàng dệt may qua hình thức nhận được các đơn đặt hàng từ các cơng ty nước ngồi và gia cơng chiếm hơn 80% doanh thu, cịn lại là gia công cho các hãng nội địa.
Trong khoảng thời gian từ 2014-2016 doanh thu từ hoạt động gia công không ngừng tăng lên. Thị trường nước ngồi là thị trường gia cơng chủ yếu của cơng ty cổ
phần Long Mã , trong đó các thị trường cụ thể là: Lào, Hàn Quốc, Hồng Kông và Đài Loan.
Biểu đồ 3.1 : Tỉ lệ phần trăm kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường từ năm 2014 đến năm 2016
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
0 20 40 60 80 100 120
Tỉ lệ phần trăm kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường
Trong đó doanh thu từ hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc luôn chiếm hơn 35% trong tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty.Mặc dù đứng sau Lào (là thị trường nhập khẩu hàng dệt may cao nhất của công ty Long Mã) nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì Hàn Quốc lại cao hơn. Và Hàn Quốc được nhận định là thị trường tiềm năng của cơng ty ,mà cơng ty sẽ có những định hướng trong tương lai để xâm nhập sâu hơn , khai thác thị trường này trở thành thị trường chính trong hoạt động xuất khẩu của cơng ty.
3.1.2.1 Quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc
Đối với cơng ty, Hàn Quốc là thị trường tiềm năng,có sức hút mạnh mẽ và tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong thị trường xuất khẩu của cơng ty.Hịa chung với xu hướng chung của ngành dệt may, Công ty may Long Mã đã gia tăng quy mơ của mình về hàng dệt may sang thị trường này sau Hiệp định song phương Việt Nam-Hàn Quốc có hiệu lực sau ngày 5/5/2015.Ta có số liệu về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc
Thị trường Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
GT (tỷ đồng) GT (tỷ đồng) Tăng so với năm trước (%) GT (tỷ đồng) Tăng so với năm trước (%) Hàn Quốc 13,7 17,7 + 22,6 % 25,5 + 30,6% Tỉ trọng(%) 35% 37% 42% Tổng KNXK 39,202 48,1 + 22,7% 60,75 + 26,3% (Nguồn: Phịng Kế tốn)
Có thể thấy, Hàn Quốc là thị trường tiềm năng có tốc độ tăng trưởng có xu hướng tăng theo các năm trong giai đoạn 2014-2016.Năm 2014, Doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc là 13,7 tỷ đồng chiếm 35% tổng doanh thu. Năm 2015 tăng thêm 22,6% so với năm trước lên tới 17,7 tỷ đồng, chiếm 37% tổng doanh thu của công ty. Sau khi Hiệp định song phương được kí kết giữa hai nước Hàn- Việt, cơng ty may Long Mã đã gặp được thuận lợi khi xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường này.Năm 2016, giá trị xuất khẩu chiếm 42% trong tổng doanh thu, tăng hơn 30% giá trị so với năm trước.Đây là năm có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường Hàn Quốc kể từ khi công ty được thành lập.
Đây là thị trường tiềm năng của công ty, bởi thương hiệu” made in Vietnam” ngày càng được người Hàn ưa chuộng bởi chất lượng và giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, yếu tố sản phẩm chất lượng đồng đều khiến công ty ngày càng trở nên nhận được nhiều đơn đặt hàng của thị trường Hàn Quốc ngày càng nhiều.
3.1.2.2 So sánh kim ngạch từng nhóm hàng dệt may được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc
Hàng dệt may của công ty may Long Mã sang thị trường Hàn Quốc đáp ứng nhu cầu của tẩng lớp bình dân tại thị trường này.Các sản phẩm chính của cơng ty xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đó là: áo sơ mi, áo Jacket, quần âu,đồng phục học sinh và
các loại khác như : đồ thể thao, đồng phục nhân viên…. Các mặt hàng này đơn giản,giá rẻ nên được người dân có thu nhập thấp-trung bình lựa chọn nhiều.
Cơ cấu mặt hàng dệt may của công ty sang thị trường Hàn Quốc được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3.2 : Cơ cấu mặt hàng dệt may của công ty sang thị trường Hàn Quốc từ năm 2014-2016
Mặt hàng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
GT (tỷ đồng) Tỉ trọng (%) GT (tỷ đồng) Tỉ trọng (%) GT (tỷ đồng) Tỉ trọng (%) Áo sơ mi 1,69 14,4 2,34 13,9 3,78 14,8 Áo Jacket 3,45 29,3 4,12 24,5 5,75 22,5 Quần âu 4,82 40,1 6,61 39,3 11,2 43,9 Đồng phục học sinh 1,04 8,8 1,98 11,9 2,67 10,5 Các loại khác 0,76 7,4 1,75 10,4 2,1 8,3 Tổng KNXK sang thị trường Hàn Quốc 13,76 100 17,7 100 25,5 100 (Nguồn: Phịng Kế tốn)
Từ bảng trên có thể thấy,quần âu là mặt hàng xuất khẩu chính của cơng ty sang thị trường Hàn Quốc bởi mặt hàng này mẫu mã của nó khá đơn giản, khơng cầu kì cho nên rất dễ may. Tỉ trọng của quần âu luôn chiếm khoảng 40% trong tổng số cơ cấu sản phẩm dệt may của công ty sang thị trường Hàn Quốc từ năm 2014-2016. Năm 2014, chiếm 40,1% nhưng năm 2015 mặc dù giá trị xuất khẩu mặt hàng này tăng lên 6,61 tỷ đồng nhưng tỉ trọng lại giảm một chút còn 39,3% bởi số lượng đơn đặt hàng gia công và xuất khẩu trực tiếp của các mặt hàng khác nhiều hơn.Năm 2016, con số này lại tăng trở lại lên 43,9 % trong tổng số cơ cầu mặt hàng.
Đứng ở vị trí số hai trong cơ cấu các sản phẩm dệt may xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc là áo jacket. Hầu hết, công ty nhận xuất khẩu áo jacket theo các đơn gia cơng từ Hàn Quốc cịn xuất khẩu trực tiếp thì rất ít, cho nên việc xuất khẩu mặt
hàng này phụ thuốc rất lớn vào các đơn đăt hàng.Năm 2014, doanh thu từ áo jacket sang Hàn Quốc chiếm 29,3% và giảm dần theo các năm: năm 2015 là 24,5% và 22,5% năm 2016.
Áo sơ mi luôn chiếm tỷ trọng doanh thu khá ổn định nhất trong các mặt trong tổng doanh thu xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc, chiếm khoảng từ 14%-15% trong giai đoạn 2014-2015.
Đồng phục học sinh và các mặt hàng khác ( đồng phục nhân viên, đồ thể thao…) cũng giống như áo jacket là công ty nhận gia công theo đơn hàng từ các công ty Hàn Quốc và phục thuộc theo số lượng của đơn hàng này, công ty mới thực hiện sản xuất. Năm 2014, doanh thu từ đồng phục học sinh 8,8% trong tổng doanh thu sản phẩm dệt may sang Hàn Quốc.Tăng lên 11,9 % năm 2015 và giảm xuống 10,5% năm 2016. Các mặt hàng khác có tỷ trọng: 7,4% ; 10,4% ; 8,3% tương tự theo các năm 2014, 2015,2016.