.Định hướng phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty may long mã sang thị trƣờng hàn qu c (Trang 40)

Trong việc nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc, Công ty may Long Mã đã có 3 định hướng phát triển:

Một là , định hướng phát triển sản phẩm : Nâng cao chất lượng theo các tiêu

chuẩn quốc tế ,tạo sự khác biệt cho các sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh trong ngành và cạnh tranh xuất khẩu với các công ty dệt may khác trên thị trường trong và ngoài nước, từng bước xây dựng thương hiệu .

Hai là, đầu tư cho sản xuất : Xây dựng một hệ thống sản xuất ,cung ứng hiện đại

từ quá trình đầu vào là nguồn nguyên vật liệu, hệ thống dự trữ nguồn nguyên vât liệu, quá trình thiết kế, sản xuất sản phẩm , quá trình lưu kho sản phẩm cho đến quá trình xuất khẩu sản phẩm dệt may.

Ba là,bảo vệ môi trường : Định hướng này nhằm mục đích phát triển tồn bộ việc

nâng cao xuất khẩu hàng dệt may một các tồn diện, cơng ty khơng chỉ chú trọng việc nâng cao xuất khẩu hàng dệt may đem lại lợi nhuận cho công ty mà mang lại lợi ích cho đất nước .Bảo vệ môi trường tuân theo các yêu cầu,quy định của các tiêu chuẩn quốc tế nhưng ISO 14000, các quy định trong luật pháp nước nhà, đẩy mạnh việc áp

dụng công nghệ mới trong sản xuất theo hướng thân thiện và quan trọng hơn là đáp ứng các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc.

4.2.Một số giải pháp giúp thúc đẩy năng lực cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường Hàn Quốc.

Hàn Quốc là thị trường trọng điểm của công ty mà công ty muốn hướng tới phát triển thị trường của mình.Vậy để nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hàn Quốc ,cơng ty cần có những biện pháp để tháo gỡ những khó khăn ,tồn tại và khai thác những cơ hội mà thị trường này mang lại.

4.2.1 Tập trung phát triển nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường.Trong thực tế, Công ty may Long Mã thiếu những cán bộ am hiểu về thị trường Hàn Quốc, các nhà thiết kế giỏi,các nhân viên tiếp thị và bán hàng.Do đó, cơng ty cần phải đầu tư vào nguồn nhân lực để có thể đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình trên thị trường này.Cơng ty cần đầu tư vào nguồn nhân lực bằng con đường đào tạo và phát triển nhân lực.

Công ty cần phải kết hợp với các trường đại học, Bộ Thương Mại với các ngành có liên quan tổ chức các khóa học tìm hiểu về thị trường Hàn Quốc cho các sản phẩm dệt may.Về lâu dài, công ty cần phải đưa các cán bộ đi học tại thị trường Hàn Quốc để có thể hiểu biết về thị trường Hàn Quốc như họ là người dân đó.Như vậy, ngồi những điều họ học qua sách báo, họ sẽ học được thêm những kinh nghiệm , kiến thức từ thực tế sẽ là hành trang giúp họ tự tin đàm phán với những nhà kinh doanh Hàn Quốc.Và trong quá trình cử họ đi đào tạo , cơng ty có thể kết hợp việc học tập của họ với việc thu thập thêm thông tin về xu hướng tiêu dùng, các mẫu mã ,chiến lược cạnh tranh mà đối thủ áp dụng.

Tuyển dụng và đào tạo nhân viên thêm các kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu, marketing quốc tế, ngoại ngữ để bổ sung vào đội ngũ nhân viên của công ty.

Tuyển dụng nhân viên thiết kế giỏi để đẩy mạnh công tác thiết kế.Kết hợp với việc đào tạo lại đội ngũ nhân viên thiết kế của công ty. Công ty cần đầu tư, khuyến khích nhân viên của mình tham gia các khóa học để nâng cao trình độ chun mơn,trình độ ngoại ngữ,…của mình.

4.2.2 Có sự chủ động về nguồn nguyên vật liệu và đầu tư các trang thiết bịhiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất. hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất.

Việc chủ động tìm nguồn nguyên liệu tới từ các đối tác khác sẽ góp phần làm đa dạng nguồn nguyên vật liệu, tránh sự lệ thuộc vào nguồn cung từ một thị trường. Doanh nghiệp sớm chủ động nguồn nguyên liệu sẽ nhanh chóng hồn thiện quy trình sản xuất kinh doanh, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững dù cả trong những bối cảnh khó khăn.Cơng ty chủ động nguồn nguyên vật liệu để đáp ứng những lô hàng theo yêu cầu của bên nhập khẩu về số lượng lớn, cũng nhưng về lượng…Bên cạnh đó, cơng ty có thể tránh được những rủi ro khơng đáng có trong q trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

Đầu tư các trang thiết bị máy móc sản xuất hàng dệt may là một trong những yếu tố quan trọng trong các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu hàng dệt may của công ty.Việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại giúp công ty gia tăng năng suất lao động , sản xuất sản phẩm với chất lượng đồng đều, giảm các chi phí nhân cơng và các chi phí khác. Cùng với việc đầu tư máy móc trong sản xuất ,cơng ty cũng nên đầu tư hệ thống máy tính và hệ thống phần mềm quản lý , nhằm quản lý nhân viên và sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

4.2.3 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương

Khách hàng chỉ biết tới cơng ty khi họ được được thấy nó và trực tiếp thử nghiệm nó, và rồi họ sẽ tin tưởng và dùng lại sản phẩm của công ty trong những lần tiếp theo.Vì thế, cơng ty cần giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng , với người tiêu dùng thông qua việc xúc tiến , quảng bá về sản phẩm, hình ảnh của Cơng ty.Các biện pháp đẩy mạnh cho cơng tác này là:

- Tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của Cơng ty tới khách hàng .

- Cho ra các catalogue về sản phẩm của công ty với các sản phẩm độc đáo mang tính thời trang tạo ấn tượng với khách hàng.

- Một số biện pháp khác để marketing cho thương hiệu của công ty là thông qua quảng cáo.Cơng ty có thể sử dụng các hình thức quảng cáo khác nhau như: quảng cáo qua báo chí, ấn phẩm,áp phích… hay quảng cáo trên truyền hình hoặc có thể kết hợp các phương thức này với nhau để mang lại hiệu quả hơn.

4.3.4 Áp dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến vào q trình sản xuất và quản lý

Cơng ty áp dụng hiệu quả khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất điều này sẽ mang lại chất lượng sản phẩm đồng đều và tốt hơn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Bên cạnh này việc áp dụng các máy móc, thiết bị hiện đại sẽ làm giảm bớt các nguồn nhân lực tham gia vào q trình sản xuất, giúp cơng ty tiết kiệm chi phí trả lương cho cơng nhân.Ngồi ra, các hệ thống phần mềm và thiết bị quản lý, sẽ giúp ban quản lý của cơng ty có thể giám sát cơng nhân lao động trong quá trình sản xuất ra sản phẩm. Đồng thời, có thể kiểm sốt chất lượng sản phẩm một các tốt, tránh sự mắc lỗi .

4.3.5 Xây dựng chính sách đãi ngộ nhân viên

Để thúc đầy nhân viên làm việc một cách có hiệu quả nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm,công ty cần chú trọng đến việc xây dựng chính sách về lương, thưởng hấp dẫn theo chính sách và luật lao động của Nhà Nước đặt ra , cùng với việc tạo điều kiện môi trường làm việc tốt cho nhân viên. Bên cạnh đó, cơng ty cần quan tâm đến đời sống và chăm lo cho cuộc sống của họ, điều này sẽ giúp các công nhân sẽ trung thành với cơng ty, tình trạng nghỉ việc làm cơng ty mất nhiều công sức đào tạo cho nhân viên mới.

Cơng ty cần có những chính sách đãi ngộ cho nhân viên như thăng chức, thăng các bậc lương ,thưởng…. cho nhân viên nhằm thu hút và giữ chân những nhân tài.

4.3. Một số kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ,ngành liên quan

4.3.1.Đối với các Hiệp Hội,Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam

3.3.1.1 Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường Hàn Quốc

Sự hỗ trợ từ các Phòng, Ban ngành dệt may cho các doanh nghiệp trong công tác này được thể hiện qua công tác xúc tiến thương mại:

- Bộ Thương mại nên tăng cường tổ chức hoặc liên hệ cho các doanh nghiệp ngành dệt may tham gia các hội chợ chuyên ngành dệt may ,hội chợ hàng tiêu dùng tại Hàn Quốc và hỗ trợ một phần chi phí cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ.

- Thương vụ Việt Nam ở Hàn Quốc chịu trách nhiệm cung cấp thông tin chung về thị trường Hàn Quốc như quy mô,tốc độ tăng trưởng, xu hướng tiêu dùng ,sức mua… của ngành dệt may và các thông tin về đối thủ cạnh tranh nước ngoài hay quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may là thông tin về các nhà nhập khẩu Hàn Quốc.

- Các Hiệp Hội,Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam cùng với các cơ quan Chính Phủ sẽ là cầu nối cho các doanh nghiệp xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam với các nhà nhập khẩu Hàn Quốc có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam.Việc gắn kết này sẽ giúp các doanh nghiệp hàng dệt may Việt Nam giảm được các chi phí tìm kiếm khách hàng và có được thơng tin xác thực về nhu cầu nhập khẩu hàng của các nhập khẩu Hàn Quốc.

3.3.1.2 Phối hợp thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam còn yếu và thiếu cả đội ngũ lao động có trình độ cao và cả đội ngũ lao động trực tiếp.

Với đội ngũ lao động có trình độ cao ,ngành dệt may thiếu những thiết kế chun nghiệp có trình độ cao, có khả năng tạo ra những mẫu mã phù hợp với những yêu cầu của khách hàng ; thiếu đội ngũ cán bộ quản lý tốt, thậm chí thiếu cả những cán bộ có kiến thức am hiểu về thị trường Hàn Quốc.

Với đội ngũ lao động trực tiếp, theo như đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, khả năng sử dụng thiết bị của công nhân may Việt Nam chỉ đạt hiệu suất ở mức 75-80% trong khi đó ở các nước phát triển là 90%.Cho nên, các Ban, Hiệp Hội trong ngành dệt may cần đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ thiết kê, quản lý và đội ngũ nhân viên kinh doanh am hiểu thị trường Hàn Quốc, thông qua việc :

- Liên kết với các trường đại học có chuyên ngành về mỹ thuật, thiết kế thời trang, kinh doanh, đào tạo nghiệp vụ xuất nhập khẩu,…

- Tạo điều kiện cho các sinh viên của các trường đại học này có điều kiện xúc thực tế để rèn luyện kinh nghiệm thực tế ngay còn khi là sinh viên.

-Tổ chức các buổi trình diễn thời trang, các hội thảo về thị trường may mặc Hàn Quốc, và tổ chức các cuộc thi kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu… để có thể chọn những nhân tài phục vụ cho đất nước.

Còn đối với đội ngũ lao động trực tiếp thì các Ban , Ngành, Hiệp Hội ngành dệt may cần liên kết với các trường đào tạo công nhân may mặc nhằm tiêu chuẩn hóa các thao tác và từ đó nâng cao năng suất lao động.

3.3.2.Kiến nghị chính phủ và các bộ ngành, liên quan

3.3.2.1 Hồn thiện hệ thống luật pháp

Thuế quan sẽ tác động đến giá cả hàng hóa và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thị trường.Để giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh ,Nhà Nước cần có những chính sách ưu đãi về thuế quan.

Giảm thuế là biện pháp mà các công ty mong đợi nhất ở chính sách thuế.Ngành dệt may là ngành phải nhập khẩu với số lượng lớn nguồn nguyên vật liệu từ nước ngoài để sản xuất hàng may mặc trong nước cho nên Nhà Nước nên giảm thuế nhập khẩu cho các nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất hàng dệt may.

Nhà Nước cần có các văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp về việc thực thi luật thuế hay thơng báo cho các doanh nghiệp khi có sự thay đổi.

Hoàn thiện các quy định về thuế giúp các doanh nghiệp về thuế dễ dàng khai thuế và nộp thuế.

Ngồi các chính sách trên, Nhà Nước cần cải cách các thủ tục Hải Quan theo hướng đơn giản hóa nhằm tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang nước ngồi.

Xây dựng chế độ quản lý hạn ngạch minh bạch tránh tình trạng mua bán chuyển nhượng hạn ngạch trái phép,có kế hoạch phân bổ hạn ngạch sớm để giúp các doanh nghiệp có định hướng khi sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường này ,giảm phí hạn ngạch giúp các doanh nghiệp giảm thêm được khoản chi phí.

3.3.2.2 Hồn thiện chính sách tín dụng

Vốn là nguồn lực hạn chế của các công ty khi muốn mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.Nhà Nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn được dễ dàng và được ưu đãi thông qua:

- Phát triển hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngồi để tạo nguồn cung phong phú.

- Nới lỏng các quy định về vay vốn như tỷ lệ thế chấp, ký quỹ…Đồng thời,có các ưu đãi về lãi suất để khuyến khích các cơng ty vay vốn để kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất.

-Thu hút nguồn vốn nước ngồi thơng qua thu hút đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho ngành dệt may.

KẾT LUẬN

Như vậy có thể khẳng định thị trường Hàn Quốc là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, có nhu cầu rất phong phú và đa dạng về sản phẩm dệt may, do đó để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và không ngừng phát triển lớn mạnh hơn nữa, thì mục tiêu xâm nhập, đứng vững và dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường Hàn Quốc là nhiệm vụ tất yếu đối với công ty cố phần may Long Mã trong thời gian tới. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay mối quan hệ Việt-Hàn đang trở nên ngày càng tốt đẹp đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại của hai nước cũng như hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may sang thị trường Hàn Quốc . Song bên cạnh đó vẫn cịn khơng ít khó khăn mà cơng ty phải đối mặt khi thâm nhập vào thị trường khó tính và sức cạnh tranh hết sức gay gắt cả về phạm vi lẫn mức độ .Do vậy, để tồn tại và phát triển trên thị trường Hàn Quốc, công ty cần không ngừng nỗ lực đổi mới , tận dụng những cơ hội tiềm năng vốn có của mình mới có thể nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của công ty trên thị trường này.

Với đề tài này, tác giả mong muốn các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ phát triển mạnh hơn nữa. Và với Công ty may Long Mã, tác giả mong rằng với một số giải pháp được đề ra có thể giúp cơng ty phát triển mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu và ngày càng củng cố được uy tín, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường Hàn Quốc và các thị trường khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014- 2016

2. Bảng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may của Công ty giai đoạn 2014 -2016 3. Bảng cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng của sản phẩm dệt may

sang thị trường Hàn Quốc của Công ty giai đoạn 2014 -2016

4. PGS. TS Dỗn Kế Bơn, Giáo trình quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế- Đại Học Thương Mại, 2010

5. PGS.TS.Doãn Kế Bơn, TS.Đào Thị Bích Hịa, PGS.TS.Nguyễn Quốc Thịnh, Giáo trình quản trị tác nghiệp Thương Mại Quốc Tế,Nhà xuất bản Chính trị- Hành chính, 2009.

6. Thơng tư số 172/2010/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực hải quan.

7. Điều 3 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP: “ thương nhân được phép xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu có điều kiện thực hiện theo điều

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm dệt may của công ty may long mã sang thị trƣờng hàn qu c (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)