MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch ốp ITO của công ty TNHH thanh xoan trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

1.2.1. Khái niệm thị trường và mở rộng thị trường

1.2.1.1. Khái niệm thị trường

Có nhiều quan niệm cho rằng: “Thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hóa dịch vụ.” Bên cạnh đó nhiều nhà kinh tế cho rằng: “Thị trường là tổng hợp các lực lượng và các điều kiện, trong đó người mua và người bán thực hiện các quyết định chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người bán sang người mua”… Hiểu một cách tổng quát, thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lời giải đáp mà mỗi bên cần biết.

Theo những lý luận trên ta có thể khái niệm thị trường như sau: “Thị trường là

hàng hóa và dịch vụ cũng như các quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa”. Đó chính là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số

cầu của từng loại hàng hóa cụ thể.

Ngày nay, khi nền kinh tế phát triển ngày càng nhanh và càng phức tạp hơn, thị trường cũng biến đổi một cách nhanh chóng phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển của nền kinh tế.

1.2.1.2. Mở rộng thị trường

Mở rộng thị trường là nỗ lực của doanh nghiệp nhằm thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới. Nó có thể được hiểu theo hai nghĩa:

Thứ nhất, mở rộng thị trường theo nghĩa rộng là lôi kéo khách hàng mới, khách

hàng theo vùng địa lý, tăng doanh số bán với khách hàng cũ và mới.

Thứ hai, theo chiều sâu thì mở rộng thị trường là phân đoạn, cắt lớn thị trường để

thỏa mãn nhu cầu mn hình, mn vẻ của con người. Qua sản phẩm để thỏa mãn từng lớp nhu cầu, vừa tăng số lượng sản phẩm bán ra, vừa tạo ra sự đa dạng về chủ loại sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.

Việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là quá trình mở rộng hay tăng khối lượng khách hàng và lượng bán ra của doanh nghiệp bằng cách lôi kéo người tiêu dùng đang có nhu cầu mua hàng trở thành khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh sang tiêu thụ sản phẩm của mình. Hay mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm là việc doanh nghiệp tăng thị phần của mình bằng cách đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trong toàn bộ thị trường.

1.2.2. Nội dung mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

1.2.2.1. Nghiên cứu thị trường

Việc đánh giá chính xác thị trường hiện tại xác định đúng tiềm năng của thị trường tương lai là tiêu chuẩn quan trọng trong việc xây dựng các dự án kinh doanh thực tế và vững chắc. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp nâng cao khả năng thích ứng với thị trường của các sản phẩm do mình sản xuất ra và tiến hành tổ chức sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm hàng hóa mà thị trường địi hỏi. Có thể thấy mục tiêu của nghiên cứu thị trường đó là xác định khả năng tiêu thụ hay bán một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. Thiếu sự phân tích nghiên cứu thị trường thường xun có thể dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, sẽ tạo ra ứ đọng hàng hóa khiến lợi nhuận giảm sút và chi phí tăng.

1.2.2.2. Phân tích tiềm lực doanh nghiệp

Để đánh giá chính xác được tiềm lực của doanh nghiệp có thể phân tích các yếu tố như: tiềm lực tài chính, trình độ quản lý, độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hóa,

thị trường của mình, bất kể doanh nghiệp nào muốn thành cơng đều phải đặt ra mục tiêu của mình trong một thời kỳ nhất định. Đồng thời các yếu tố này phản ánh đúng khả năng của doanh nghiệp cũng như đảm bảo cho việc thực hiện thành công những mục tiêu đó.

1.2.2.3. Xây dựng chiến lược mở rộng thị trường

Khi xây dựng chiến lược mở rộng thị trường cần phải đảm bảo các yếu tố sau: - Xác định các mục tiêu mở rộng thị trường và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu đó. Phải chỉ ra những mục tiêu cơ bản nhất, then chốt nhất để tập trung nguồn lực vào các mục tiêu đó.

- Kết hợp độ chín muồi với thời cơ. Chiến lược khơng chín muồi thì doanh nghiệp sẽ khơng phát triển được thị trường, nhưng nếu q cầu tồn thì dễ để mất thời cơ và dẫn đến thất bại.

- Cần phải vận dụng những thế mạnh của doanh nghiệp, dự đoán được môi trường kinh doanh trong tương lai đặc biệt là dự báo được biến động của thị trường sản phẩm. Khai thác tốt lợi thế so sánh của doanh nghiệp.

1.2.2.4. Tổ chức thực hiện chiến lược mở rộng thị trường

- Lập kế hoạch trước cho chiến lược

- Xác định mục tiêu để làm tăng khả năng tiêu thụ thông qua các khách hàng - Tấn công vào thị trường

- Tiến hành hoạt động tiếp thị và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp

- Lôi kéo khách hàng tiềm năng và cả những khách hàng của đối thủ cạnh tranh

1.2.2.5. Đánh giá việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp

Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động mở rộng thị trường phải được tiến hành một cách chính xác, thường xuyên nhằm đem lại những cái nhìn đúng đắn nhất về hoạt động mở rộng thị trường để từ đó có những hành động và những bước đi hợp lý cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Điều thách thức quan trọng đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay đó là làm thế nào để xây dựng và duy trì thị trường mới trước tình hình thị trường và mơi trường biến đổi nhanh chóng như hiện nay.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch ốp ITO của công ty TNHH thanh xoan trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)