Thực trạng cầu về sản phẩm gạch ốp ITO của công ty qua ước lượng hàm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gạch ốp ITO của công ty TNHH thanh xoan trên địa bàn tỉnh (Trang 43 - 46)

1.2.3 .Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

2.2. THỰC TRẠNG CẦUVÀ HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ

2.2.2. Thực trạng cầu về sản phẩm gạch ốp ITO của công ty qua ước lượng hàm

hàm cầu

Qua bảng số liệu được thu thập và xử lý bằng phương pháp thống kê riêng, tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS để ước lượng hàm cầu sản phẩm gạch ốp ITO của công ty TNHN Thanh Xoan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Hàm cầu tổng quát có dạng: Q = a + bP + cI + dPr + eN

Hàm hồi quy mẫu có dạng: = + P + I + Pr + N

Trong đó: Q là lượng cầu vể mặt hàng gạch ốp ITO (m2)

P là giá mặt hàng gạch ốp ITO (nghìn đồng/ m2)

I là thu nhập trung bình theo quý của người dân Bắc Ninh ( nghìn đồng)

Pr là giá mặt hàng gạch ốp Viglacera của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn (nghìn đồng/ m2)

N là số lượng người dân của tỉnh Bắc Ninh (nghìn người) Kết quả ước lượng thu được mơ hình thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.2: Kết quả ước lượng hàm cầu mặt hàng gạch ốp ITO của công ty TNHH Thanh Xoan Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients T Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

1

(Constant) 41.633 265.133 .157 .880

Giá sản phẩm -1.786 .806 -.378 -2.217 .062 .216 4.636

Thu nhập người dân .089 .040 .551 2.245 .060 .104 9.617

Giá sản phẩm thay thế 1.299 .479 .550 2.713 .030 .153 6.551

Số lượng người dân .184 .171 .225 1.077 .317 .143 6.981

Nguồn: Kết quả chạy SPSS

Sau khi sử dụng phần mềm SPSS từ các số liệu thu thập được, ta thu được phương trình hàm cầu:

Q = 41,633 – 1,786P + 0,089I + 1,299Pr +0,184N

Từ mơ hình thu được ta có các nhận xét sau:

a. Ý nghĩa của các hệ số:

Về dấu của các hệ số, a là hệ số chặn Q = 41,633 khi giá sản phẩm, thu nhập của người dân, giá sản phẩm thay thế và số lượng người tiêu dùng đều bằng 0

b = -1,786 < 0, tuân theo đúng quy luật cầu, khi giá hàng hóa tăng lên thì cầu về sản phẩm gạch ốp ITO giảm. Khi giá tăng thêm một nghìn đồng thì cầu về gạch ốp

ITO giảm trung bình khoảng 1,786m2, khi các yếu tố khác không đổi.

c = 0,089 > 0, ta có thể thấy mặt hàng gạch ốp ITO là hàng hóa thơng thường, đồng thời tuân theo đúng quy luật cầu khi thu nhập tăng thì cầu về sản phẩm gạch ốp ITO tăng. Khi thu nhập tăng lên thêm một triệu đồng thì cầu về mặt hàng gạch ốp ITO

tăng trung bình khoảng 0,089m2, khi các yếu tố khác không đổi.

d = 1,299 > 0, tuân theo đúng luật cầu, khi giá của mặt hàng thay thế tăng thì cầu về sản phẩm gạch ốp ITO tăng. Khi giá của mặt hàng gạch ốp Viglacera tăng lên thêm

một nghìn đồng thì cầu về sản phẩm gạch ốp ITO tăng trung bình khoảng 1,299m2, khi

các yếu tố khác khơng đổi.

e = 0,184 > 0, tuân theo đúng luật cầu, khi số dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tăng lên thì cầu về sản phẩm gạch ốp ITO cũng tăng. Khi dân số tăng thêm một nghìn người

thì cầu về sản phẩm gạch ốp ITO tăng lên trung bình khoảng 0,184m2, khi các yếu tố

khác không đổi.

Với các giá trị P – value, mức ý nghĩa chính xác tối thiểu của các hệ số: hệ số góc = 0,062, của hệ số góc = 0,06 và của hệ số = 0,03. Như vậy với mức ý nghĩa α = 0,1 thì ước lượng của các tham số trên đều có ý nghĩa thống kê, hay các yếu tố: giá sản phẩm, thu nhập của người dân, giá sản phẩm Viglacera đều có ảnh hưởng đến cầu về sản phẩm gạch ốp ITO của công ty.

Hệ số R2 được thể hiện qua bảng kết quả sau:

Bảng 2.3: Kết quả hệ số R2 từ ước lượng hàm cầu cầu mặt hàng gạch ốp ITO của công ty TNHH Thanh Xoan

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .978a .956 .931 5.13404

Nguồn: Kết quả chạy SPSS

Dựa vào bảng kết quả trên ta thấy, hệ số R2 = 0,956 hay 95,6% phản ánh mức độ

phù hợp của mơ hình, hay có thể tin tưởng tới 95,6% rằng các tham số ước có ý nghĩa về mặt thống kê, giá trị P – value của F là 0,000 có nghĩa là trong 100% sự biến động của lượng gạch ốp ITO trung bình được tiêu thụ có thể tin tưởng tới 99% là do các biến động trong hàm hồi quy mẫu gây ra. Hay mơ hình được giải thích tới 99% sự biến động về lượng cầu sản phẩm gạch ốp ITO trung bình được tiêu thụ trong giai đoạn 2013 – 2015.

b. Đánh giá sự ảnh hưởng của các tác nhân theo độ co dãn

Tác giả thực hiện tính hệ số co dãn của cầu theo giá , theo thu nhập , theo

giá chéo được kết quả như ở phụ lục 6, ta thấy:

- Hệ số co dãn của cầu theo giá = × = -0,259, <1 vì vậy cầu mặt hàng

gạch ốp ITO là kém co dãn, không biến động nhiều bởi yếu tố giá. Khi giá mặt hàng gạch ốp tăng lên 1% thì lượng cầu đối với mặt hàng này giảm 0,259%.

- Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập = × = 0,7707. Ta thấy 0 <0,7707< 1

vì vậy mặt hàng gạch ốp ITO là loại hàng hóa thơng thường, khi thu nhập tăng thì lượng cầu đối với mặt hàng này tăng. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng 1% thì lượng cầu đối với mặt hàng này tăng 0,7707%.

- Hệ số co dãn của cầu theo giá chéo = × = 0,2943 > 0 cho thấy mặt

hàng gạch ốp Viglacera của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn là hàng hóa thay thế cho mặt hàng gạch ốp ITO của công ty TNHH Thanh Xoan. Khi giá mặt hàng gạch ốp Viglacera của Công ty Cổ phần Viglacera Tiên Sơn tăng 1% thì lượng cầu mặt hàng gạch ốp ITO của công ty TNHH Thanh Xoan tăng 0,2943%.

Kết luận: Qua kết quả phân tích trên có thể thấy yếu tố thu nhập ảnh hưởng lớn

nhất đến lượng cầu mặt hàng gạch ốp ITO của công ty TNHH Thanh Xoan. Đồng thời cầu kém có dãn theo giá, khi giá tăng thì khơng ảnh hưởng q nhiều đến cầu, cơng ty có thể sử dụng chính sách tăng giá để tối đa hóa doanh thu. Tuy nhiên nếu áp dụng chính sách này trong lâu dài sẽ làm mất đi khả năng cạnh tranh giá với các doanh nghiệp khác. Vì vậy đây chỉ là một biện pháp tạm thời và cơng ty cần có những chiến lược hiệu quả hơn để đảm bảo doanh thu vẫn có thể tăng và vẫn đảm bảo được khả năng cạnh tranh của mình.

2.2.3. Phân tích cầu về sản phẩm gạch ốp ITO của công ty qua phiếu điều tra

Để phục vụ cho cơng tác phân tích cầu và các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch ốp ITO của công ty TNHH Thanh Xoan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã phát 35 phiếu điều tra tới các cửa hàng/đại lý trên địa bàn. Phiếu điều tra được tác giả thiết kế gồm 10 câu hỏi đóng, đồng thời trong khi phát phiếu tác giả cố gắng hướng dẫn họ trả lời các câu hỏi trong phiếu cho hợp lệ. Sau đó tác giả tiến hành thu kết quả phiếu điều tra tại chỗ và tổng hợp các câu trả lời của cửa hàng/đại lý đang mua sản phẩm gạch ốp ITO của công ty. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu sơ bộ thu được về tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch ốp ITO của công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh với đối tượng điều tra là các cửa hàng/đại lý đã nhập hàng của cơng ty nhằm tìm hiểu, phân tích thực trạng cầu về sản phẩm cũng như tìm ra các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm gạch ốp ITO trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích cầu và một số giải pháp mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm gạch ốp ITO của công ty TNHH thanh xoan trên địa bàn tỉnh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)