Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn aranya, công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ du lịch haco (Trang 33 - 36)

6. Kết cấu khóa luận

2.1. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu

2.1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn Aranya

2.1.2.1. Các nhân tố chủ quan

- Quy mô, thứ hạng: Khách sạn Aranya là khách sạn 2 sao, có quy mơ nhỏ. Với quy mơ như vậy, nó tác động trực tiếp tới dung lượng lao động trong khách sạn, đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác tuyển mộ, tuyển chọn nhân viên và công tác trả thù lao lao động trong khách sạn. Mặt khác, vì quy mơ thứ hạng của khách sạn tác động tới dung lượng lao động nên nó gây ảnh hưởng khơng nhỏ tới cơng tác đào tạo, huấn luyện và công tác trả thù lao lao động trong khách sạn. Quy mô, thứ hạng của khách sạn càng lớn thì yêu cầu về hiệu quả sử dụng lao động càng lớn; trình độ chuyên mơn, trình độ ngoại ngữ, khả năng giao tiếp cũng vì thế mà được nâng lên.

- Khả năng tài chính: Khả năng tài chính của khách sạn khá tốt với tổng số vốn ở thời điểm hiện tại (năm 2014) là 24.460 triệu đồng, trong đó tổng số vốn cố định là 19.890trđ và tổng số vốn lưu động là 16.378trđ. Với khả năng tài chính như vậy đã tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn. Tuy nhiên một vấn đề khó khăn là trong thời gian qua, khách sạn đã tiến hành nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật ở bộ phận nhà hàng (sửa chữa lại tồn bộ bàn ghế, đèn trang trí,…) và bộ phận buồng (thay một số chiếc giường bị hỏng và toàn bộ chăn, ga, gối, nệm đã cũ,…), đầu tư xây dựng nhiều cơng trình mới (phịng tắm xơng hơi, …).

- Đội ngũ lao động: Tổng số lao động nhà hàng là 7 lao động. Đội ngũ nhân viên nhà hàng của KS Aranya có độ tuổi trung bình từ 20 – 26 tuổi, đội ngũ lao động trẻ có lợi thế nhanh nhẹn, nhiệt tình, được đào tạo bài bản nhưng cịn thiếu kinh nghiệm trong giao tiếp và phục vụ khách hàng, xử lý các yêu cầu phát sinh của khách. Trình độ chuyên môn của nhân viên bộ phận nhà hàng đều tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên, có một số khơng tốt nghiệp đúng chun ngành nên còn hạn chế về trình độ chun mơn nghiệp vụ. Tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và năng suất lao động.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Khách sạn Aranya có một nhà hàng Aranya trên tầng 8 với sức chứa từ 30-40 người. Nhà hàng Aranya có thiết kế nội thất với cảm giác quyến rũ và cửa hàng được nhấn mạnh để tạo ra các vị trí thoải mái nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay CSVCKT tại nhà hàng của KS Aranya được đánh giá về sự đồng bộ và hiện đại ở mức trung bình, chỉ đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của khách. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của KS cũng như khả năng thu hút khách có khả năng chi trả cao. Hơn nữa sự thiếu vắng của các thiết bị hiện đại như lò nướng, xe vận chuyển, máy hút bụi,… trong nhà hàng khiến nhà hàng sử dụng nhiều lao động sống , năng suất LĐ giảm sút làm tăng chi phí lao động trong KS nói chung và trong nhà hàng nói riêng và ảnh hưởng đến quá trình tác nghiệp của nhân viên.

- Trình độ quản lý: Nhà hàng có 2 bộ phận trực tiếp chuyên trách phục vụ là bộ phận bàn và bếp. Mỗi bộ phận ngoài người điều hành và phụ trách trực tiếp là trưởng bộ phận, cịn có trưởng ca có nhiệm vụ hỗ trợ điều hành, phân cơng, điều phối nhân viên trong mỗi ca. Quản lý nhà hàng có trình độ chun mơn cao đẳng, trình độ ngoại ngữ đạt loại C, và đã có 5 năm kinh nghiệm trong nghề. Nhờ vậy mà mọi hoạt động của nhà hàng đều được chạy theo một quỹ đạo làm việc khoa học, quán xuyến được khiến các nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn, năng suất hơn, đảm bảo tối đa hiệu quả sử dụng lao động. Hàng tuần ban giám đốc khách sạn đều đến từng bộ phận kiếm tra khả năng tác nghiệp, khả năng giao tiếp của nhân viên, dưới sự giám sát trực tiếp của các tổ trưởng và sự thường xuyên kiểm tra của ban giám đốc giúp cho nhân viên làm việc cẩn thận, có trách nhiệm hơn và tăng năng suất lao động của nhà hàng trong khách sạn. Tuy nhiên người quản lý của nhà hàng lại mang phong cách quản lý chuyên quyền dẫn đến nhiều lúc việc phân công lao động chưa hợp lý, chưa đúng với khả năng, năng lực, sở trường của từng nhân viên. - Các chính sách về lương, thưởng: Cách tính lương nhân viên cho bộ phận nhà hàng trong khách sạn được tính dựa trên năng suất lao động và chỉ tiêu doanh thu của bộ phận cũng như kết quả kinh doanh của khách sạn. Nếu doanh thu cao thì tiền lương sẽ cao và ngược lại. Điều này cũng thúc đẩy nhân viên làm việc có trách nhiệm hơn, có ý thức trong cơng việc nhằm tăng doanh thu của khách sạn, doanh thu khách sạn tăng thì tiền lương cũng tăng. Chính sách lương như vậy ảnh hưởng rất tích cực đến hiệu quả và năng suất lao động của nhân viên.

2.1.2.2. Các nhân tố khách quan

- Tính thời vụ: Do có vị trí đắc địa là nằm trong khu vực phố cổ (128 Hàng Bơng, Quận Hồn Kiếm, Hà Nội), trung tâm của thành phố Hà Nội, lượng khách du

lịch tới đây hầu như được trải đều quanh năm, do vậy tính thời vụ ít ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn.

- Nguồn khách của khách sạn: Đối tượng khách của khách sạn chủ yếu là khách cơng vụ, khách nước ngồi (chiếm khoảng 98%). Do có sự khác nhau về mặt ngơn ngữ, văn hóa,….nên có những khó khăn nhất định cho người lao động trong việc hiểu tâm lý khách hàng. Do trình độ ngoại ngữ của nhân viên có giới hạn, hạn chế về khả năng nghe, khả năng nói, do vậy khơng thể hiểu hết được mong muốn, ý nghĩ của khách hàng, dẫn đến giảm năng suấtlao động, giảm uy tín doanh thu của khách sạn.

- Giá cả của lao động trên thị trường: Ảnh hưởng trực tiếp đến khách sạn, bởi khi mức lương tối thiểu trên thị trường tăng, đồng nghĩa với việc tăng giá hàng loạt các mặt hàng nên các doanh nghiệp cũng cần tính tốn để tăng lương, tăng thưởng cho người lao động để họ có cuộc sống ổn định hơn nữa. Vào ngày 1/5/2010, các doanh nghiệp trong nước sẽ áp dụng mức lương tối thiểu mới 730.000 đồng tăng 12,3%. Sự tăng giá của lao động trên thị trường khiến người lao động tại khách sạn Aranya nói chung và tại nhà hàng của khách sạn nói riêng trong cuộc sống hàng ngày, họ không yên tâm làm việc và làm giảm hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn. Để nhân viên của bộ phận nhà hàng yên tâm làm việc KS phải bỏ ra nhiều chi phí tiền lương hơn, làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của nhà hàng, chi phí lương tăng cao, doanh thu giảm, lợi nhuận giảm kéo theo đó là sự giảm của các chỉ tiêu sức sản xuất kinh doanh và sức sinh lời của chi phí lương.

- Sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội: Tình hình kinh tế trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, biến động, vì vậy song song với cơng tác marketing thì bộ phận nhà hàng cịn phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động nhằm giảm thiểu chi phí từ đó giảm giá thành dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Chính sách của Nhà nước đối với người lao động: Việc bố trí và sử dụng phải dựa trên những quy định của nhà nước cũng như chính sách có liên quan về người lao động để người lao động phát huy được tối đa năng lực của bản thân, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Khách sạn tuân thủ theo chế độ nghỉ của Nhà nước (số buổi được nghỉ trong một tháng, trong một năm), tuy nhiên thời gian nghỉ lại không đúng như quy định của Nhà nước. Nghĩa là những ngày lễ, tết như ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, ngày 30 tháng 4, ngày mùng 1 tháng 5,… nhân viên có thể khơng được nghỉ đúng vào ngày đó mà sẽ được nghỉ bù vào những ngày khác trong tuần hoặc trong tháng hoặc trong năm. Mỗi một tháng LĐ nhà hàng của

khách sạn được nghỉ trung bình là 4 buổi có thể là vào ngày nghỉ cuối tuần nhưng cũng có thể là trong tuần.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận nhà hàng của khách sạn aranya, công ty TNHH thƣơng mại dịch vụ du lịch haco (Trang 33 - 36)